Xe ngựa. Hình minh hoạ. Nguồn: chinhhoiuc.blogspot.com |
K’Sim (Đăk Nông)
Năm
1990, tôi tìm về thăm người thân Cư Jut (nay là thị trấn Ea Tlinh,
huyện Cư Jut, tỉnh Đăk Nông), tới Buôn Mê Thuột trời đã tối không còn xe
đò, có người chỉ “ra quốc lộ 14 đón xe ngựa mà đi, giờ này xe chở hàng
lên chợ bắt đầu về đấy.”
Tôi nghe lời, vì
xe ôm chạy đêm họ ‘chặt’ quá đắt. Thật may mắn tôi vẫy cái đầu tiên,
bác ‘tài’ lái xe ngựa đồng ý cho đi với giá hình như 500 đồng thì phải,
chỉ bằng 1/4 tiền đi xe ôm. Thùng xe trống hốc không chở gì vì bác tài
bảo chở mướn đậu lên Buôn Mê Thuột cho người ta, nhưng bác bảo tôi ngồi ở
cái càng đằng trước đối diện cùng với bác.
Xe ngựa bấy giờ cũng có đèn pha chạy bằng bình ác quy rọi được một đoạn chừng mươi mét, có còi bóp nghe ‘bim, bim’, thế nhưng điều tôi thú vị hơn là tiếng vó ngựa ‘lộp cộp’ đều đều và riếng nhạc kêu ‘leng keng’. Vừa đi bác ‘tài’ vừa hỏi tôi đủ mọi chuyện từ gia đình, bản thân, công việc làm ăn, quê hương nơi tôi đang sống... Rôi bác kể tôi nghe chuyện bác làm nghề đánh xe ngựa.
Xe ngựa bấy giờ cũng có đèn pha chạy bằng bình ác quy rọi được một đoạn chừng mươi mét, có còi bóp nghe ‘bim, bim’, thế nhưng điều tôi thú vị hơn là tiếng vó ngựa ‘lộp cộp’ đều đều và riếng nhạc kêu ‘leng keng’. Vừa đi bác ‘tài’ vừa hỏi tôi đủ mọi chuyện từ gia đình, bản thân, công việc làm ăn, quê hương nơi tôi đang sống... Rôi bác kể tôi nghe chuyện bác làm nghề đánh xe ngựa.
Trước kia bác chuyên chở khách từ chợ Cư Jut lên Buôn Mê Thuột,
thời ấy mỗi chuyến chỉ chở nhiều lắm được 6 người, đi về là 12 khách mà
thôi. Tôi hỏi:”Vậy thì phải là thùng xe khác, chớ thùng nhỏ thế này sao
chở được ạ?”. Bác cười:”Nó cũng chỉ vậy thôi, vì có một con ngựa kéo,
nếu là thùng to và cao hơn sẽ không an toàn.”
Thì ra, xe ngựa hoàn toàn không có ghế, mà chủ xe trải tấm chiếu rộng một mét hai để khách ngồi; người lên xe treo dép lên các móc đóng ở trên đầu, ngồi mỗi bên ba người, chân của người bên này duỗi ra thì đặt sát vào mông người đối diện. Còn nếu khách có mang theo bất kỳ hành lý gì cũng phải để trên cái giá đóng bên ngoài của hai bên thùng xe hoặc bỏ trên nóc chứ trong xe chật cứng chẳng chỗ nào bỏ được.
Thì ra, xe ngựa hoàn toàn không có ghế, mà chủ xe trải tấm chiếu rộng một mét hai để khách ngồi; người lên xe treo dép lên các móc đóng ở trên đầu, ngồi mỗi bên ba người, chân của người bên này duỗi ra thì đặt sát vào mông người đối diện. Còn nếu khách có mang theo bất kỳ hành lý gì cũng phải để trên cái giá đóng bên ngoài của hai bên thùng xe hoặc bỏ trên nóc chứ trong xe chật cứng chẳng chỗ nào bỏ được.
Xe chạy là khách đem chuyện cửa, chuyện nhà, chuyện con cái, chuyện
xóm làng… ra kể đến tận bến vẫn chưa hết chuyện. Tôi nói:”Thế nghề đánh
xe ngựa cũng vui quá bác hen.” Bác lắc đầu:”Vui gì, cực lắm cháu ạ.
Sáng 3 giờ đã phải đi thả ngựa và trông chừng cho ăn, năm giờ rưỡi đã
phải ra bến đợi khách. Nói cho đúng ra xe chỉ chở được năm, sáu người
khách thôi nên chỉ nửa tiếng là khởi hành, nếu có thiếu thì trên đường
đi bắt thêm. Tới bến xe trên Thị xã lại phải thả ngựa ra chỗ nào có cỏ
và trông chừng cho ăn tiếp, chứ đến trưa ngựa đói thì nó chẳng chịu kéo
khách về đâu. 10 giờ lại đưa ngựa ra bến để xếp khách, xếp hàng lên xe, 2
tiếng sau thì về tới bến nhà, nếu ai nhà xa bến mà có hàng nhiều thì
đưa người ta về tận nhà nữa. Khẩn trương thu sếp công việc để 2 giờ
chiều tiếp tục chạy thêm chuyến thứ hai, chứ mỗi ngày một chuyến kể như
đói.”
Bác bảo, vất vả như vậy nhưng cả ngày chạy đủ khách 4 chuyến đi về
mới mua được khoảng 10 kg gạo, trong khi đó phải mất tới 1/4 số tiền ấy
mua cám cho ngựa ăn, mặc dù cỏ thời đó có đầy, song có ăn cám thì ngựa
mới khỏe để kéo xe được.
Sau đó thì xe lam, xe hơi, xe đò phát triển nhiều, chỉ những người
quen và thân thiết lắm trong xóm nể tình mới đi xe ngựa, vì xe ngựa chạy
nhanh cũng mất một tiếng rưỡi đồng hồ mới lên tới Buôn Mê Thuột. Còn xe
lam, xe hơi chỉ 30-40 phút là cùng. Đến năm 1988 thì hầu như không còn
ai đi xe ngựa nữa nên bác và những người chủ xe ngựa trong khu vực phải
chạy hàng hóa cho những người đi buôn từ huyện lên thị xã. Nghề chạy xe
chở nông sản cực khổ trăm bề, 3-4 giờ dù mưa gió đi nữa cũng phải đánh
xe vào tận rẫy để cùng chủ hàng chất lên xe, rồi tự mình ràng buộc sao
cho đừng để đổ, rồi chạy vội ra thị trấn mua cái bánh mì vừa đánh xe vừa
nhai, vậy thôi chứ làm gì dám ăn tô phở hay tô bún. Ấy vậy mà ngày nào
chạy xe thì có tiền mua gạo và nửa ký cá, cùng lắm nửa ký thịt ba chỉ về
cho vợ con ăn, ngày mưa gió hay thấy ngựa muốn bệnh thì kể như… đói.
Chuyện vui nên chẳng mấy chốc mà bác ‘tài’ bảo đây đã là Cư Jut.
Tôi định sửa soạn xuống, nhưng bác bảo cứ ngồi im bác sẽ đưa đến tận nhà
anh tôi, vì bác biết rất rõ. Tới ngõ, bác dúi vào tay tôi tờ tiền lúc
tối tôi đưa trả tiền xe rồi bảo:”Ai chứ nhà ông này tôi quen mà, cứ vào
bảo đi xe ngựa của ông Chín Râu là ông bà ấy biết tôi. Giá còn sớm thì
vào chơi chút, còn giờ đã muộn rồi, phải về không có vợ con nó chờ cơm.”
Rồi mấy năm sau gia đình tôi chuyển lên định cư tại gần chợ huyện,
lúc ấy có tìm được chiếc xe ngựa cũng không còn. Khi hỏi thăm về ông
Chín Râu, anh tôi bảo:”Ông ấy mất rồi, nhưng có điều lạ là con ngựa cũng
bỏ vào rừng sống luôn, lâu lâu người ta bắt gặp nó về bên mộ ông ấy một
lúc rồi đi.”
K’Sim (Đăk Nông)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét