Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe |
Ngô Quảng
Để
đánh dấu 40 năm hợp tác với ASEAN, vào ngày 13 tháng 12 vừa qua tại Tokyo,
chính phủ Nhật đã tổ chức một hội nghị có tên Nhật Bản-ASEAN với sự tham dự của
tất cả lãnh đạo các quốc gia theo như tên gọi. Chỉ riêng nữ Thủ tướng Thái Lan
không đến dự được vì tình hình nước nhà của họ. Bà đã cử phó thủ tướng đi thay. Mục tiêu chính
thức của hội nghị này là đẩy mạnh hợp tác giữa Nhật và khối ASEAN, nhưng theo
giới phân tích thì khá rõ chính phủ Nhật Bản muốn dùng hội nghị này để giảm bớt
tầm ảnh hưởng của Trung quốc tại các quốc gia Đông Nam Á.
Trước
việc Bắc Kinh đang tìm cách gây sự đối với chủ quyền quần đảo Senkaku (Điếu
Ngư) của Nhật Bản nên Tokyo
phải đi tìm thêm đồng minh chống lại. Việt Nam,
Philippines
là hai quốc gia đầu tiên mà Nhật Bản muốn liên kết vì đã và đang bị Trung quốc
xâm lăng biển đảo.
Cụ thể như khi mới lên nắm quyền, Thủ tướng Abe của Nhật đã
công du Việt Nam và Philippines rồi
sau đó mới viếng thăm các quốc gia còn lại trong khối ASEAN.
Đáng
lý ra vấn đề ngăn chận việc bành trướng quân sự của Trung quốc ở biển Đông và
biển Hoa Đông là trọng tâm của cuộc hội nghị này, nhưng đề tài ADIZ lại trở thành
chuyện nóng bỏng và chiếm nhiều thì giờ nhất trong hội nghị. Vào ngày
23/11/2013, Trung quốc đột nhiên công bố thiết lập vùng ‘’Nhận dạng phòng không
(ADIZ)’’ ở vùng biển Hoa Đông bất chấp luật lệ quốc tế và trong tương lai gần cũng
thiết lập vùng ADIZ ở biển Đông, tất cả máy bay các nước muốn bay vào vùng này
phải thông báo trước ngày giờ và phi trình, nếu không thì sẽ bị bắt hạ cánh khẩn
cấp.
Có
dòng bình luận cho rằng Bắc Kinh tung ra vùng nhận dạng phòng không chính là để
thách thức và hăm dọa sự hợp tác giữa ASEAN và Nhật Bản chống Trung Quốc. Nỗ lực
này đã từng thấy tại cuộc họp của ASEAN tại Miên trước đây không lâu. Kết quả là
trong hội nghị lần này lãnh đạo ba nước Việt Miên Lào - những chính phủ được
xem là đang bị Bắc Kinh khống chế - đều ngỏ ý không muốn nêu thẳng tên Trung quốc
ra trong các chỉ trích về việc họ bất ngờ lập ra vùng ADIZ. Ngay cả những chữ
như "tự do phi hành’’ mà cả hội nghị tán thành cũng bị lãnh tụ 3 nước Việt
Miên Lào coi là những từ nhạy cảm và đề nghị không nên viết vào bản thông báo
chung.
Các vùng ADIZ trên biển Hoa Đông - Nguồn: Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản - Đồ họa: AFP, Tuổi Trẻ
Ông
Nguyễn Tấn Dũng, Đại diện cho chính quyền Hà Nội đến Tokyo tham dự hội nghị này. Trước khi ông Dũng
đi, người ta thấy trên website của bộ Ngoại giao chính quyền CSVN viết như sau:
Việt Nam
thật sự lo ngại việc Trung quốc thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở biển Hoa
Đông.
Nhưng
áp suất từ Bắc Kinh đã tăng đủ nhanh để ngay khi ông Dũng vừa đặt chân xuống Tokyo thì hai chữ ‘’lo ngại’’
đã được gấp rút sửa thành ‘’quan tâm’’ trong cả lời nói và chữ viết. Ông Lương
Thanh Nghị, phát ngôn viên bộ Ngoại giao VN, họp báo nói rằng Việt Nam chỉ quan
tâm mà thôi chứ chẳng có gì lo ngại hay chỉ trích về việc Trung quốc thiết lập
vùng ADIZ ở biển Hoa Đông. Hà Nội giữ lập trường trung lập về vấn đề này.
Và
cũng không ai ngạc nhiên khi trong suốt hội nghị, 3 thủ tướng - Nguyễn Tấn Dũng
của Việt Nam, Hun Sen của Campuchia, và Thonsing Thammavong của Lào - hầu như
hoàn toàn im lặng. Các bài phát biểu của họ đều tránh xa chủ đề chính và chỉ
nói những chuyện chung chung trong vùng.
Để
tăng tính thuyết phục các đồng minh chống Tàu, tại hội nghị này Nhật Bản cũng hứa
trong vòng 5 năm sẽ viện trợ và cho các nước ASEAN vay 20 tỷ mỹ kim. Và trong một
cuộc hội đàm song phương với Thủ tướng Abe bên lề hội nghị, ông Nguyễn Tấn Dũng
đã lên tiếng xin Nhật tăng viện trợ ODA cho Việt Nam
và quả quyết rằng từ trước đến nay Việt Nam đã sử dụng hợp lý tất cả những
số tiền viện trợ ODA của Nhật.
Hiển
nhiên, cả chính phủ Nhật và báo giới Nhật đều biết đó là những quả quyết bất kể
thực tế. Chính vì thế mà báo chí Nhật khi đưa tin về cuộc hội đàm song phương
này và lời ông Dũng đều nhắc lại hàng loạt các vụ tham nhũng từ vốn ODA của Nhật
như vụ Huỳnh Ngọc Sĩ với đại lộ Đông Tây ở Sài Gòn hay vụ sập cầu Cần Thơ trong
khi xây dựng, v.v...
Tài
năng đặc biệt của ông Nguyễn Tấn Dũng là dù ông biết rõ công luận Nhật vẫn còn đang
rất bực tức về tình trạng tham nhũng tại Việt Nam đã phung phí khối tiền thuế rất
lớn của dân Nhật qua các viện trợ phát triển ODA nhưng ông vẫn ... khẳng định.
Ngô Quảng
0 nhận xét:
Đăng nhận xét