Ngô Nhân Dụng
Trên các mạng Internet, có người mới vạch ra một sai lầm
lớn trong một cuốn sách về lịch sử xuất bản hồi giữa năm 2013 ở trong nước.
Trong trang hai, bài Lời Giới Thiệu cuốn sách, người ta viết: “Vua Gia Long tạ
thế năm 1819, cháu nội là Nguyễn Phúc Ðảm lên ngôi năm 1820, lấy hiệu là Minh Mệnh.”
Bất cứ học sinh Việt Nam nào tốt nghiệp trung học cũng phải
biết vị vua thứ hai triều Nguyễn, Minh Mệnh là con của vua Gia Long, chắc chắn
không phải cháu nội. Vậy mà người ta viết sai như vậy, trong một cuốn sách nhằm
làm tài liệu tranh đấu về ngoại giao, dịch ra ba thứ tiếng Anh, Pháp, Trung
Hoa. Ðó là cuốn Tuyển tập các châu bản triều Nguyễn về thực thi chủ quyền của
Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, do Ủy ban Biên giới Quốc gia
thuộc Bộ Ngoại giao xuất bản. Chắc người chủ trì việc xuất bản và ban biên tập
ba người không ai đọc lại bản thảo trước khi in, hoặc chính một trong những người
đó, người viết bài Lời Giới Thiệu, không có dịp học sử nước ta bao giờ.
Ðiều này có thể là sự thật. Học sinh Việt Nam có được học
môn lịch sử thật hay không? Các em có được khích lệ để tìm hiểu lịch sử dân tộc
hay không? Câu trả lời có thể là không, hoàn toàn không. Môn học Lịch sử đã bị
cưỡng bức, biến thành một công tác tuyên truyền để củng cố địa vị độc quyền của
các lãnh tụ đảng.
Ai cũng phải nhớ lại, cuối tháng 3 năm 2013, khi Bộ Giáo
dục thông báo rằng trong kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm nay sẽ không
có môn Lịch sử, nhiều học sinh đã hẹn nhau đem sách và tài liệu học sử ra xé đồng
loạt, ném xuống trắng xóa sân trường. Các em xé sách, vì không cần dùng cho kỳ
thi. Nhưng sách lịch sử, môn học về lịch sử, đâu phải chỉ cốt để đi thi? Các bạn
trẻ có thể đọc sử để giải trí, để trau giồi kiến thức, để thỏa lòng yêu tổ
tiên, đất nước. Cá nhân tôi, ngay từ lúc học lớp Ba, trường làng, khi vớ được một
cuốn lịch sử chép tay, đã say sưa đọc các câu chuyện Bà Trưng, Bà Triệu, Trận Bạch
Ðằng, Trận Chi Lăng, đọc đi đọc lại nhiều lần vì trong nhà không có cuốn sử nào
khác! Tôi chắc rằng chính mình hồi trẻ cũng không yêu nước hơn các bạn trẻ bây
giờ. Cũng không có trí tò mò tìm hiểu nhiều hơn, đặc biệt là tò mò tìm hiểu về
quá khứ tổ tiên dân tộc mình. Tại sao các học sinh bây giờ lại xé cả các tài liệu
giáo khoa môn lịch sử, khi biết không cần đến trong kỳ thi?
Có thể giải thích là do một trong hai nguyên nhân, hoặc cả
hai. Thứ nhất, các tài liệu mà các em đem xé, vứt đi, không thật sự là lịch sử,
mà các em đều biết như vậy. Thứ nhì, việc dạy môn sử trong trường học không nhằm
giáo dục kiến thức và tinh thần yêu nước của các em; mà nó có một mục đích mờ
ám khác; các em cũng biết như vậy. Cho nên, khi được “giải phóng,” các học sinh
dang tay xé nát các trang sách giáo khoa môn sử; đó là một hành động phản kháng
tiêu cực: Chúng ta được tự do, không phải học, thi môn học chán ngấy này nữa.
Ném đống rác vụn đó xuống sân trường cũng là một hành động phản kháng: Chúng
tôi không thể chịu nổi thủ đoạn lừa bịp này nữa rồi, hãy vứt chúng vào đống rác
đi thôi!
Tại sao chúng tôi giải thích hành động xé sách môn sử của
các học sinh theo tâm trạng như trên? Ðó là sau khi đọc các đề thi môn sử trong
các kỳ thi vào đại học, từ 2008 đến 2013, theo đề nghị của bạn Nguyễn Duy
Chính, một nhà nghiên cứu lịch sử thời Nguyễn Tây Sơn.
Kỳ thi tuyển vào đại học thường phải đặt các câu hỏi bao
gồm kiến thức của học sinh từ đầu tới cuối môn học, trong môn lịch sử thì phải
khảo hạch những điều các em được học trong suốt lịch sử Việt Nam, từ thời Hùng
Vương đến thế kỷ 20.
Nhưng khi đọc các đề thi trong sáu năm trên, chúng ta thấy
tất cả các đề đều hỏi về thế kỷ 20, không một câu nào tỏ vẻ quan tâm đến lịch sử
nước Việt Nam từ thế kỷ 19 về trước. Hơn thế nữa, tất cả các câu hỏi đều nhằm
vào các bài dạy lịch sử theo quan điểm của đảng Cộng sản.
Xin nêu mấy thí dụ các đề thi như sau.
Thí dụ thứ nhất: “Tại sao đảng và chính phủ phát động toàn
quốc kháng chiến chống thực dân Pháp ngày 19-12-1946?” (câu 2, năm 2008).
Thứ nhì: “Trình bày và nhận xét chủ trương tập hợp các lực lượng cách mạng được đề ra tại Hội nghị thành lập Ðảng Cộng sản Việt Nam 1 - 1930, Hội nghị lần thứ nhất của Ban Chấp hành Trung Ương Lâm thời Ðảng Cộng sản Việt Nam 10-1930 và Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung Ương Ðảng Cộng sản Ðông Dương 5-1941” (câu hỏi 2, năm 2009).
Thí dụ thứ ba: “Luận cương chính trị tháng 10-1930 của Ðảng Cộng sản Ðông Dương có những điểm gì khác so với Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Ðảng Cộng sản Việt Nam? Những vấn đề đó được giải quyết như thế nào trong giai đoạn 1939-1945?” (câu 2, năm 2011).
Thứ tư: “Cuối tháng 3 năm 1975, Bộ Chính Trị Trung Ương Ðảng đã có quyết định gì để hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam? Quyết định đó được đề ra dựa trên các cơ sở nào? Tóm tắt diễn biến của chiến dịch Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 1975” (câu 3, năm 2012).
Thí dụ năm: “Nêu những sự kiện chính trong 10 năm đầu sau Chiến tranh Thế giới thứ hai để làm rõ quá trình xác lập cục diện hai cực, hai phe - tư bản Chủ nghĩa và Xã hội Chủ nghĩa. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cục diện đó là gì? (câu 4b, 2013)
Thí dụ sáu: “Trình bày sự chuyển biến về giai cấp trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất” (câu 1, năm 2013).
Thứ nhì: “Trình bày và nhận xét chủ trương tập hợp các lực lượng cách mạng được đề ra tại Hội nghị thành lập Ðảng Cộng sản Việt Nam 1 - 1930, Hội nghị lần thứ nhất của Ban Chấp hành Trung Ương Lâm thời Ðảng Cộng sản Việt Nam 10-1930 và Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung Ương Ðảng Cộng sản Ðông Dương 5-1941” (câu hỏi 2, năm 2009).
Thí dụ thứ ba: “Luận cương chính trị tháng 10-1930 của Ðảng Cộng sản Ðông Dương có những điểm gì khác so với Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Ðảng Cộng sản Việt Nam? Những vấn đề đó được giải quyết như thế nào trong giai đoạn 1939-1945?” (câu 2, năm 2011).
Thứ tư: “Cuối tháng 3 năm 1975, Bộ Chính Trị Trung Ương Ðảng đã có quyết định gì để hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam? Quyết định đó được đề ra dựa trên các cơ sở nào? Tóm tắt diễn biến của chiến dịch Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 1975” (câu 3, năm 2012).
Thí dụ năm: “Nêu những sự kiện chính trong 10 năm đầu sau Chiến tranh Thế giới thứ hai để làm rõ quá trình xác lập cục diện hai cực, hai phe - tư bản Chủ nghĩa và Xã hội Chủ nghĩa. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cục diện đó là gì? (câu 4b, 2013)
Thí dụ sáu: “Trình bày sự chuyển biến về giai cấp trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất” (câu 1, năm 2013).
Trên báo chí trong nước, đã có nhiều người nhận xét về
các đề thi năm 2013. Với câu hỏi trong thí dụ sau cùng kể trên, một giáo sư
nói: “Câu này thuộc bài 12 của chương trình học và là bài đầu tiên của phần sử
Việt Nam nên chỉ cần thuộc bài là có thể làm tốt.” Sang các câu hỏi sau, cũng vậy:
“Thí sinh chỉ cần thuộc bài có thể làm tốt.” Nhưng một kỳ thi như vậy coi như
vô ích, vì không phân biệt được học sinh trình độ giỏi với trình độ kém, khi hầu
hết đều học thuộc lòng! Báo Thanh Niên Online, ngày 9 tháng 7 năm 2013 được
nghe “Nhiều học sinh sau khi thi xong đã bày tỏ các em không thích một đề thi
như vậy, vì sẽ khó đánh giá được trình độ thí sinh.”
Nhưng mục đích của đảng Cộng sản có phải là để đánh giá
trình độ các học sinh trong môn sử hay không? Chắc là không. Họ bắt các học
sinh phải học, các giáo sư phải dạy môn lịch sử, từ tiểu học lên tới hết trung
học, và có thể ở bậc đại học, với mục đích tuyên truyền cho đảng Cộng sản, cho
chế độ cộng sản, ý thức hệ cộng sản, mà sau cùng là để củng cố quyền hành và
bám giữ các lợi lộc do quyền hành đem lại.
Tất cả các đề thi môn sử trong sáu năm qua cho thấy đảng
cộng sản vẫn chưa từ bỏ một thủ đoạn quen dùng từ thời Hồ Chí Minh: Dùng giáo dục
để tuyên truyền chính trị. Hồ Chí Minh đã nhập cảng lối trình bày lịch sử của
Stalin và Mao Trạch Ðông vào nước ta, vì thấy đó là thủ đoạn củng cố quyền
chuyên chế rất hiệu quả. Các bạo chúa Ðỏ xóa lịch sử, thay đổi sách sử theo nhu
cầu giai đoạn. Mỗi năm Stalin lại cho sửa lại các sách giáo khoa lịch sử, cả
các bức hình lịch sử in trên sách, báo; để xóa bỏ mặt mũi những người ông ta đã
coi là phản động, hoặc đã thủ tiêu. Ðảng Cộng sản Việt Nam vẫn đi theo con đường
đó. Như nhiều tờ báo ở Sài Gòn mới tiết lộ: Trong tất cả các sách giáo khoa môn
Lịch sử lớp 9, lớp 12, có nêu diễn biến chiến dịch Ðiện Biên Phủ nhưng “không
câu một lần nào nhắc tên Võ Nguyên Giáp, người chỉ huy trận chiến này.”
Nhìn lại tất cả các câu hỏi, mỗi năm ra đề, sáu năm 30 đề,
chúng ta thấy dã tâm của đảng Cộng sản là hướng dẫn học sinh học thuộc lòng các
lời tuyên truyền để củng cố địa vị độc quyền cai trị. Học sinh phải thuộc lòng
lối giải thích lịch sử theo ý thức hệ Mác Lê Nin và quan điểm của đảng Cộng sản.
Hết năm này sang năm khác, đề thi cứ như vậy, thì mọi học sinh đều biết mình phải
học thuộc lòng các bài sử nói về đảng, về chính sách, chủ trương của đảng, đến
công trạng mà đảng tự vẽ và tô điểm lấy. Ngoài ra, các em không cần học gì
khác. Muốn thi đậu vào đại học, phải chịu ngồi đó nghe đảng tuyên truyền, không
khác gì những người bị bắt giam trong nhà tù học tập cải tạo. Học sinh phải thuộc
lòng tất cả những điều viết trong tài liệu giáo khoa do đảng Cộng sản phân phối.
Không có vai trò nào cho các sử gia đích thực trong việc dậy môn lịch sử, vì
các sử gia phải có lương tâm, tôn trọng sự thật, không thiên lệch, không che giấu.
Ðảng Cộng sản không cần thứ chuyên gia đó.
Suy nghĩ như vậy, chúng ta sẽ hết ngạc nhiên khi thấy cảnh
các em học sinh xé sách giáo khoa môn lịch sử, ném xuống sân trường. Các em
đang hô lớn: Hãy vứt bỏ cái trò ngu dân bẩn thỉu này đi! Chúng ta cũng bớt ngạc
nhiên khi thấy có những nhà khoa bảng nhớ nhầm rằng vua Minh Mệnh là cháu nội
vua Gia Long. Vì ngay trong khi còn học trung học, họ không có thời giờ đọc các
chương sách về lịch sử thề kỷ 20. Tất cả các thí sinh đều lo học lịch sử đảng Cộng
sản, đọc những chuyện đời Lê, đời Nguyễn làm gì co phí thời giờ!
Nhưng không riêng gì môn lịch sử, tất cả các môn khác về
văn học, xã hội, đều chỉ nhắm mục đích tuyên truyền, để củng cố ách độc tài
chuyên chế của đảng cộng sản; tức là bảo vệ quyền tham nhũng của các lãnh tụ
cùng đảng viên cao cấp.
Chính sách giáo dục ngu dân này là đầu mối gây băng hoại
xã hội và đạo lý ở nước ta hiện nay. Ðó là một trong những tội lớn nhất của đảng
Cộng sản trong thế kỷ 20 và 21.
Ngô Nhân Dụng
0 nhận xét:
Đăng nhận xét