Trong
những ngày cuối năm mà được nghe những lời nói dịu dàng, chân thật, phát xuất
từ trái tim của một người, chúng ta phải cảm thấy may mắn. Bạn tôi là ông Ðinh
Sinh Long mới chuyển cho đọc thư, email của một độc giả Người Việt Online, sau khi
coi một chương trình trên Người Việt Ti Vi đã góp ý kiến (comment). Vị độc giả
tự giới thiệu là một sinh viên Ðại Học Việt Trì viết: “...tôi đã 20 tuổi, suốt
mười mấy năm đi học... tôi chỉ ước sao thầy cô tôi đừng nói dối, vì tôi có thể
cảm nhận được sự dối trá từ trái tim tôi, tôi chỉ ước được gặp một người thầy
đáng kính và làm cho tôi tin tưởng.”
Nghe lời ước ao của anh bạn trẻ, chúng ta thấy ấm lòng. Thường người ta đi học vẫn ước thi đậu, ước tốt nghiệp, sẽ kiếm được việc làm tốt, địa vị cao, vân vân. Nhiều người cũng ước ao được gặp thầy, cô giáo giỏi, yêu nghề, tận tụy truyền cho mình những hiểu biết kỹ thuật để khi ra đời mình sẽ thành công. Chú (hay cô) sinh viên Ðại Học Việt Trì này lại bày tỏ một ước mong: Mong gặp các thầy cô không nói dối.
Một tâm hồn trong sáng như vậy, đúng là một viên ngọc quý, trong xã hội nước ta cũng như loài người ở khắp thế giới. Vì người bạn trẻ này không ao ước một thứ gì cụ thể cho chính mình hưởng. Anh (giả thiết đây là một nam sinh viên) ước thầy cô giáo của mình không nói dối, tức là cũng mong ước các thầy, các cô sống hạnh phúc, bình an hơn. Vì một người nói dối thì trong lòng chắc khó an vui; cứ phải nói dối hoài hoài thì cuộc đời chắc sẽ kém hạnh phúc. Cho nên, niềm ao ước của anh bạn trẻ, trước hết, là muốn chính các thầy cô giáo của anh, hay bất cứ vị giáo sư, giáo viên nào đang đi dạy học trong nước anh, được sống một cuộc đời bình an, hạnh phúc.
Niềm ao ước cho thấy anh bạn trẻ cũng chứa trong lòng ước mong cho các bạn cùng tuổi mình, nhất là các thế hệ đàn em mình, sẽ được gặp những thầy cô giáo tốt; những người không nói dối, không biết nói dối, không quen nói dối, và không cần phải nói dối. Chẳng khác gì anh đang cầu chúc cả dân tộc Việt Nam được sống hạnh phúc hơn. Ðọc thư của anh, phải thấy cảm động. Chúng ta nhìn thấy một tâm hồn thanh cao, hướng thiện, yêu đồng bào, yêu mọi người, và yêu sự thật. Anh đã viết: “Tôi đã muốn khóc khi nghe clip này...” Ðọc mấy dòng thư của anh, chúng ta cũng muốn khóc. Ðất nước vẫn có bao nhiêu người trẻ tuổi với tâm hồn trong sáng, hướng về điều thiện như vậy, sao không xúc động, sao không cảm ơn Trời Phật được?
Thử đọc lại mấy hàng góp ý của anh. Anh nói lên một niềm ao ước mà không bày tỏ một ý tưởng nào là hờn giận hay oán trách các thầy giáo, cô giáo của mình “suốt mười mấy năm đi học.” Anh không nhắc đến những điều đen tối để tỏ ra chán nản, hay oán trách cuộc đời. Trái lại, anh nhìn về phía có ánh sáng; nói ra ngay một ước mong tích cực, chia sẻ với mọi người, những người không quen biết với anh: “Ước được gặp một người thầy đáng kính và làm cho tôi tin tưởng.”
Chúng ta ai chẳng ước mong gặp một người thầy đáng kính, một người làm gương tốt cho mình tin tưởng. Nhưng chúng ta cũng không vì thế mà phải oán trách những thầy, cô còn chưa đáp ứng nỗi ước mong của mình. Biết mình phải nghe những điều sai sự thật suốt bao nhiêu năm, nhưng anh không ngỏ một lời oán thoán các thầy cô giáo cũ. Ðây là một tấm lòng quảng đại. Anh đã thực hành những lời Chúa Giê Su dạy, mà có thể anh chưa từng nghe: “Hãy yêu kẻ nghịch với mình và cầu nguyện cho những kẻ bức hại mình” (Ma Thiơ, 5:44). Anh đã thực hành phép tu “từ bi quán” của Ðức Phật, dù không chắc anh đã là một Phật tử: Hãy ngồi yên lắng, để lòng từ bi ở trong mình trải rộng ra bao trùm khắp mọi người, mọi vật. Nền đạo lý anh đang sống có thể không do các tôn giáo trực tiếp đem lại; mà anh chỉ được giáo dục trong gia đình, theo truyền thống của ông bà, cha mẹ Việt Nam chúng ta. Mà tổ tiên chúng ta thì đã tiếp nhận được bao nhiêu lời giáo huấn tử những vị thầy của nhân loại; vẫn còn giữ lại được, như anh chứng tỏ. Biết như vậy, chẳng đáng cho lòng chúng ta thêm vui trong những ngày cuối năm hay sao?
Tôi phải thú nhận rằng bức thư của chú sinh viên Ðại Học Việt Trì khiến tôi cảm động, lý do cũng vì tôi hơi thiên vị. Ðọc câu anh viết anh “chỉ ước sao thầy cô tôi đừng nói dối” mà không nói một lời oán giận, không trách móc các thầy cô giáo; khiến tôi an lòng. Họ là các đồng nghiệp của tôi. Tôi đã làm nghề dạy học ở Việt Nam từ hơn 50 năm trước đây, cho tới ngày phải đi xa xứ. Tôi tin chắc không một thầy giáo, cô giáo nào người Việt Nam mà lại muốn nói dối học trò. Có thể nhiều người thiếu khả năng, họ có thể yếu đuối, có thể dậy không hết lòng. Nhưng chắc không ai có ý lừa gạt, bằng những lời dối trá, những bộ óc thơ dại được xã hội trao cho mình dậy dỗ.
Nhiều khi một ông thầy phải nói những lời sai sự thật, vì cả hệ thống giáo dục bắt họ làm việc đó. Thí dụ, có những môn “thầy không muốn dạy và trò không muốn học” nhưng vẫn phải dạy, phải học, phải đi thi. Câu này là của Giáo Sư Lý Chánh Trung viết về môn học chủ nghĩa Marx-Lenin, trước đây hơn 30 năm. Ngoài môn học về chủ nghĩa Mác Lê, còn rất nhiều điều sai sự thật trong các môn văn chương, lịch sử, mà các thầy giáo, cô giáo phải theo đúng sách do các cán bộ tuyên huấn soạn. Các thầy giáo, cô giáo có tin những điều viết trong sách là đúng sự thật hay không? Chắc là không; nhưng họ vẫn phải dậy. Các tác giả sách giáo khoa có tin những điều họ viết là có thật hay không? Chắc cũng không nốt. Tất cả, họ đều là những nạn nhân. Ðến lượt các học sinh, sinh viên cũng là những nạn nhân. Phụ huynh các em cũng là những nạn nhân. Cho nên, chắc hẳn các em học sinh cũng thương các thầy cô đã phải “nói dối” ngoài ý muốn của họ.
Chúng ta phải thương lẫn nhau thôi.
Nhưng chúng ta vẫn lạc quan và tin tưởng. Người sinh viên Ðại Học Việt Trì viết cho Người Việt Online hoàn toàn xa lạ với chúng tôi. Có thể nhìn anh như một độc giả trẻ tiêu biểu, vô danh, dù anh ký tên với bất cứ biệt hiệu nào. Tính chất vô danh khiến cho anh trở thành tiêu biểu. Vì vậy, chúng ta cảm thấy tin tưởng: Có hàng triệu, hàng chục triệu thanh niên nước ta cũng chia sẻ tâm trạng và ước mong của anh. Như anh viết: “Ước được gặp một người thầy đáng kính, đáng tin tưởng.”
Khi biết rằng tất cả các thầy cô anh gặp trong đời chưa thể hiện đúng hình ảnh của vị thầy đáng kính, đáng tin tưởng, chỉ vì họ đều là nạn nhân của một cảnh dối trá quy mô tập thể, thì anh cũng có thể tin chắc một điều: Khi tất cả tấn tuồng dối trá đó được xóa đi, chắc chắn đất nước chúng ta sẽ có nhiều thầy, cô đáng kính, đáng tin tưởng cho các em học sinh noi gương.
Khi đọc thư anh viết: “Tôi có thể cảm nhận được sự dối trá từ trái tim tôi,” chúng ta lại càng tin tưởng. Không ai có thể nói dối tất cả mọi người, nói dối hoài hoài được. Những thầy cô bị ép buộc phải nói dối. Những nhà văn, nhà báo cũng bị ép buộc hay mua chuộc khiến họ cũng nói sai sự thật. Nhưng tất cả đồng bào Việt Nam, không ai ngu dại, họ đều biết: “Tôi có thể cảm nhận được sự dối trá từ trái tim tôi.”
Nhiều người vẫn bi quan, cho rằng nền đạo lý chung đang suy yếu, không biết bao giờ mới phục hồi lại được! Nhưng chúng ta có thể tin tưởng. Khi tấn tuồng dối trá hạ màn, người Việt Nam tất cả sẽ “cảm nhận được từ trái tim” để biết mình phải sống thế nào, không sống dối trá, phải sống bằng tấm lòng thành thật, tin yêu. Tôi xin ngỏ lời cảm ơn cậu cháu (hay cô cháu) sinh viên Ðại Học Việt Trì, 20 tuổi.
Kính chúc quý vị độc giả một năm mới thương yêu và tin tưởng.
Nghe lời ước ao của anh bạn trẻ, chúng ta thấy ấm lòng. Thường người ta đi học vẫn ước thi đậu, ước tốt nghiệp, sẽ kiếm được việc làm tốt, địa vị cao, vân vân. Nhiều người cũng ước ao được gặp thầy, cô giáo giỏi, yêu nghề, tận tụy truyền cho mình những hiểu biết kỹ thuật để khi ra đời mình sẽ thành công. Chú (hay cô) sinh viên Ðại Học Việt Trì này lại bày tỏ một ước mong: Mong gặp các thầy cô không nói dối.
Một tâm hồn trong sáng như vậy, đúng là một viên ngọc quý, trong xã hội nước ta cũng như loài người ở khắp thế giới. Vì người bạn trẻ này không ao ước một thứ gì cụ thể cho chính mình hưởng. Anh (giả thiết đây là một nam sinh viên) ước thầy cô giáo của mình không nói dối, tức là cũng mong ước các thầy, các cô sống hạnh phúc, bình an hơn. Vì một người nói dối thì trong lòng chắc khó an vui; cứ phải nói dối hoài hoài thì cuộc đời chắc sẽ kém hạnh phúc. Cho nên, niềm ao ước của anh bạn trẻ, trước hết, là muốn chính các thầy cô giáo của anh, hay bất cứ vị giáo sư, giáo viên nào đang đi dạy học trong nước anh, được sống một cuộc đời bình an, hạnh phúc.
Niềm ao ước cho thấy anh bạn trẻ cũng chứa trong lòng ước mong cho các bạn cùng tuổi mình, nhất là các thế hệ đàn em mình, sẽ được gặp những thầy cô giáo tốt; những người không nói dối, không biết nói dối, không quen nói dối, và không cần phải nói dối. Chẳng khác gì anh đang cầu chúc cả dân tộc Việt Nam được sống hạnh phúc hơn. Ðọc thư của anh, phải thấy cảm động. Chúng ta nhìn thấy một tâm hồn thanh cao, hướng thiện, yêu đồng bào, yêu mọi người, và yêu sự thật. Anh đã viết: “Tôi đã muốn khóc khi nghe clip này...” Ðọc mấy dòng thư của anh, chúng ta cũng muốn khóc. Ðất nước vẫn có bao nhiêu người trẻ tuổi với tâm hồn trong sáng, hướng về điều thiện như vậy, sao không xúc động, sao không cảm ơn Trời Phật được?
Thử đọc lại mấy hàng góp ý của anh. Anh nói lên một niềm ao ước mà không bày tỏ một ý tưởng nào là hờn giận hay oán trách các thầy giáo, cô giáo của mình “suốt mười mấy năm đi học.” Anh không nhắc đến những điều đen tối để tỏ ra chán nản, hay oán trách cuộc đời. Trái lại, anh nhìn về phía có ánh sáng; nói ra ngay một ước mong tích cực, chia sẻ với mọi người, những người không quen biết với anh: “Ước được gặp một người thầy đáng kính và làm cho tôi tin tưởng.”
Chúng ta ai chẳng ước mong gặp một người thầy đáng kính, một người làm gương tốt cho mình tin tưởng. Nhưng chúng ta cũng không vì thế mà phải oán trách những thầy, cô còn chưa đáp ứng nỗi ước mong của mình. Biết mình phải nghe những điều sai sự thật suốt bao nhiêu năm, nhưng anh không ngỏ một lời oán thoán các thầy cô giáo cũ. Ðây là một tấm lòng quảng đại. Anh đã thực hành những lời Chúa Giê Su dạy, mà có thể anh chưa từng nghe: “Hãy yêu kẻ nghịch với mình và cầu nguyện cho những kẻ bức hại mình” (Ma Thiơ, 5:44). Anh đã thực hành phép tu “từ bi quán” của Ðức Phật, dù không chắc anh đã là một Phật tử: Hãy ngồi yên lắng, để lòng từ bi ở trong mình trải rộng ra bao trùm khắp mọi người, mọi vật. Nền đạo lý anh đang sống có thể không do các tôn giáo trực tiếp đem lại; mà anh chỉ được giáo dục trong gia đình, theo truyền thống của ông bà, cha mẹ Việt Nam chúng ta. Mà tổ tiên chúng ta thì đã tiếp nhận được bao nhiêu lời giáo huấn tử những vị thầy của nhân loại; vẫn còn giữ lại được, như anh chứng tỏ. Biết như vậy, chẳng đáng cho lòng chúng ta thêm vui trong những ngày cuối năm hay sao?
Tôi phải thú nhận rằng bức thư của chú sinh viên Ðại Học Việt Trì khiến tôi cảm động, lý do cũng vì tôi hơi thiên vị. Ðọc câu anh viết anh “chỉ ước sao thầy cô tôi đừng nói dối” mà không nói một lời oán giận, không trách móc các thầy cô giáo; khiến tôi an lòng. Họ là các đồng nghiệp của tôi. Tôi đã làm nghề dạy học ở Việt Nam từ hơn 50 năm trước đây, cho tới ngày phải đi xa xứ. Tôi tin chắc không một thầy giáo, cô giáo nào người Việt Nam mà lại muốn nói dối học trò. Có thể nhiều người thiếu khả năng, họ có thể yếu đuối, có thể dậy không hết lòng. Nhưng chắc không ai có ý lừa gạt, bằng những lời dối trá, những bộ óc thơ dại được xã hội trao cho mình dậy dỗ.
Nhiều khi một ông thầy phải nói những lời sai sự thật, vì cả hệ thống giáo dục bắt họ làm việc đó. Thí dụ, có những môn “thầy không muốn dạy và trò không muốn học” nhưng vẫn phải dạy, phải học, phải đi thi. Câu này là của Giáo Sư Lý Chánh Trung viết về môn học chủ nghĩa Marx-Lenin, trước đây hơn 30 năm. Ngoài môn học về chủ nghĩa Mác Lê, còn rất nhiều điều sai sự thật trong các môn văn chương, lịch sử, mà các thầy giáo, cô giáo phải theo đúng sách do các cán bộ tuyên huấn soạn. Các thầy giáo, cô giáo có tin những điều viết trong sách là đúng sự thật hay không? Chắc là không; nhưng họ vẫn phải dậy. Các tác giả sách giáo khoa có tin những điều họ viết là có thật hay không? Chắc cũng không nốt. Tất cả, họ đều là những nạn nhân. Ðến lượt các học sinh, sinh viên cũng là những nạn nhân. Phụ huynh các em cũng là những nạn nhân. Cho nên, chắc hẳn các em học sinh cũng thương các thầy cô đã phải “nói dối” ngoài ý muốn của họ.
Chúng ta phải thương lẫn nhau thôi.
Nhưng chúng ta vẫn lạc quan và tin tưởng. Người sinh viên Ðại Học Việt Trì viết cho Người Việt Online hoàn toàn xa lạ với chúng tôi. Có thể nhìn anh như một độc giả trẻ tiêu biểu, vô danh, dù anh ký tên với bất cứ biệt hiệu nào. Tính chất vô danh khiến cho anh trở thành tiêu biểu. Vì vậy, chúng ta cảm thấy tin tưởng: Có hàng triệu, hàng chục triệu thanh niên nước ta cũng chia sẻ tâm trạng và ước mong của anh. Như anh viết: “Ước được gặp một người thầy đáng kính, đáng tin tưởng.”
Khi biết rằng tất cả các thầy cô anh gặp trong đời chưa thể hiện đúng hình ảnh của vị thầy đáng kính, đáng tin tưởng, chỉ vì họ đều là nạn nhân của một cảnh dối trá quy mô tập thể, thì anh cũng có thể tin chắc một điều: Khi tất cả tấn tuồng dối trá đó được xóa đi, chắc chắn đất nước chúng ta sẽ có nhiều thầy, cô đáng kính, đáng tin tưởng cho các em học sinh noi gương.
Khi đọc thư anh viết: “Tôi có thể cảm nhận được sự dối trá từ trái tim tôi,” chúng ta lại càng tin tưởng. Không ai có thể nói dối tất cả mọi người, nói dối hoài hoài được. Những thầy cô bị ép buộc phải nói dối. Những nhà văn, nhà báo cũng bị ép buộc hay mua chuộc khiến họ cũng nói sai sự thật. Nhưng tất cả đồng bào Việt Nam, không ai ngu dại, họ đều biết: “Tôi có thể cảm nhận được sự dối trá từ trái tim tôi.”
Nhiều người vẫn bi quan, cho rằng nền đạo lý chung đang suy yếu, không biết bao giờ mới phục hồi lại được! Nhưng chúng ta có thể tin tưởng. Khi tấn tuồng dối trá hạ màn, người Việt Nam tất cả sẽ “cảm nhận được từ trái tim” để biết mình phải sống thế nào, không sống dối trá, phải sống bằng tấm lòng thành thật, tin yêu. Tôi xin ngỏ lời cảm ơn cậu cháu (hay cô cháu) sinh viên Ðại Học Việt Trì, 20 tuổi.
Kính chúc quý vị độc giả một năm mới thương yêu và tin tưởng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét