1. Diễn đàn Xã hội dân sự ra đời.
2. Mạng lưới Blogger Việt Nam xuất hiện.
3. Dự thảo Hiến pháp vẫn được thông
qua với chỉ hai phiếu trắng, không có phiếu phản đối, bất chấp ý kiến phản biện
mạnh mẽ của nhiều tầng lớp xã hội, tiêu biểu là Kiến nghị 72 (với gần 15 ngàn
chữ ký ủng hộ, trong đó có nhiều người là nông dân) và bản nhận định và góp ý
dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của Hội đồng Giám mục Việt Nam.
4. Các đảng viên Lê Hiếu Đằng, tiếp
đó Phạm Chí Dũng và Nguyễn Đắc Diên công khai từ bỏ đảng tịch.
5. Nguyễn Phương
Uyên được trả tự do tại tòa dù đã dõng dạc công khai tuyên bố trước tòa:
"Tôi yêu Tổ quốc, nhưng xin đừng đánh đồng với Đảng".
6. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thú
nhận "đến hết thế kỷ này không biết đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở
Việt Nam
hay chưa".
7. Dân oan mất đất các miền kéo về
thủ đô và TP HCM tập trung biểu tình và đến các cơ quan trung ương đưa đơn
khiếu kiện, tố cáo cán bộ tham nhũng, trù dập và tiếp tục cướp đất của người
dân. Một dân oan là anh Đặng Ngọc Viết nổ súng vào quan chức giải phóng mặt
bằng rồi tự sát.
8. Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần.
9. Nghị định 72 về quản lý, cung
cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng được ban hành, bị tố cáo
là nhằm tăng cường trấn áp bất đồng và kiểm duyệt internet.
10. Việt Nam được bầu vào Hội đồng
Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, ngay sau đó đàn áp mạnh mẽ phong trào đòi nhân quyền
trong nước khắp từ Nam
đến Bắc.
BVN
0 nhận xét:
Đăng nhận xét