Chân dung Lê Huy Oanh qua nét vẽ của danh họa Chóe. Họa sĩ đã vẽ rất thần tình mái tóc của nhà văn, cắt đẹp nhưng hầu như lúc nào cũng lòa xòa. (Hình: Viên Linh cung cấp) |
Viên Linh
Nổi
tiếng từ đầu thập niên '60 tại Miền Nam, nhà văn, dịch giả, nhà phê
bình văn học Lê Huy Oanh đã ra đi chiều Thứ Năm, 14 tháng 11, 2013 tại
Las Vegas. Ông ra đời tại Phát Diệm ngày 15
tháng 7, 1932. Như tôi gặp ông lần đầu năm 1955 ở Sài Gòn, đó là một
thanh niên Hà Nội, ăn mặc thanh nhã đúng kiểu, mái tóc cắt đẹp song làm
như bỏ lơ, lòa xòa kệ nó, khuôn mặt tươi cười, rất có thể tươi cười khi
dạo bước một mình, bởi vì trong tâm trí ông đầy những hình bóng của
Rimbaud và Verlaine, “hai chàng thi sĩ choáng hơi men,” hay của Stephen
Crane, “Nửa Ðêm Ngoài Phố,” và của cả Francoise Sagan “Buồn Ơi, Bắt
Tay.” Năm 1960 Lê Huy Oanh tham dự cuộc thảo luận về Thơ Tự Do với nhóm
Sáng Tạo, đụng độ với Thanh Tâm Tuyền, cả hai cùng viết trên một diễn
đàn từ những năm cuối '50, và người thì dạy học ở Biên Hòa, người thì
dạy ở Lê Quí Ðôn và Nguyễn Bá Tòng, hai trường tư thục, dĩ nhiên cùng
dạy văn chương, song trong khi người này chủ trương đổi mới triệt để,
quá khích, thì Lê Huy Oanh vẫn là môn đồ của trường phái lãng mạn. Thanh
Tâm Tuyền dịch bài thơ “Barbara” của Jacques Prévert, Lê Huy Oanh cũng
dịch bài đó từ Paroles. Anh yêu thích tất cả những gì là đẹp, là mơ
màng, cho dù anh dịch Prévert nhiều và cả những bài cộc lốc.
Tôi đã nghe anh đọc
thơ, cả Việt lẫn Pháp, và thấy anh nhảy trên sàn gỗ bóng loáng như một
tay lướt sóng. Dường như anh yêu gì, thì yêu thái quá. Anh từng chỉ cho
tôi những bước Tango Hoa Kỳ khác Tango Paris ra sao, vẽ cả đồ họa cho
tôi học điệu nhảy này, những năm trai trẻ.
Biết Lê Huy Oanh ngoài đời mới hiểu vì sao anh viết “Con Cóc Gỗ” và “Hầm Gió,” hai truyện ngắn một về cờ bạc, một về mối tình một đêm với em Kim Bộp. Năm 1980 mới đến Hoa Kỳ, anh dọn nhà nhiều lần, thư từ cho tôi khi thì viết từ Pittsburgh, khi thì từ Las Vegas. Khi thấy tên thành phố này trên thư anh, tôi cười vui một mình, vì đã yêu con cóc gỗ, thì cũng không khó khăn gì mà không yêu cái máy giật.
Truyện ngắn Con Cóc Gỗ có thể là hư cấu, song nhiều chi tiết dường như là có thật, nhất là trong đó nhân vật chính của Lê Huy Oanh được đặt tên là “Ông Oanh Cóc,” và Oanh Cóc sẵn sàng chơi xì phé với bất cứ ai dù nhiều tiền như tỷ phú Trần Ðình Quát (tên thật trong truyện, ông Quát từng ra tranh cử tổng thống với ông Nguyễn Văn Thiệu), hay có nghề đen đỏ như kịch tác gia Trần Lê Nguyễn (tên thật trong truyện; Trần Lê Nguyễn thường tự nhận là sống bằng nghề cờ bạc từ khi miền Nam còn Ðại Thế Giới, sòng bài do Bình Xuyên làm chủ ở Chợ Lớn). Oanh Cóc không ngán ai nếu cỗ bài được đựng trong một cái hộp bài bằng gỗ, che kín, chỉ trừ một khe hở phía dưới để rút bài ra từng cây một. Cỗ bài đựng trong hộp gỗ thì dù bài bị đánh dấu cũng không hề gì.
Truyện mở đầu bằng đoạn tự thuật của Oanh Cóc:
“Trên đường thuyên chuyển từ Ban Mê Thuột về Sài Gòn, tôi ghé quận Ninh Hòa để thăm cha tôi. Ông đã già. Sáu mươi hai rồi còn gì. Nhưng người vợ thứ ba của ông năm trước đã sinh hạ đứa con thứ tám. Tám đứa của con bà ba. Còn bà cả, bà hai? Chết cả rồi. Con bà cả hai đứa. Con bà hai: tôi và sáu đứa nữa. Má tôi ngày mồ côi cha mẹ từ nhỏ, đã ở với một người bác làm nghề gá bạc ở Hà Nội.”Hai cha con tâm sự. Ðây là đoạn ông bố cờ bạc truyền nghề cho con, Oanh Cóc:
“Có mấy người mách với tao là dạo này mày đam mê quân bài lá bạc lắm phải không? Cẩn thận đấy...[...] Nhưng tao biết mày sẽ không chừa được. Mày có máu của tao trong người mà. Mày hay chơi thứ gì?
“Thì cũng giống với thầy - tôi quen gọi bố tôi bằng thầy - con chỉ ưa đánh xì phé. [...]
“À, mày thường chơi cóc hay chơi đĩa?”
“Chơi đĩa. Chơi cóc lôi thôi quá, móc bài ra đút bài vào mất thì giờ nên ít nơi chịu xài cóc.”
“Không được... Thiên hạ chúng nó giỏi vẽ bùa lắm, con ơi. Nào cạo, nào gọt, nào bấm, nào uốn. Không có cóc rất nguy hiểm... Con ạ, phải nghe lời thầy, khi gặp chỗ lạ phải đặt được con cóc vào rồi hẵng chơi. Không có cóc hãy rút lui ngay, dẫu có thèm chơi đến mấy cũng phải dằn lòng lại.” (1)
Con Cóc Gỗ là một truyện ngắn rất hay, rất thật, hay như thật. Tới truyện “Hầm Gió” người đọc thấy một Lê Huy Oanh khác, nhưng cũng rất thật. Nếu người đọc biết được tác giả vốn là một tay chơi sành điệu nơi các vũ trường hẳn cũng sẽ nghĩ như người viết bài này: truyện trên cũng như truyện dưới ông viết từ kinh nghiệm cuộc sống. Trong một party mừng Giáng Sinh tại tư gia, Bình gặp Kim, một cô gái xa lạ mặc jupe đỏ, áo trắng, chàng mời nàng nhảy. Qua hai bản nhạc, họ thích nhau, khi đêm về khuya, Bình mời Kim về nhà mình nhưng nàng có ý nghĩ khác: về nơi nàng muốn về là “Hầm Gió.”
Dưới đây là cảnh sàn nhảy, diễn biến khi âm điệu và ánh sáng chuyển đổi:
“Rumba đã dứt, nhưng đào kép chưa kịp về chỗ thì ánh sáng trong phòng bỗng tăng hẳn lên cùng với điệu cha-cha-cha. Bình vừa giữ Kim đứng lại piste vừa hỏi: ‘Cha-cha-cha?’ Kim khẽ gật đầu. Bình kéo nhẹ một ngón tay nàng về phía mình rồi hơi nghiêng người sang phải, chàng búng nhẹ ngón tay đó ra mở bước khởi hành. Thân thể Kim vụt linh động hẳn lên trong những bước tới lui nhịp nhàng. Vẻ mặt nàng vẫn thờ ơ nhưng thân nàng uốn lượn say sưa như thể bây giờ nàng mới chấp nhận cuộc chơi. Nàng đi cha-cha-cha năm bước, rồi sáu bước. Trông nàng giống như một con rắn naja đang vươn mình lên mà tiến lui chập chờn theo tiếng quyển. Thay cho tiếng quyển là cả một trận gió âm thanh mà Ngựa Rừng [tên ban nhạc] đã tung ra. ‘Hoa Soan Bên Thềm Cũ.’ Ðó là một bài boléro nhưng Ngựa Rừng đã tăng tốc độ nhịp điệu lên gấp hai, biến nó thành cha-cha-cha, một điệu cha-cha-cha thật sôi động mà vẫn phảng phất vẻ mơ màng. Cha-cha-cha này mà đi bộp thì nhất. Bình nghĩ thế. Và chàng thực hiện ngay ý nghĩ đó. Chàng cầm lấy một bàn tay Kim trong những bước tiến của chàng để rồi sau mấy bước lui rất nhẹ, bàn tay phải của chàng đã đặt vào lưng người bạn chơi. Bàn tay ấy khẽ uốn, chuyển Kim từ tư thế cha-cha-cha sang tư thế bộp [be-bop]. Kim hơi bối rối, nhưng sự bối rối ấy chỉ thoáng trong một nửa giây. Phản ứng của nàng tới rất nhanh khiến nàng có đủ thời giờ đáp ứng ngay với bộp mà không làm hỏng nhịp. Ðưa đào ra kéo đào vào hai ba lần để lượng sức đào, Bình dần chuyển thế thủ sang thế công. Chàng quay mặt sang phải dẫn đào đi phía sau lưng, rồi chàng khẽ gạt ngón tay cho đào quay một vòng. Bất ngờ chỉ trong hai phách mà Kim đã quay tới hai vòng. Bình khen thầm: ‘Khá quá’ và chàng chỉ đủ thời giờ để nghĩ rất vắn vỏi như thế. Nhưng chàng cũng vừa nhận ra là Kim đi đủ tám bước. Ở Sài Gòn có lẽ chỉ có không quá mười người vũ nữ đi bộp đủ tám bước. Hầu hết chỉ đi bốn bước. Bốn bước đơn giản dễ đi nhưng nghèo nàn cằn cỗi. Phải đi tám bước mới duy trì được cái chất động thiết yếu của bộp, cái chất động tạo sự sống cho điệu vũ và tạo sự mềm mại uyển chuyển cho thân hình người đàn bà.” (2)
Anh Oanh,
Tạm viết về người tài tử nơi anh, hãy để đấy Lê Huy Oanh dịch giả và Lê Huy Oanh nhà phê bình văn học. 1955-2013, thu ngắn 58 năm quen biết. Chúc thượng lộ bình an.
Viên Linh
Biết Lê Huy Oanh ngoài đời mới hiểu vì sao anh viết “Con Cóc Gỗ” và “Hầm Gió,” hai truyện ngắn một về cờ bạc, một về mối tình một đêm với em Kim Bộp. Năm 1980 mới đến Hoa Kỳ, anh dọn nhà nhiều lần, thư từ cho tôi khi thì viết từ Pittsburgh, khi thì từ Las Vegas. Khi thấy tên thành phố này trên thư anh, tôi cười vui một mình, vì đã yêu con cóc gỗ, thì cũng không khó khăn gì mà không yêu cái máy giật.
Truyện ngắn Con Cóc Gỗ có thể là hư cấu, song nhiều chi tiết dường như là có thật, nhất là trong đó nhân vật chính của Lê Huy Oanh được đặt tên là “Ông Oanh Cóc,” và Oanh Cóc sẵn sàng chơi xì phé với bất cứ ai dù nhiều tiền như tỷ phú Trần Ðình Quát (tên thật trong truyện, ông Quát từng ra tranh cử tổng thống với ông Nguyễn Văn Thiệu), hay có nghề đen đỏ như kịch tác gia Trần Lê Nguyễn (tên thật trong truyện; Trần Lê Nguyễn thường tự nhận là sống bằng nghề cờ bạc từ khi miền Nam còn Ðại Thế Giới, sòng bài do Bình Xuyên làm chủ ở Chợ Lớn). Oanh Cóc không ngán ai nếu cỗ bài được đựng trong một cái hộp bài bằng gỗ, che kín, chỉ trừ một khe hở phía dưới để rút bài ra từng cây một. Cỗ bài đựng trong hộp gỗ thì dù bài bị đánh dấu cũng không hề gì.
Truyện mở đầu bằng đoạn tự thuật của Oanh Cóc:
“Trên đường thuyên chuyển từ Ban Mê Thuột về Sài Gòn, tôi ghé quận Ninh Hòa để thăm cha tôi. Ông đã già. Sáu mươi hai rồi còn gì. Nhưng người vợ thứ ba của ông năm trước đã sinh hạ đứa con thứ tám. Tám đứa của con bà ba. Còn bà cả, bà hai? Chết cả rồi. Con bà cả hai đứa. Con bà hai: tôi và sáu đứa nữa. Má tôi ngày mồ côi cha mẹ từ nhỏ, đã ở với một người bác làm nghề gá bạc ở Hà Nội.”Hai cha con tâm sự. Ðây là đoạn ông bố cờ bạc truyền nghề cho con, Oanh Cóc:
“Có mấy người mách với tao là dạo này mày đam mê quân bài lá bạc lắm phải không? Cẩn thận đấy...[...] Nhưng tao biết mày sẽ không chừa được. Mày có máu của tao trong người mà. Mày hay chơi thứ gì?
“Thì cũng giống với thầy - tôi quen gọi bố tôi bằng thầy - con chỉ ưa đánh xì phé. [...]
“À, mày thường chơi cóc hay chơi đĩa?”
“Chơi đĩa. Chơi cóc lôi thôi quá, móc bài ra đút bài vào mất thì giờ nên ít nơi chịu xài cóc.”
“Không được... Thiên hạ chúng nó giỏi vẽ bùa lắm, con ơi. Nào cạo, nào gọt, nào bấm, nào uốn. Không có cóc rất nguy hiểm... Con ạ, phải nghe lời thầy, khi gặp chỗ lạ phải đặt được con cóc vào rồi hẵng chơi. Không có cóc hãy rút lui ngay, dẫu có thèm chơi đến mấy cũng phải dằn lòng lại.” (1)
Con Cóc Gỗ là một truyện ngắn rất hay, rất thật, hay như thật. Tới truyện “Hầm Gió” người đọc thấy một Lê Huy Oanh khác, nhưng cũng rất thật. Nếu người đọc biết được tác giả vốn là một tay chơi sành điệu nơi các vũ trường hẳn cũng sẽ nghĩ như người viết bài này: truyện trên cũng như truyện dưới ông viết từ kinh nghiệm cuộc sống. Trong một party mừng Giáng Sinh tại tư gia, Bình gặp Kim, một cô gái xa lạ mặc jupe đỏ, áo trắng, chàng mời nàng nhảy. Qua hai bản nhạc, họ thích nhau, khi đêm về khuya, Bình mời Kim về nhà mình nhưng nàng có ý nghĩ khác: về nơi nàng muốn về là “Hầm Gió.”
Dưới đây là cảnh sàn nhảy, diễn biến khi âm điệu và ánh sáng chuyển đổi:
“Rumba đã dứt, nhưng đào kép chưa kịp về chỗ thì ánh sáng trong phòng bỗng tăng hẳn lên cùng với điệu cha-cha-cha. Bình vừa giữ Kim đứng lại piste vừa hỏi: ‘Cha-cha-cha?’ Kim khẽ gật đầu. Bình kéo nhẹ một ngón tay nàng về phía mình rồi hơi nghiêng người sang phải, chàng búng nhẹ ngón tay đó ra mở bước khởi hành. Thân thể Kim vụt linh động hẳn lên trong những bước tới lui nhịp nhàng. Vẻ mặt nàng vẫn thờ ơ nhưng thân nàng uốn lượn say sưa như thể bây giờ nàng mới chấp nhận cuộc chơi. Nàng đi cha-cha-cha năm bước, rồi sáu bước. Trông nàng giống như một con rắn naja đang vươn mình lên mà tiến lui chập chờn theo tiếng quyển. Thay cho tiếng quyển là cả một trận gió âm thanh mà Ngựa Rừng [tên ban nhạc] đã tung ra. ‘Hoa Soan Bên Thềm Cũ.’ Ðó là một bài boléro nhưng Ngựa Rừng đã tăng tốc độ nhịp điệu lên gấp hai, biến nó thành cha-cha-cha, một điệu cha-cha-cha thật sôi động mà vẫn phảng phất vẻ mơ màng. Cha-cha-cha này mà đi bộp thì nhất. Bình nghĩ thế. Và chàng thực hiện ngay ý nghĩ đó. Chàng cầm lấy một bàn tay Kim trong những bước tiến của chàng để rồi sau mấy bước lui rất nhẹ, bàn tay phải của chàng đã đặt vào lưng người bạn chơi. Bàn tay ấy khẽ uốn, chuyển Kim từ tư thế cha-cha-cha sang tư thế bộp [be-bop]. Kim hơi bối rối, nhưng sự bối rối ấy chỉ thoáng trong một nửa giây. Phản ứng của nàng tới rất nhanh khiến nàng có đủ thời giờ đáp ứng ngay với bộp mà không làm hỏng nhịp. Ðưa đào ra kéo đào vào hai ba lần để lượng sức đào, Bình dần chuyển thế thủ sang thế công. Chàng quay mặt sang phải dẫn đào đi phía sau lưng, rồi chàng khẽ gạt ngón tay cho đào quay một vòng. Bất ngờ chỉ trong hai phách mà Kim đã quay tới hai vòng. Bình khen thầm: ‘Khá quá’ và chàng chỉ đủ thời giờ để nghĩ rất vắn vỏi như thế. Nhưng chàng cũng vừa nhận ra là Kim đi đủ tám bước. Ở Sài Gòn có lẽ chỉ có không quá mười người vũ nữ đi bộp đủ tám bước. Hầu hết chỉ đi bốn bước. Bốn bước đơn giản dễ đi nhưng nghèo nàn cằn cỗi. Phải đi tám bước mới duy trì được cái chất động thiết yếu của bộp, cái chất động tạo sự sống cho điệu vũ và tạo sự mềm mại uyển chuyển cho thân hình người đàn bà.” (2)
Anh Oanh,
Tạm viết về người tài tử nơi anh, hãy để đấy Lê Huy Oanh dịch giả và Lê Huy Oanh nhà phê bình văn học. 1955-2013, thu ngắn 58 năm quen biết. Chúc thượng lộ bình an.
Viên Linh
Little Saigon, 20 tháng 11, 2013
Chú thích:1- Con Cóc Gỗ, Khởi Hành 66, bộ mới hải ngoại, 4.2002 (đăng lại từ Khởi Hành bộ cũ trước 75).
2- Hầm Gió, Văn số 201, 5.1972, trang 45-56).
0 nhận xét:
Đăng nhận xét