Vũ Minh
Trong phiên họp vào ngày 22 tháng 6 vừa qua tại Nam Vang, Cam Bốt, Ủy Ban Di Sản Thế Giới của Cơ Quan Giáo Dục Khoa Học Liên Hiệp Quốc (Unesco) đã chính thức công nhận Núi Phú Sĩ (thuộc 2 tỉnh Yamanashi và Shizuoka) là di sản văn hóa của thế giới. Đây là di sản thứ 17 của Nhật Bản được công nhận và là di sản thiên nhiên thứ 13. Ngoài ra, thắng cảnh có trồng nhiều thông Mihono Matsubara (thuộc tỉnh Shizuoka cách xa núi Phú Sĩ 45km) cũng được 19 nước hiện diện công nhận là 1 phần của di tích văn hóa núi Fuji dù trước đó đã bị ICOMOS (国際記念物遺跡会議 Hội đồng quốc tế tư vấn về di sản của Unesco) khuyến cáo nên loại trừ thắng cảnh này vì Mihonomatsubara cách núi Phú sĩ 45 cây số, không thể coi là một phần của núi Phú Sĩ. Năm 2003, Nhật Bản cũng đã nộp đơn xin UNESCO công nhận núi Phú Sĩ là di sản thiên nhiên, nhưng “rớt đài” với lý do: núi Phú sĩ không… thiên nhiên chút nào vì có quá nhiều rác.
Được biết đầu tiên sở Bảo tồn Di tích-Văn hóa Nhật Bản (trực thuộc bộ Giáo dục) dự định nạp đơn xin UNESCO công nhận cả cố đô Buke ở Kamakura thuộc tỉnh Kanagawa (nơi có tượng Phật Tổ A Di Đà ở chùa Kotoku rất nổi tiếng mà người ta hay gọi là tượng Phật Kamakura) là di sản văn hóa thế giới. Thế nhưng vào giờ chót, Sở Bảo tồn Di tích-Văn hóa Nhật Bản cho hay là họ chỉ nạp đơn xin cho núi Phú Sĩ và thắng cảnh Mihono Matsubaramà thôi còn cố đô Buke thì đình lại vì theo đánh giá của Sở này cố đô Buke không có nhiều di tích nên khó được UNESCO thừa nhận. Tuy nhiên, theo các tin tức hành lang từ UNESCO cho biết thì cố đô Buke ít di tích và ‘’tuổi đời’’ chưa cao mới 828 năm nên có nạp đơn cũng khó mà được thừa nhận.
Sau khi được công nhận: 30% vui – 70%….lo
Bên cạnh nỗi vui mừng, các giới chức liên quan cũng đã phải thú nhận những “nan đề” sắp phải đối phó. Một viên chức trách nhiệm phát biểu: vui 30% nhưng lo tới … 70%. Vì khi đã được công nhận rồi thì phải tuân thủ theo một số điều kiện của UNESCO đưa ra như đối sách an toàn cho người leo núi, làm thế nào để bảo tồn tốt đẹp vì di sản không chỉ là của Nhật Bản mà còn là của thế giới nữa.
Vì thế sở Bảo tồn Di tích-Văn hóa Nhật đã yêu cầu các tổ chức Tự trị ở xung quanh núi Phú Sĩ phải mau chóng lên các kế hoạch theo lời yêu cầu của UNESCO. Hai vấn đề được đặt ra là: Thứ nhất: lấy tiền đâu để bảo tồn và giảm thiểu tối đa sự soi mòn đối với di sản mà việc nhiều người leo núi sẽ gây ra? Thứ hai là làm thế nào để giữ an toàn (tai nạn, hỏa hoạn) cho người leo núi.
Theo con số mà bộ Môi trường Nhật đưa ra thì năm 2012 có khoảng 318.000 và năm nay sau khi được công nhận chắc chắn số người leo núi Phú Sĩ sẽ tăng lên khoảng 30%. Quyết định phải thu lệ phí đã được đặt ra là để vừa có tiền bảo tồn di sản vừa giảm thiểu được số người leo núi, nhưng thu phí bao nhiêu là chuyện mà các hội Tự trị và cả chính phủ Nhật đang bàn thảo. Dựa theo tình hình thực tế, lấy con số người leo núi Phú Sĩ năm 2012 làm tiêu chuẩn, các chuyên gia ngành thống kê ước tính là nếu thu 500 yen thì số người leo núi sẽ giảm 2%, thu 1000 yen sẽ giảm 5%. Muốn số người leo núi Phú Sĩ giảm 90% thì phải thu 10.000 yen. Hiện nay thì con số được coi là “trung dung” là 7000 Yen, vừa tạm thỏa mãn 2 mặt: bảo trì, duy trì đủ số người leo núi trong vòng kiểm soát được.
Cũng theo thống kê của Bộ Môi Trường thì mỗi nămcó khoảng từ 5 đến 10 người thiệt mạng khi leo núi vì nhiều lý do. Số người leo núi sẽ tăng trong những ngày sắp tới, nên đối sách về việc bảo vệ an toàn giảm thiểu tối đa tai hại cho người leo núi này cũng làm các người trách nhiệm đau đầu không ít. Tuy nhiên, lo thì lo thế, nhưng cuối cùng thì đâu cũng phải vào đó vì mọi người đều đã thấy rõ những gì phải đối phó, khoảng cách từ lúc “thấy được” cho đến “phương cách giải quyết” sẽ chỉ là một đoạn đường…. ngắn ngủi dù có chút…. chông gai.
Quí vị nào đang có ý định ngắm nhìn cảnh mặt trời lúc đẹp nhất trên đỉnh núi Phú Sĩ, và muốn… tiết kiệm tiền hãy mau chóng tính chuyện…. leo núi vì năm nay còn miễn phí chứ từ năm tới trở đi là phải đóng tiền. Thời buổi này, tiết kiệm được đồng nào hay đồng đó phải không quí vị.
Vũ Minh
Vũ Minh
0 nhận xét:
Đăng nhận xét