Khách ngoại quốc dễ rơi vào bẫy của công ty du lịch "ma." (Hình: báo Tuổi Trẻ) |
Ngành
du lịch Việt Nam vừa tiết lộ số đơn vị đang kinh doanh "chui" trong
ngành "kỹ nghệ không khói" này hiện nay lên đến hàng trăm. Đây là sự
kiện làm choáng váng không ít người, sau vụ 701 khách bị công ty du lịch
bỏ rơi tại Thái Lan suốt 6 ngày 5 đêm đầu tháng 6 vừa qua.
Theo báo Tuổi Trẻ, số
công ty "dởm," lừa đảo trong lĩnh vực kinh doanh du lịch hiện nay đang
tràn lan. Một trăm phần trăm trong danh sách 9 công ty du lịch đang bán
tour cho khách ngoại quốc xuất hiện trên internet, mà báo Tuổi Trẻ chọn
bất kỳ để nhờ Sở Du lịch - Thể thao Sài Gòn kiểm tra, đều là "dởm." Tất
cả đều không có giấy phép tổ chức tour du lịch ngoại quốc, nhưng họ lại
lên mạng rao bán tour công khai.
Báo Tuổi Trẻ dẫn lời một cán bộ
đại diện Sở Văn Hoá - Thể Thao và Du Lịch Sài Gòn nói rằng tuần nào
cũng lập biên bản ít nhất 6 đơn vị hoạt động "chui." Ông Nguyễn Việt
Anh, trưởng phòng Lữ hành của Sở này than thở: "Công ty kiểu này nhiều
lắm, đi phạt cả năm cũng không hết."
Ông này còn cho biết, mỗi
tuần cắt cử hai nhân viên chia nhau đi kiểm soát hoạt động của các công
ty lữ hành, vẫn không tài nào hạn chế nổi hoạt động bát nháo, trái phép
của ngành du lịch.
Cũng theo ông Nguyễn Việt Anh, Sài Gòn hiện có 809 công ty du lịch, trong đó chỉ có 458 công ty có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế. Tuy nhiên, nhiều công ty không có giấy phép bán tour quốc tế, vẫn phớt lờ quy định, hoạt động "bình thường." Hầu như tình trạng này đã được duy trì lâu nay. Chỉ khi nào có chuyện trục trặc, thì mọi việc mới vỡ lỡ, hoạt động trái phép của họ mới bị khui ra. Một trong những "mánh" làm ăn của một số người môi giới giả danh công ty du lịch là thu thập tin tức của các tổ chức muốn mua tour. Họ gom khách, chuyển cho các công ty kinh doanh chính thức để đòi tiền huê hồng, bằng một biên bản "bàn giao khách." Dư luận cho biết, vì việc kiếm tiền như thế quá dễ dàng nên số công ty "môi giới, kiếm khách, bán nước bọt, ăn huê hồng" ngày càng nhiều.
Mới đây, ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho rằng thị trường du lịch ngoại quốc hiện nay tại Việt Nam vô cùng lộn xộn.
Ông nói: "Rất nhiều công ty ma ăn cắp chương trình tour của công ty khác làm thành chương trình tour của mình để bán cho khách." Cũng theo ông, cuộc kiểm soát câu lạc bộ lữ hành Hà Nội hồi năm rồi cho thấy, tất cả thành viên của câu lạc bộ này đều hoạt động "chui."
Báo Tuổi Trẻ cho hay, số công ty "ma" thay đổi tên gọi soành soạch, với địa chỉ không rõ ràng và chỉ xuất hiện như sung vào mùa hè, lễ tết… để kiếm ăn.
Cuối cùng rủi ro lớn thuộc về khách du lịch, chưa kể giá tour tăng vọt vì có quá nhiều công ty "ma" ăn theo. (PL)
Cũng theo ông Nguyễn Việt Anh, Sài Gòn hiện có 809 công ty du lịch, trong đó chỉ có 458 công ty có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế. Tuy nhiên, nhiều công ty không có giấy phép bán tour quốc tế, vẫn phớt lờ quy định, hoạt động "bình thường." Hầu như tình trạng này đã được duy trì lâu nay. Chỉ khi nào có chuyện trục trặc, thì mọi việc mới vỡ lỡ, hoạt động trái phép của họ mới bị khui ra. Một trong những "mánh" làm ăn của một số người môi giới giả danh công ty du lịch là thu thập tin tức của các tổ chức muốn mua tour. Họ gom khách, chuyển cho các công ty kinh doanh chính thức để đòi tiền huê hồng, bằng một biên bản "bàn giao khách." Dư luận cho biết, vì việc kiếm tiền như thế quá dễ dàng nên số công ty "môi giới, kiếm khách, bán nước bọt, ăn huê hồng" ngày càng nhiều.
Mới đây, ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho rằng thị trường du lịch ngoại quốc hiện nay tại Việt Nam vô cùng lộn xộn.
Ông nói: "Rất nhiều công ty ma ăn cắp chương trình tour của công ty khác làm thành chương trình tour của mình để bán cho khách." Cũng theo ông, cuộc kiểm soát câu lạc bộ lữ hành Hà Nội hồi năm rồi cho thấy, tất cả thành viên của câu lạc bộ này đều hoạt động "chui."
Báo Tuổi Trẻ cho hay, số công ty "ma" thay đổi tên gọi soành soạch, với địa chỉ không rõ ràng và chỉ xuất hiện như sung vào mùa hè, lễ tết… để kiếm ăn.
Cuối cùng rủi ro lớn thuộc về khách du lịch, chưa kể giá tour tăng vọt vì có quá nhiều công ty "ma" ăn theo. (PL)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét