Văn Lang
Cuối
tháng 7 vừa qua, cư dân mạng Internet được một phen xôn xao bàn tán về
vụ tượng đài Trần Nguyên Hãn đặt trước bùng binh cổng chợ Bến Thành.
Tượng Trần Nguyên Hãn bị gãy chân phải. (Hình: Văn Lang/Người Việt)
Số
là tượng danh tướng Trần Nguyên Hãn cưỡi ngựa tay giơ cao cánh chim bồ
câu, đột nhiên bị “rụng” mất một chân (phía bên phải). Thế là các bloger
tha hồ được dịp “tán”...
Các chức sắc có thẩm
quyền ở Sài Gòn lập tức nhóm họp để bàn cách giải quyết “sự cố” Trần
Nguyên Hãn. Nhưng thời gian cho tới nay đã hơn hai tháng... trôi qua, mà
tướng quân Trần Nguyên Hãn vẫn phải hiên ngang (với một chân còn lại)
trơ gan cùng mưa nắng dãi dầu (đang mùa mưa bão) để giơ cao cánh chim
hòa bình.
Theo tìm hiểu thì tượng đài Trần Nguyên Hãn được làm bằng chất liệu xi-măng, vốn được xây dựng từ trước 1975 (cùng nhóm có: Tượng Trần Hưng Ðạo, tượng Phù Ðổng Thiên Vương, tượng An Dương Vương, tượng Phan Ðình Phùng...).
Sự chậm trễ trong việc “phục chế” chân cho tượng tướng quân Trần Nguyên Hãn, có thể có... nhiều lý do, nhưng có lẽ không ngoài hai lý do mà giới am hiểu... suy đoán.
Thứ nhất, với những tượng ở ngoài trời làm bằng chất liệu xi-măng (dạng bê-tông cốt thép) thời hạn sử dụng là khoảng 50 năm, mà tượng Trần Nguyên Hãn đã hai lần sửa chữa, phục chế làm nữa sợ không đảm bảo (?!).
Hơn nữa, lâu nay nhà cầm quyền thành phố có tính di dời tượng Trần Nguyên Hãn vô... Thảo Cầm Viên, vì chợ Bến Thành cũng như bùng binh Sài Gòn đã có “dự tính” xây nhà ga tàu điện ngầm và trung tâm thương mại.
Mặc dù vậy, nhưng cũng có giới chức đề nghị là phải nhanh chóng “khắc phục” chân cho tướng quân Trần Nguyên Hãn, chứ chờ đề án di dời với bao nhiêu thủ tục nhiêu khê, chờ phê duyệt, rồi chờ “rót” kinh phí thì e là tượng tướng quân đã... “sụm bà chè.”
Ý định di dời tượng tướng quân Trần Nguyên Hãn thì đã có từ lâu, nhưng vẫn chưa được thực thi là do tượng tướng quân bị “vướng” cái... lý lịch.
Là vì, một vài vị trong “hội đồng thẩm định” sau khi xét “ba đời lý lịch” mới phát hiện ra là tượng Trần Nguyên Hãn vốn chẳng phải là nhân vật lịch sử gì (?!),mà chẳng qua là nền cộng hòa trước 1975 muốn vinh danh ngành truyền tin của quân lực VNCH mới cho dựng bức tượng tướng quân Trần Nguyên Hãn với tay giơ cao cánh chim bồ câu (đưa thư). Vì thế đưa tượng vô Thảo Cầm Viên đặt trước đền Hùng thì họ cho là... không tiện. Và có lẽ cũng do tượng tướng quân Trần Nguyên Hãn là người của “chế độ cũ” do vậy không được ưu tiên phục chế sớm chăng?!
Theo tìm hiểu thì tượng đài Trần Nguyên Hãn được làm bằng chất liệu xi-măng, vốn được xây dựng từ trước 1975 (cùng nhóm có: Tượng Trần Hưng Ðạo, tượng Phù Ðổng Thiên Vương, tượng An Dương Vương, tượng Phan Ðình Phùng...).
Sự chậm trễ trong việc “phục chế” chân cho tượng tướng quân Trần Nguyên Hãn, có thể có... nhiều lý do, nhưng có lẽ không ngoài hai lý do mà giới am hiểu... suy đoán.
Thứ nhất, với những tượng ở ngoài trời làm bằng chất liệu xi-măng (dạng bê-tông cốt thép) thời hạn sử dụng là khoảng 50 năm, mà tượng Trần Nguyên Hãn đã hai lần sửa chữa, phục chế làm nữa sợ không đảm bảo (?!).
Hơn nữa, lâu nay nhà cầm quyền thành phố có tính di dời tượng Trần Nguyên Hãn vô... Thảo Cầm Viên, vì chợ Bến Thành cũng như bùng binh Sài Gòn đã có “dự tính” xây nhà ga tàu điện ngầm và trung tâm thương mại.
Mặc dù vậy, nhưng cũng có giới chức đề nghị là phải nhanh chóng “khắc phục” chân cho tướng quân Trần Nguyên Hãn, chứ chờ đề án di dời với bao nhiêu thủ tục nhiêu khê, chờ phê duyệt, rồi chờ “rót” kinh phí thì e là tượng tướng quân đã... “sụm bà chè.”
Ý định di dời tượng tướng quân Trần Nguyên Hãn thì đã có từ lâu, nhưng vẫn chưa được thực thi là do tượng tướng quân bị “vướng” cái... lý lịch.
Là vì, một vài vị trong “hội đồng thẩm định” sau khi xét “ba đời lý lịch” mới phát hiện ra là tượng Trần Nguyên Hãn vốn chẳng phải là nhân vật lịch sử gì (?!),mà chẳng qua là nền cộng hòa trước 1975 muốn vinh danh ngành truyền tin của quân lực VNCH mới cho dựng bức tượng tướng quân Trần Nguyên Hãn với tay giơ cao cánh chim bồ câu (đưa thư). Vì thế đưa tượng vô Thảo Cầm Viên đặt trước đền Hùng thì họ cho là... không tiện. Và có lẽ cũng do tượng tướng quân Trần Nguyên Hãn là người của “chế độ cũ” do vậy không được ưu tiên phục chế sớm chăng?!
Dạo một vòng quanh Sài Gòn, ngắm lại những tượng xưa chúng tôi không khỏi giật mình.
Tượng Trần Hưng Ðạo 'rong rêu' nếu bảo quản không tốt sẽ có ngày đổ sập.
(Hình: Văn Lang/Người Việt)
Tượng Trần Hưng Ðạo đặt nơi bến Bạch Ðằng khá uy nghi với khôi giáp, gươm báu chỉnh tề, với một tay chỉ xuống sông.
Mà một thời dân vượt biên đã “tiếu lâm” với nhau, là:
- Ổng “xúi” tụi mình đi cho lẹ đó!
Mùa mưa năm nay kéo dài đã làm cho bức tượng Trần Hưng Ðạo (vốn được coi là bức tượng to và đẹp nhất ở Sài Gòn còn sót lại) bị phủ một lớp rêu xanh đen làm cho bức tượng bị biến dạng hoàn toàn.
Nếu không có kế hoạch bảo quản tốt thì e là không biết một ngày nào đó tượng Trần Hưng Ðạo lại đổ sụp xuống đường.
Còn tượng Phan Ðình Phùng thì nhỏ bé, đứng bơ vơ lạc lõng nơi vòng xoay Châu Văn Liêm, với dòng xe cộ ồn ào đầy bụi khói.
Có lẽ nhóm tượng trước 1975 chỉ có tượng Phù Ðổng Thiên Vương là còn khá vững chãi nơi “bàn thạch” chưa dễ gì đổ nhào. Nhưng Thánh Gióng vốn trước kia đã nhỏ bé trên lưng con ngựa cao lớn thì nay càng nhỏ bé vì xung quanh giăng đầy những tấm bảng quảng cáo dầu gội đầu chiếm hết không gian của bùng binh ngã sáu.
Ðiểm lại thực trạng của những tượng, điêu khắc ở Sài Gòn thì thấy chẳng những quá thiếu mà còn quá... yếu. Nhóm tượng đài trước 1975 lớp thì bị dỡ bỏ, lớp thì đang xuống cấp nghiêm trọng, chờ... sụm. Những bức tượng mới thì không có, hoặc có mà lại quá xấu, hoặc không phù hợp.
Ðến một quốc gia, hay một đô thị, nhìn kiến trúc của quốc gia đó, tượng đài của thành phố đó, người ta nhận ra nền văn minh của xứ sở đó.
Ngày nay, tại trung tâm một đô thị lớn nhất Việt Nam là Sài Gòn, một tượng đài tướng quân có công với nước (dù là biểu tượng truyền tin, hay biểu tượng hòa bình, với cánh tay nâng cánh chim bồ câu vươn cao) đã gãy một chân hơn hai tháng trời nay “trơ gan cùng tuế nguyệt” mặc bàn dân thiên hạ qua đường đàm tiếu. Vậy thì cái nền văn minh của đô thị này là nền văn minh gì? Nếu không phải là sự “tố cáo” trình độ quản lý đô thị một cách luộm thuộm và tắc trách của giới hữu trách?!
Mà một thời dân vượt biên đã “tiếu lâm” với nhau, là:
- Ổng “xúi” tụi mình đi cho lẹ đó!
Mùa mưa năm nay kéo dài đã làm cho bức tượng Trần Hưng Ðạo (vốn được coi là bức tượng to và đẹp nhất ở Sài Gòn còn sót lại) bị phủ một lớp rêu xanh đen làm cho bức tượng bị biến dạng hoàn toàn.
Nếu không có kế hoạch bảo quản tốt thì e là không biết một ngày nào đó tượng Trần Hưng Ðạo lại đổ sụp xuống đường.
Còn tượng Phan Ðình Phùng thì nhỏ bé, đứng bơ vơ lạc lõng nơi vòng xoay Châu Văn Liêm, với dòng xe cộ ồn ào đầy bụi khói.
Có lẽ nhóm tượng trước 1975 chỉ có tượng Phù Ðổng Thiên Vương là còn khá vững chãi nơi “bàn thạch” chưa dễ gì đổ nhào. Nhưng Thánh Gióng vốn trước kia đã nhỏ bé trên lưng con ngựa cao lớn thì nay càng nhỏ bé vì xung quanh giăng đầy những tấm bảng quảng cáo dầu gội đầu chiếm hết không gian của bùng binh ngã sáu.
Ðiểm lại thực trạng của những tượng, điêu khắc ở Sài Gòn thì thấy chẳng những quá thiếu mà còn quá... yếu. Nhóm tượng đài trước 1975 lớp thì bị dỡ bỏ, lớp thì đang xuống cấp nghiêm trọng, chờ... sụm. Những bức tượng mới thì không có, hoặc có mà lại quá xấu, hoặc không phù hợp.
Ðến một quốc gia, hay một đô thị, nhìn kiến trúc của quốc gia đó, tượng đài của thành phố đó, người ta nhận ra nền văn minh của xứ sở đó.
Ngày nay, tại trung tâm một đô thị lớn nhất Việt Nam là Sài Gòn, một tượng đài tướng quân có công với nước (dù là biểu tượng truyền tin, hay biểu tượng hòa bình, với cánh tay nâng cánh chim bồ câu vươn cao) đã gãy một chân hơn hai tháng trời nay “trơ gan cùng tuế nguyệt” mặc bàn dân thiên hạ qua đường đàm tiếu. Vậy thì cái nền văn minh của đô thị này là nền văn minh gì? Nếu không phải là sự “tố cáo” trình độ quản lý đô thị một cách luộm thuộm và tắc trách của giới hữu trách?!
Tượng Thánh Gióng quá nhỏ bé giữa những tòa nhà cao tầng và pa nô quảng cáo.
(Hình: Văn Lang/Người Việt)
Hơn 7 năm trước, Sở
Văn Hóa Sài Gòn, cùng với Hội Kiến Trúc, Hội Lịch Sử được thành phố giao
cho trách nhiệm xây dựng đề án quy hoạch tượng đài cho thành phố. Nhưng
cho tới ngày hôm nay, khi tượng Trần Nguyên Hãn (một danh tướng tham
gia khởi nghĩa Lam Sơn cùng Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh giành lại đất
nước cho dân tộc, sách ghi là trong ngày thắng lợi ông là người tung
cánh chim bồ câu (đưa thư) báo tin giặc đã đầu hàng, thanh bình đã về
trên đất nước) bị “què chân” thì bản đề án về quy hoạch xây dựng tượng
đài vẫn... mù vô tăm tích.
Một bức tượng không chỉ là một bức tượng mà nó luôn là một biểu tượng để nói lên nhiều thứ. Một bức tượng phải được “phối cảnh” với không gian xung quanh mới có thể trở thành một tượng đài đúng nghĩa. Ðiều đó đòi hỏi tầm nhìn chiến lược (nhìn xa trông rộng) không chỉ riêng về giới Nghệ Thuật mà trong tất cả các ngành ở Việt Nam đều thiếu vắng tầm nhìn này. Phổ biến ở Việt Nam là tư duy “ăn xổi ở thì,” cách sống “chợ búa” luộm thuộm, luôn cong lưng chạy theo vụ việc - trước những việc đã rồi.
Dù sao, cũng hy vọng một ngày người dân Sài Gòn sẽ được nhìn thấy tượng đài của những người đã có công lớn với Sài Gòn (mảnh đất Gia Ðịnh xưa) như tượng Tả quân Lê Văn Duyệt nguyên là Tổng trấn thành Gia Ðịnh, hay như tượng ông Trương Vĩnh Ký người đã có công lớn trong việc mở mang nền “quốc ngữ” cho người Việt.
Chính trị, thời thế là cái rồi sẽ qua đi, chỉ còn lại lịch sử và văn hóa-nghệ thuật (thực sự) là mãi tồn tại với không gian, thời gian.
Cái gì thực sự có công với nước thì nó mãi mãi là một tượng đài không bao giờ phai mờ trong ký ức của người dân Sài Gòn.
Một bức tượng không chỉ là một bức tượng mà nó luôn là một biểu tượng để nói lên nhiều thứ. Một bức tượng phải được “phối cảnh” với không gian xung quanh mới có thể trở thành một tượng đài đúng nghĩa. Ðiều đó đòi hỏi tầm nhìn chiến lược (nhìn xa trông rộng) không chỉ riêng về giới Nghệ Thuật mà trong tất cả các ngành ở Việt Nam đều thiếu vắng tầm nhìn này. Phổ biến ở Việt Nam là tư duy “ăn xổi ở thì,” cách sống “chợ búa” luộm thuộm, luôn cong lưng chạy theo vụ việc - trước những việc đã rồi.
Dù sao, cũng hy vọng một ngày người dân Sài Gòn sẽ được nhìn thấy tượng đài của những người đã có công lớn với Sài Gòn (mảnh đất Gia Ðịnh xưa) như tượng Tả quân Lê Văn Duyệt nguyên là Tổng trấn thành Gia Ðịnh, hay như tượng ông Trương Vĩnh Ký người đã có công lớn trong việc mở mang nền “quốc ngữ” cho người Việt.
Chính trị, thời thế là cái rồi sẽ qua đi, chỉ còn lại lịch sử và văn hóa-nghệ thuật (thực sự) là mãi tồn tại với không gian, thời gian.
Cái gì thực sự có công với nước thì nó mãi mãi là một tượng đài không bao giờ phai mờ trong ký ức của người dân Sài Gòn.
Văn Lang
0 nhận xét:
Đăng nhận xét