Với tỷ lệ tán thành gần như tuyệt đối,
sáng nay, 28/11/2013, quốc hội VN với toàn đảng viên CS đã bỏ phiếu
'tán thành' việc thông qua bản hiến pháp sửa đổi. Kết quả này cũng đã
chính thức hạ màn vở kịch sửa đổi hiến pháp thông qua các vai diễn tại
quốc hội. Con số cao ngất ngưởng lên đến 97,59% đại biểu bỏ phiếu tán
thành là một kỷ lục chỉ có ở những chế độ độc tài.
Trước khi bắt đầu bỏ phiếu, để làm cho vở kịch thêm hồi gay cấn, chủ
tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng trơ trẽn nói trước quốc hội rằng đây là
bản hiến pháp "thể hiện được ý Đảng, lòng dân".
Ông Hùng sau đó tiếp tục lộng ngôn: "Tuyệt đại bộ phận nhân dân và Quốc
hội có thể khẳng định rằng đã đồng tình cao với dự thảo thông qua lần
này"
Kết quả cuộc biểu quyết bằng hình thức bấm nút đã được công bố lúc 10
giờ sáng nay, 28/11/2013. Có ba sự lựa chọn để các đại biểu quốc hội bấm
nút gồm có: "Tán thành", "không tán thành" và "không biểu quyết".
Trong tổng số 488 đại biểu có mặt thì có đến 486 đại biểu bấm nút 'tán
thành', không ai chọn 'không tán thành', có 2 đại biểu bấm nút không
biểu quyết.
Kết thúc vở kịch bỏ phiếu, toàn bộ đại biểu quốc hội đồng loạt đứng lên
vỗ tay chào mừng "giờ phút lịch sử" như lời CTQH Nguyễn Sinh Hùng.
Ngày 28/11/2013 sẽ đi vào lịch sử như là một ngày ô nhục của cái gọi là quốc hội Việt Nam.
Bản hiến pháp sửa đổi sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày 1/1/2014 tới.
Nội dung không có gì thay đổi đáng kể, điều 4 vẫn giữ nguyên về sự cầm
quyền độc tôn của đảng cộng sản, quyền tư hữu đất đai của người dân tiếp
tục bị tước đoạt.
Điểm khác biệt duy nhất là bản hiến pháp mới quy định chủ tịch nước sẽ
là người nắm các lực lượng vũ trang như công an và quân đội, giữ chức
Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh.
Trong bức email gửi Danlambao ngay sau khi kết quả bỏ phiếu được công bố, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc khu vực châu Á thuộc tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Right Watch) đã có lời bình luận về việc Quốc hội Việt Nam thông qua hiến pháp sửa đổi:
"Rather than listening to the voices of the thousands of Vietnamese
citizens who contributed ideas and opinions on how the Constitution
should better protect rights and promote more responsive governance, the
National Assembly voted in lockstep with the wishes of the government
and the Vietnam Communist Party. This is a huge missed opportunity for
reform that could have brought the nation's governance into closer
alignment with the international human rights standards that Vietnam
says it respects in word but routinely violate in practice. As an
opening act for Vietnam's debut at the UN Human Rights Council, it's
hugely disappointing."
“Thay vì lắng nghe tiếng nói của hàng nghìn công dân Việt Nam – những
người đã đóng góp ý kiến để làm thế nào Hiến pháp có thể bảo vệ tốt hơn
các quyền con người và nâng cao chất lượng quản trị – thì Quốc hội lại
đã đồng loạt bỏ phiếu theo nguyện vọng của nhà nước và Đảng Cộng sản
Việt Nam.
Một cơ hội khổng lồ đã bị bỏ lỡ, đó là cơ hội cải cách, đưa đường lối
quản trị của đất nước đến gần hơn với các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế
mà Việt Nam miệng thì nói là tôn trọng nhưng trên thực tế thì thường
xuyên vi phạm. Hành động đầu tiên để Việt Nam ra mắt Hội đồng Nhân quyền
LHQ mà như thế này, thật vô cùng đáng thất vọng”.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét