Nhóm người Trung Quốc đến Công ty TNHH Trung Hàn (xã Tân Hội, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre) ngày 27-6-2013 (Hình: Tuổi Trẻ) |
Lại
đang rộ lên cái tin một số công ty của người Trung Quốc thuê đất “chui”
để sản xuất hoặc kinh doanh. Lần này đang diễn ra ở tỉnh Bến Tre.
Theo tin của tờ
Tuổi Trẻ hôm 30-6, có 10 công ty ngoại quốc mà 8 công ty là của
người Trung Quốc, đứng ra “thuê chui” tới 82 ha đất ở các huyện Mỏ Cày
Nam và Bình Đại. Còn lại, một công ty của Indonesia và một công ty của
Nga. Thật ra, các công ty gọi là của Indonesia cũng là của người Hoa.
Gọi là thuê đất “chui” vì theo Luật Đất Đai CSVN hiện hành, người dân chỉ có thể cho cá nhân hay công ty ngoại quốc thuê đất nếu người thuê là “người Việt Nam định cư ở nước ngoài.” Còn lại, việc cho người ngoại quốc thuê đất kinh doanh hay sản xuất phải do cấp tỉnh cấp giấy phép theo quy định của luật đầu tư ngoại quốc, không thể là cấp thấp hơn.
Gọi là thuê đất “chui” vì theo Luật Đất Đai CSVN hiện hành, người dân chỉ có thể cho cá nhân hay công ty ngoại quốc thuê đất nếu người thuê là “người Việt Nam định cư ở nước ngoài.” Còn lại, việc cho người ngoại quốc thuê đất kinh doanh hay sản xuất phải do cấp tỉnh cấp giấy phép theo quy định của luật đầu tư ngoại quốc, không thể là cấp thấp hơn.
Thêm
nữa, nếu đầu tư vào lãnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi thủy sản,
làm muối, và được cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cứu xét và chấp
thuận thì “Nhà nước cho thuê đất, thu tiền cho thuê đất một lần hoặc
hàng năm”.
Cái trái luật bị khui ra, theo tờ Tuổi Trẻ, đã đi
ngược từ dưới lên trên. Chình quyền các xã đã chứng nhận cho hợp đồng
thuê đất rồi sau đó Sở Tư Pháp của tỉnh Bến Tre chứng thực.
“Các
hợp đồng thuê đất được UBND các xã và Sở Tư Pháp tỉnh Bến Tre công
chứng, chứng thực một cách vô tư dù việc làm đó vi phạm pháp luật.” Báo
Tuổi Trẻ kể.
Phần lớn những công ty của Trung Quốc và hai nước
kia đã nhờ các người Việt Nam đứng đại diện ký hợp đồng thuê đất ở Bến
Tre, nguồn tin nói, bắt đầu từ năm 2007 và 2008 xuất nhập khẩu hay sản
xuất sản phẩm từ dừa, chế biến nông sản, nuôi tôm giống, nuôi cá.
Việc
đã xảy ra từ mấy năm rồi nhưng mãi tới ngày 18 Tháng Giêng thì “Trung
Tâm Xúc Tiến Đầu Tư tỉnh Bến Tre có văn bản (kèm theo hợp đồng do Sở Tư
Pháp chứng thực) đề nghị cơ quan này có ý kiến xem việc chứng thực đó là
đúng hay sai.” Sau đó “Mãi đến ngày 6 Tháng Ba, tức gần hai tháng sau,
giám đốc Sở Tư Pháp Phan Tuấn Thanh mới ký văn bản trả lời, thừa nhận:
“Việc công chứng, chứng thực các hợp đồng thuê đất giữa cá nhân, hộ gia
đình với tổ chức, cá nhân nước ngoài là không đúng theo quy định của
pháp luật về đất đai”.
Một
cơ quan tư pháp của tỉnh làm trái luật như vậy, không thấy nhà cầm
quyền có biện pháp trừng phạt nào. Chỉ thấy báo Tuổi Trẻ cho hay: “Từ
việc thừa nhận làm sai, Sở Tư Pháp tỉnh Bến Tre cho biết đã họp nội bộ
để rút kinh nghiệm và có văn bản chấn chỉnh việc công chứng, chứng thực,
đồng thời sẽ có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan khắc
phục hậu quả.”
Hồi Tháng Hai, dư luận đã ngạc nhiên khi thấy báo
chí trong nước cho hay một công ty Trung Quốc thuê đất ở xã Hòa Phú,
huyện Châu Thành, tỉnh Long An, 2 ha để trồng một giống lúa không quen
thuộc ở đồng bằng sông Cửu Long. Chính quyền nhiều cấp không hề hay biết
cho tới khi lúa của ông ta sắp tới kỳ gặt.
Những lời ồn ào về
người Trung Quốc thuê “chui” đất để trồng thanh long ở Phan Rang, nuôi
cá bè ở ngay vịnh Cam Ranh, khu vực rất gần cảng quân sự từng làm dư
luận quan tâm. Tất cả đều bị báo chí khui ra các vụ cho thuê trái pháp
luật với sự tiếp tay của nhà cầm quyền các địa phương, rồi cuối cùng đều
chìm xuồng.
Một số khu vực rừng đầu nguồn tại một số tỉnh miền Bắc, miền Trung và
Tây Nguyên có tính chất chiến lược quân sự quan trọng đã được các quan
địa phương cho người Trung Quốc thuê để "trồng" rừng, cũng chung số phận
như thế. (TN)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét