Nhà báo nhà văn Lê Thiệp |
Nhà
báo Lê Thiệp qua đời khoảng gần trưa ngày Thứ Sáu, 5 Tháng Bảy, tại tư
gia ở thành phố Oakton, một thị xã nhỏ thuộc phía Bắc tiểu bang
Virginia, thọ 69 tuổi.
Ông là một ký giả nổi tiếng ở miền Nam Việt Nam trước 1975 với các bản tin và ký sự rất đặc sắc từ chính trị đến các vấn đề xã hội, chiến tranh.
Ông là một ký giả nổi tiếng ở miền Nam Việt Nam trước 1975 với các bản tin và ký sự rất đặc sắc từ chính trị đến các vấn đề xã hội, chiến tranh.
Không thuộc thành
phần quân cán chính VNCH, ông không phải đi tù cải tạo dài ngày, nhưng
không chịu nổi chế độ Cộng Sản nên đã tìm đường thoát khỏi Việt Nam. Ông
vượt biên, được tàu biển đưa tới tạm cư ở Nhật và sang Hoa Kỳ định cư
từ năm 1979.
Sau một thời gian ngắn làm cán sự xã hội, đứng bán gà chiên cho KFC, ông chuyển về California hợp tác với tổ chức kháng chiến Hoàng Cơ Minh, làm tờ báo. Sau đó, ông chuyển về Virginia cùng với một số bạn mở tiệm phở.
Thời gian đầu, tiệm phở 75 ở một khu phố nhỏ của thủ đô Washington, DC, rất khó khăn, nhưng dần dần được lòng khách và trở nên khấm khá. Hiện nay, Phở 75 đã phát triển tới một số thành phố khác ở phía Bắc Virginia và một vài tiểu bang khác.
Ông không cộng tác riêng với một tờ báo nào ở hải ngoại,
nhưng thỉnh thoảng viết ký sự hoặc tạp ghi, in lại thành quyển đầu tiên
“Chân Ướt Chân Ráo” được chào đón khá nồng nhiệt. Sau đó, ông viết
truyện dài “Đỗ Lệnh Dũng” dựa trên lời kể của một sĩ quan VNCH bị Cộng
Quân bắt trên chiến trường rồi đưa ra Bắc vào lúc chiến tranh gần ngày
kết thúc. Một tác phẩm khác của ông, tạp ký “Lững Thững Giữa Đời,” cũng
được đón nhận nồng nhiệt.Sau một thời gian ngắn làm cán sự xã hội, đứng bán gà chiên cho KFC, ông chuyển về California hợp tác với tổ chức kháng chiến Hoàng Cơ Minh, làm tờ báo. Sau đó, ông chuyển về Virginia cùng với một số bạn mở tiệm phở.
Thời gian đầu, tiệm phở 75 ở một khu phố nhỏ của thủ đô Washington, DC, rất khó khăn, nhưng dần dần được lòng khách và trở nên khấm khá. Hiện nay, Phở 75 đã phát triển tới một số thành phố khác ở phía Bắc Virginia và một vài tiểu bang khác.
Ông đang viết dở dang những ghi nhận và những ý nghĩ cuối đời, chống đỡ với bệnh ung thư thì bị bệnh lôi đi.
Trong đời làm báo và trong đời sống, ông có rất nhiều bạn bè qua tính tình cởi mở, hào sảng. Bản tính cũng được mọi người hiểu là một con người ngang tàng, không sợ thế lực hay trở ngại.
Từ trái qua: Ngọc Hoài Phương, Ðỗ Ngọc Yến, Du Tử Lê, Lê Thiệp, Ðỗ Bảo Anh |
Tháng Ba vừa qua, ông làm mọi người ngỡ ngàng khi thông báo cho mọi
người biết ông đã bị ung thư giai đoạn cuối trong buổi sinh hoạt giới
thiệu những sách mới xuất bản của tủ sách Tiếng Quê Hương do nhà văn
Uyên Thao chủ xướng mà ông là một thành viên yểm trợ nhiều mặt cũng như
có tác phẩm xuất bản.
Khi biết ông bị ung
thư, bạn bè gần xa góp ý, gửi thuốc từ lá đu đủ khô, tinh chất nhân sâm
đặc chế đến những thứ khác, mong ông thoát được hoạn nạn. Tuy nhiên, gần
như ông không tin tưởng mấy, ngoài sự điều trị của các bác sĩ tại bệnh
viện John Hopkins, một bệnh viện nổi tiếng về chữa trị ung thư hàng đầu
nước Mỹ và thế giới.
Nhiều người bạn lo âu cho ông, hỏi thăm sức khỏe thì ông chỉ thường nói “mọi chuyện đang được kiểm soát.”
Tháng
Mười, 2012 ông còn hợp tác với một số bạn tới Orange
County, California, tổ chức buổi lễ vinh danh cho một số nhà báo lão
thành gồm ông Thái Lân, cựu tổng thư ký nhật báo Chính Luận; Thanh
Thương Hoàng, cựu trưởng ban phóng viên báo Chính Luận và chủ tịch
Nghiệp Đoàn Ký Giả VNCH; và ký giả Trần Phong Vũ, cựu bình luận gia Đài
Phát Thanh Sài Gòn, tác giả nhiều quyển sách tôn giáo, chính trị và văn
chương. (TN)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét