Tổ hợp Hyundai của Hàn quốc đòi rút khỏi dự án xây dựng nhà máy tại Quảng Nam. (Hình: VietNamNet) |
Tin
không vui đầu năm 2014 khiến giới đầu tư hoang mang: tổ hợp Hyundai của
Nam Hàn vừa chính thức loan báo, sẽ rút khỏi dự án xây dựng nhà máy sản
xuất và chế tạo động cơ Chu Lai-Trường Hải.
Dự án nhà máy sản xuất và chế tạo động cơ Chu Lai-Trường Hải, tọa lạc
tại tỉnh Quảng Nam, được ký kết bằng một hợp đồng chuyển giao công nghệ
giữa tổ hợp Hyundai và công ty Trường Hải hồi tháng 11, năm 2011. Dự án
đã được cấp giấy phép vào tháng 6 năm 2012. Theo kế hoạch, nhà máy sẽ
chính thức hoạt động từ đầu năm 2015.
Theo VietNamNet,
nhà máy đã được khởi công xây dựng từ sau ngày dự án được cấp giấy phép,
hồi năm 2013. Tuy nhiên, vì khó khăn tài chính, dự án nói trên đã được
triển khai một cách chậm chạp.
Có tin nói rằng, dự án xây dựng nhà máy sản xuất và chế tạo động cơ
Chu Lai-Trường Hải đã gặp cản ngại vì một qui định mới của phía Việt
Nam, ấn định tiêu chuẩn khí thải của các nhà máy sản xuất, lắp ráp, nhập
cảng xe hơi, xe gắn máy tại Việt Nam.
Tuy nhiên, chính quyền tỉnh Quảng Nam đã vận động cấp trên đồng ý để nhà máy Chu Lai-Trường Hải sản xuất và phân phối 100,000 động cơ diesel từ nay đến hết năm 2018.
Thông báo rút khỏi dự án được tổ hợp Hyundai thông báo cho phía Việt Nam trong một cuộc họp hồi đầu năm 2014 đã gây chấn động dư luận tỉnh Quảng Nam. Các cán bộ lãnh đạo tỉnh này cho biết, đã yêu cầu Hyundai tiếp tục dự án, nhưng chưa nhận được hồi âm.
Trong khi đó, báo Nhịp Cầu Ðầu Tư dẫn tuyên bố của nhà lãnh đạo công ty Toyota tại Việt Nam nói rằng, Toyota có thể rút khỏi ngành công nghệ xe hơi Việt Nam trong thời gian tới.
Nhịp Cầu Ðầu Tư dẫn lời ông Kyohei Hosono, tổng giám đốc Dream Incubator Việt Nam nói rằng, thuế xuất nhập cảng xe nguyên chiếc vào Việt Nam sẽ bằng 0% vào năm 2018. Khi áp dụng thuế suất này, giá thành xe lắp ráp tại Việt Nam sẽ đắt hơn rất nhiều so với xe nhập cảng nguyên chiếc từ Thái Lan hoặc Indonesia. Lý do này được giải thích vì tỉ lệ nội địa hóa của ngành kỹ nghệ xe hơi tại Việt Nam chỉ vào khoảng 20-30%, trong khi tỉ lệ này ở Thái Lan là 90%.
Cũng theo báo Nhịp Cầu Ðầu Tư, việc Toyota rút khỏi Việt Nam chắc chắn sẽ tạo ra “hình ảnh xấu về vị thế cạnh tranh và môi trường đầu tư của Việt Nam đối với quốc tế.” (PL)
Tuy nhiên, chính quyền tỉnh Quảng Nam đã vận động cấp trên đồng ý để nhà máy Chu Lai-Trường Hải sản xuất và phân phối 100,000 động cơ diesel từ nay đến hết năm 2018.
Thông báo rút khỏi dự án được tổ hợp Hyundai thông báo cho phía Việt Nam trong một cuộc họp hồi đầu năm 2014 đã gây chấn động dư luận tỉnh Quảng Nam. Các cán bộ lãnh đạo tỉnh này cho biết, đã yêu cầu Hyundai tiếp tục dự án, nhưng chưa nhận được hồi âm.
Trong khi đó, báo Nhịp Cầu Ðầu Tư dẫn tuyên bố của nhà lãnh đạo công ty Toyota tại Việt Nam nói rằng, Toyota có thể rút khỏi ngành công nghệ xe hơi Việt Nam trong thời gian tới.
Nhịp Cầu Ðầu Tư dẫn lời ông Kyohei Hosono, tổng giám đốc Dream Incubator Việt Nam nói rằng, thuế xuất nhập cảng xe nguyên chiếc vào Việt Nam sẽ bằng 0% vào năm 2018. Khi áp dụng thuế suất này, giá thành xe lắp ráp tại Việt Nam sẽ đắt hơn rất nhiều so với xe nhập cảng nguyên chiếc từ Thái Lan hoặc Indonesia. Lý do này được giải thích vì tỉ lệ nội địa hóa của ngành kỹ nghệ xe hơi tại Việt Nam chỉ vào khoảng 20-30%, trong khi tỉ lệ này ở Thái Lan là 90%.
Cũng theo báo Nhịp Cầu Ðầu Tư, việc Toyota rút khỏi Việt Nam chắc chắn sẽ tạo ra “hình ảnh xấu về vị thế cạnh tranh và môi trường đầu tư của Việt Nam đối với quốc tế.” (PL)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét