Mạng Dân làm báo ngày 24/1/2014 vừa thuật lại chuyến đi thăm
tù nhân Đinh Nguyên Kha của mẹ anh là bà Nguyễn thị Kim Liên. Bà vừa thực hiện một
chuyến đi Hoa Kỳ, gặp gỡ cộng đồng người Việt và các nhà báo quốc tế tại Quận
Cam, rồi sang thủ đô Washington, cùng đoàn đại biểu các gia đình tù lương tâm
điều trần trước cơ quan Quốc hội Mỹ. Sau hơn mươi ngày vất vả vì đường xa, trở
về nhà là bà đi ngay ra trại giam Xuyên Mộc, Bà Rịa, ngày 22/1 /2014 để thăm
Kha. Đinh Nhật Uy, anh của Kha, cũng từng bị tù cùng em, cùng đi với mẹ.
Uy đã thuật lại tỷ mỷ cuộc thăm nuôi rất cảm động này cho một số nhà báo. Các bài viết kể về chuyến thăm con của người mẹ thuật lại niềm vui gia đình người tù được có những giây phút ấm cúng của nghĩa tình ruột thịt khi Tết Giáp Ngọ sắp đến, niềm vui thêm sâu lắng khi người tù được nghe kể về chuyến đi vận động quốc tế ở Hoa Kỳ của mẹ mình.
Nhưng theo lời Uy kể lại thì cuộc gặp đã mang lại nhiều lo âu và bị phủ một không khí buồn thảm.
Bà Kim Liên rơi nước mắt thấy cậu con trai yêu quý gầy rộc đi và đen sạm khác hẳn lần thăm trước. Anh run rẩy vì lạnh, không có áo ấm. Anh kể với mẹ và anh trai rằng anh nằm trên chiếc chiếu mỏng trải trên nền đất, lạnh không sao chợp mắt. Anh phải ra ngoài ruộng trồng lúa và trồng rau; từ sinh viên anh mất tự do, mất học, thành anh nông dân lam lũ, đói khổ. Anh còn cho biết trại không cho đóng cửa phòng nên gió lạnh thổi vào, nhiều người nhất là người tù lớn tuổi ho suốt đêm.
Uy kể lại rằng thế là người mẹ nổi nóng vì xót xa thấy con mình bị hành hạ. Bà đưa ngay cho người giám thị có mặt những câu chất vấn gay gắt và những lời dạy bảo thẳng thắn. Bà chất vấn:
Uy đã thuật lại tỷ mỷ cuộc thăm nuôi rất cảm động này cho một số nhà báo. Các bài viết kể về chuyến thăm con của người mẹ thuật lại niềm vui gia đình người tù được có những giây phút ấm cúng của nghĩa tình ruột thịt khi Tết Giáp Ngọ sắp đến, niềm vui thêm sâu lắng khi người tù được nghe kể về chuyến đi vận động quốc tế ở Hoa Kỳ của mẹ mình.
Nhưng theo lời Uy kể lại thì cuộc gặp đã mang lại nhiều lo âu và bị phủ một không khí buồn thảm.
Bà Kim Liên rơi nước mắt thấy cậu con trai yêu quý gầy rộc đi và đen sạm khác hẳn lần thăm trước. Anh run rẩy vì lạnh, không có áo ấm. Anh kể với mẹ và anh trai rằng anh nằm trên chiếc chiếu mỏng trải trên nền đất, lạnh không sao chợp mắt. Anh phải ra ngoài ruộng trồng lúa và trồng rau; từ sinh viên anh mất tự do, mất học, thành anh nông dân lam lũ, đói khổ. Anh còn cho biết trại không cho đóng cửa phòng nên gió lạnh thổi vào, nhiều người nhất là người tù lớn tuổi ho suốt đêm.
Uy kể lại rằng thế là người mẹ nổi nóng vì xót xa thấy con mình bị hành hạ. Bà đưa ngay cho người giám thị có mặt những câu chất vấn gay gắt và những lời dạy bảo thẳng thắn. Bà chất vấn:
- Sao các ông không cứu xét cho người ta mang áo
ấm, chăn ấm vào? Các ông có biết lạnh không?
- Sao các ông lại không cho đóng cửa khi trời
lạnh? Rồi khi mưa bão thì sao, ai chịu thấu được?
- Các ông thử đặt mình vào cảnh như anh chị em bị
giam như thế này thì có chịu được không?
- Tôi đề nghị các ông phải đề nghị lên cấp trên
có chính sách nhân đạo với người bị giam, cho gia đình được mang áo quần
ấm và thức ăn thăm nuôi, những ngày thường cũng như những ngày Tết sắp đến.
Bài báo mới trên Dân Trí (25/1) cho biết bà Kim Liên từ một
nông dân chân chất sau khi 2 con trai bị bắt giam đã thay đổi hẳn. Bà ham đọc báo,
nghe đài, còn xem cả tin tức trên com-pu-tơ, ăn nói lưu loát. Bố của Nguyên Kha
và Nhật Uy từ chỗ rất ít nói cũng trở nên linh hoạt khác trước. Khi mới bị bắt
Nguyên Kha lỡ mồm nhận tội chỉ vì – theo anh kể lại – họ dọa là không nhận thì
họ sẽ bắt giam cả bố và mẹ, làm cho anh kinh hoàng. Thế là anh phát hoảng. Nghe
xong bố anh nói: “Mày đừng có sợ, họ bắt tao đi tù tao cũng không sợ. Mình sống
ngay thẳng mà.” Ông trở nên người hoạt bát mạnh mẽ khác hẳn trước.
Uy kể rằng tay giám thị khi bị mẹ anh chất vấn rất lúng túng. Anh ta đổ lỗi cho cấp trên, mọi sự là “do trên quy định”, do “quyết định của cấp trên”, “chúng tôi sẽ đề nghị lên cấp trên giải quyết”… Anh ta nói: “Trên quy định người tù được phát 2 áo ngắn tay, 2 áo dài tay, 2 quần, 1 chiếc chiếu, thế thôi”. Anh ta hứa sẽ đề nghị lên trên và riêng việc đóng cửa khi trời lạnh thì anh ta sẽ giải quyết.
Qua cuộc sống ở trại giam Xuyên Mộc, Vũng Tàu, có thể thấy phần nào trại giam của Cộng sản, từ những Goulag rùng rợn của Liên Xô cũ đến những trại lao cải của Trung cộng, cho đến trại giam ở Việt Nam tàn bạo ác độc ra sao đối với tù nhân là dân thường, trong đó các tù nhân vốn là chiến sỹ đòi dân chủ và nhân quyền cho toàn dân còn bị bạc đãi đặc biệt.
Để dễ bề so sánh rất nên xem lại những bài báo nói lên cảnh trong tù của những quan to Cộng sán khi sa cơ do phạm tội .Bộ trưởng năng lượng Vũ Ngọc Hải bị tòa án Hà Nội tuyên án 3 năm tù giam do phạm tội vô trách nhiệm làm thất thoát hàng ngàn tỷ đồng, nhưng chỉ sau có 1 năm + 3 tuần lễ là được đặc xá. Rồi Trung tướng Bùi Quốc Huy bị tòa án Sài Gòn tuyên án 4 năm tù giam trong vụ đại án Năm Cam, nhưng chỉ ngồi tù chưa đến 2 năm là được đặc xá. Đó là “2 đồng chí tù”, từng là đảng viên CS, là ủy viên Trung ương đảng, là loại tù cao cấp.
Theo luật, mọi người tù đều mất quyền công dân, đều bình đẳng như nhau. Nhưng đó là trên giấy tờ mà thôi. Hãy đọc bài viết của Xuân Ba trên báo Lao Động ngày 22 tháng 6/2008 ghi lại chuyện ở tù do ông Hải thích thú kể lại sau khi được tự do trước thời hạn.
Năm 2006 khi ông Hải vào tù ở trại Thanh Xuân, Hà Nội, chính Thứ trưởng Bộ Công an Lê Minh Hương vào tại trại giam chỉ đạo làm một phòng riêng cho ngài nguyên bộ trưởng. Trại cũng chọn một tù nhân được ở cùng với ông Hải, hẳn là để giảm bớt sự quá riêng biệt, nhưng lại có lợi là ông Hải có kẻ để giúp đỡ, sai bảo. Đi tù như thế còn có mặt hơn là tại ngoại.
Ông Hải kể rằng Thủ tướng Võ Văn Kiệt nhiều lần vào thăm, có khi đi cùng vợ là bà Cầm, lần nào cũng có quà quý, 2 hay 3 chai rượu sâm banh loại đặc biệt. Thủ tướng Kiệt còn gắn huy hiệu kỷ niệm đường dây Bắc - Nam cho ông. Phó Thủ tướng Phan Văn Khải cũng vào thăm và mở chai rượu quý chia vui cùng với ông trại trưởng. Ông Hải còn khoe rằng riêng cấp bộ trưởng và thứ trưởng số vào thăm ông là 28 người, chưa kể cán bộ cấp thấp hơn.
Chuyện lao động mới hài hước làm sao! Ông Hải bảo vợ mua mấy con gà mái và mấy bịch thức ăn cho gà, ông nuôi gà lấy trứng và thịt gà tự cải thiện và mời bạn bè, được tiếng là “lao động tự cải tạo”, lại không phải làm ruộng, nuôi lợn, trồng rau.
Tù cấp cao, tù quý phái, tù cao cấp có khác. Chưa hết, ông Hải được đặc cách không phải tập họp điểm danh, không cần có mặt để nghe Trại trưởng huấn thị, kiểm điểm, vì “chả lẽ bắt tôi ngồi xổm dưới đất để nghe trại trưởng lên lớp“, ông Hải kể.
Người nhà ông được vào thăm thoải mái, mang quà vào cũng tha hồ, áo quần chăn màn, tất chân tất tay đủ hết.
Trên đà phấn chấn ông Hải còn kể cho 2 nhà báo Thọ Bình và Bá Kiên của VN Express rằng ông được trại giam Thanh Xuân cho mang vào cả từng thùng bia, và nhiều lần Trưởng trại có khách sai người chạy xuống phòng ông xin bia và cả rượu quý để đãi khách. Ông có riêng một máy truyền hình để theo dõi tin tức và giải trí.
Hãy so sánh cuộc sống trong tù của Đinh Nguyên Kha và Vũ Ngọc Hải. Hai thái cực. Một trời một vực. Anh Nguyên Kha gầy đen thiếu ăn thiếu ngủ, nằm trên chiếu mỏng trải trên nền đất, co ro vì đói lạnh. Ông Hải vào tù như đi nghỉ mát, lao động nuôi gà kiểu công tử bột, lên cân vì không phải lo nghĩ gì, ra tù còn khối tiền phân tán để tiêu xài suốt đời. Tù 3 năm mà hơn một năm đã ra tù. Ra tù còn kiêu ngạo, tự mãn và hãnh diện. Một chế độ mất dạy không cải tạo nổi kẻ xấu.
Có cả một Cục quản lý trại giam nặng nề của Bộ Công an chịu trách nhiệm các trại giam trong cả nước, mà để cho tình hình bê bối, tùy tiện đến vậy, để cho hàng chục vạn tù nhân sống khổ sở lầm than kêu trời không thấu. Chính vì thế khi từ biệt con trai bà Kim Liên rớt nước mắt an ủi con: ”Mẹ càng thấy phải làm mọi cách để sớm cứu con ra khỏi nơi này”.
So sánh 2 cảnh tù để cho bà con cả nước ta và toàn thế giới thấy rõ nền tư pháp VN chậm tiến, tệ hại đến mức nào. Họ phân biệt đối xử, kỳ thị độc ác với bà con dân oan, với các chiến sỹ dân chủ và nhân quyền bao nhiêu thì họ càng bênh che, dấu tội, xử nhẹ, khoan dung, lại còn ưu đãi những bầy sâu mọt ngay khi chúng đã bị kết án để “hối cải ăn năn trong thời gian bị mất tự do”, nhưng thực tế là như vậy đó. Có 2 cán cân xét xử, cũng có 2 loại tù: dân tù và quan tù, tù cực khổ và tù cực sướng.
Đây mới chính là nơi cần đột phá, cần thay đổi cơ chế, đổi mới quan điểm, chính sách để có một nền tư pháp chỉ dựa trên luật, không bị chi phối bởi độc quyền đảng trị, công bằng, bình đẳng cho mọi công dân.
Uy kể rằng tay giám thị khi bị mẹ anh chất vấn rất lúng túng. Anh ta đổ lỗi cho cấp trên, mọi sự là “do trên quy định”, do “quyết định của cấp trên”, “chúng tôi sẽ đề nghị lên cấp trên giải quyết”… Anh ta nói: “Trên quy định người tù được phát 2 áo ngắn tay, 2 áo dài tay, 2 quần, 1 chiếc chiếu, thế thôi”. Anh ta hứa sẽ đề nghị lên trên và riêng việc đóng cửa khi trời lạnh thì anh ta sẽ giải quyết.
Qua cuộc sống ở trại giam Xuyên Mộc, Vũng Tàu, có thể thấy phần nào trại giam của Cộng sản, từ những Goulag rùng rợn của Liên Xô cũ đến những trại lao cải của Trung cộng, cho đến trại giam ở Việt Nam tàn bạo ác độc ra sao đối với tù nhân là dân thường, trong đó các tù nhân vốn là chiến sỹ đòi dân chủ và nhân quyền cho toàn dân còn bị bạc đãi đặc biệt.
Để dễ bề so sánh rất nên xem lại những bài báo nói lên cảnh trong tù của những quan to Cộng sán khi sa cơ do phạm tội .Bộ trưởng năng lượng Vũ Ngọc Hải bị tòa án Hà Nội tuyên án 3 năm tù giam do phạm tội vô trách nhiệm làm thất thoát hàng ngàn tỷ đồng, nhưng chỉ sau có 1 năm + 3 tuần lễ là được đặc xá. Rồi Trung tướng Bùi Quốc Huy bị tòa án Sài Gòn tuyên án 4 năm tù giam trong vụ đại án Năm Cam, nhưng chỉ ngồi tù chưa đến 2 năm là được đặc xá. Đó là “2 đồng chí tù”, từng là đảng viên CS, là ủy viên Trung ương đảng, là loại tù cao cấp.
Theo luật, mọi người tù đều mất quyền công dân, đều bình đẳng như nhau. Nhưng đó là trên giấy tờ mà thôi. Hãy đọc bài viết của Xuân Ba trên báo Lao Động ngày 22 tháng 6/2008 ghi lại chuyện ở tù do ông Hải thích thú kể lại sau khi được tự do trước thời hạn.
Năm 2006 khi ông Hải vào tù ở trại Thanh Xuân, Hà Nội, chính Thứ trưởng Bộ Công an Lê Minh Hương vào tại trại giam chỉ đạo làm một phòng riêng cho ngài nguyên bộ trưởng. Trại cũng chọn một tù nhân được ở cùng với ông Hải, hẳn là để giảm bớt sự quá riêng biệt, nhưng lại có lợi là ông Hải có kẻ để giúp đỡ, sai bảo. Đi tù như thế còn có mặt hơn là tại ngoại.
Ông Hải kể rằng Thủ tướng Võ Văn Kiệt nhiều lần vào thăm, có khi đi cùng vợ là bà Cầm, lần nào cũng có quà quý, 2 hay 3 chai rượu sâm banh loại đặc biệt. Thủ tướng Kiệt còn gắn huy hiệu kỷ niệm đường dây Bắc - Nam cho ông. Phó Thủ tướng Phan Văn Khải cũng vào thăm và mở chai rượu quý chia vui cùng với ông trại trưởng. Ông Hải còn khoe rằng riêng cấp bộ trưởng và thứ trưởng số vào thăm ông là 28 người, chưa kể cán bộ cấp thấp hơn.
Chuyện lao động mới hài hước làm sao! Ông Hải bảo vợ mua mấy con gà mái và mấy bịch thức ăn cho gà, ông nuôi gà lấy trứng và thịt gà tự cải thiện và mời bạn bè, được tiếng là “lao động tự cải tạo”, lại không phải làm ruộng, nuôi lợn, trồng rau.
Tù cấp cao, tù quý phái, tù cao cấp có khác. Chưa hết, ông Hải được đặc cách không phải tập họp điểm danh, không cần có mặt để nghe Trại trưởng huấn thị, kiểm điểm, vì “chả lẽ bắt tôi ngồi xổm dưới đất để nghe trại trưởng lên lớp“, ông Hải kể.
Người nhà ông được vào thăm thoải mái, mang quà vào cũng tha hồ, áo quần chăn màn, tất chân tất tay đủ hết.
Trên đà phấn chấn ông Hải còn kể cho 2 nhà báo Thọ Bình và Bá Kiên của VN Express rằng ông được trại giam Thanh Xuân cho mang vào cả từng thùng bia, và nhiều lần Trưởng trại có khách sai người chạy xuống phòng ông xin bia và cả rượu quý để đãi khách. Ông có riêng một máy truyền hình để theo dõi tin tức và giải trí.
Hãy so sánh cuộc sống trong tù của Đinh Nguyên Kha và Vũ Ngọc Hải. Hai thái cực. Một trời một vực. Anh Nguyên Kha gầy đen thiếu ăn thiếu ngủ, nằm trên chiếu mỏng trải trên nền đất, co ro vì đói lạnh. Ông Hải vào tù như đi nghỉ mát, lao động nuôi gà kiểu công tử bột, lên cân vì không phải lo nghĩ gì, ra tù còn khối tiền phân tán để tiêu xài suốt đời. Tù 3 năm mà hơn một năm đã ra tù. Ra tù còn kiêu ngạo, tự mãn và hãnh diện. Một chế độ mất dạy không cải tạo nổi kẻ xấu.
Có cả một Cục quản lý trại giam nặng nề của Bộ Công an chịu trách nhiệm các trại giam trong cả nước, mà để cho tình hình bê bối, tùy tiện đến vậy, để cho hàng chục vạn tù nhân sống khổ sở lầm than kêu trời không thấu. Chính vì thế khi từ biệt con trai bà Kim Liên rớt nước mắt an ủi con: ”Mẹ càng thấy phải làm mọi cách để sớm cứu con ra khỏi nơi này”.
So sánh 2 cảnh tù để cho bà con cả nước ta và toàn thế giới thấy rõ nền tư pháp VN chậm tiến, tệ hại đến mức nào. Họ phân biệt đối xử, kỳ thị độc ác với bà con dân oan, với các chiến sỹ dân chủ và nhân quyền bao nhiêu thì họ càng bênh che, dấu tội, xử nhẹ, khoan dung, lại còn ưu đãi những bầy sâu mọt ngay khi chúng đã bị kết án để “hối cải ăn năn trong thời gian bị mất tự do”, nhưng thực tế là như vậy đó. Có 2 cán cân xét xử, cũng có 2 loại tù: dân tù và quan tù, tù cực khổ và tù cực sướng.
Đây mới chính là nơi cần đột phá, cần thay đổi cơ chế, đổi mới quan điểm, chính sách để có một nền tư pháp chỉ dựa trên luật, không bị chi phối bởi độc quyền đảng trị, công bằng, bình đẳng cho mọi công dân.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét