Ngô Nhân Dụng
Tôi chưa bao giờ vào đọc “trang nhà”
của ông Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng chính phủ ở Hà Nội. Nhưng qua email mới nhận
được một bài đăng trên website của ông, dù không nhớ ai đã gửi cho, vì mỗi ngày
chúng ta đều nhận được quá nhiều email.
Bài này ký tên Mõ Làng, chắc là một người trợ bút viết theo lệnh ông chủ Nguyễn Tấn Dũng. Một bài nằm trong website tất phải phản ảnh những ưu tư, ý kiến và quan điểm của người chủ trương, cho nên tôi muốn đọc cho biết.
Bài này ký tên Mõ Làng, chắc là một người trợ bút viết theo lệnh ông chủ Nguyễn Tấn Dũng. Một bài nằm trong website tất phải phản ảnh những ưu tư, ý kiến và quan điểm của người chủ trương, cho nên tôi muốn đọc cho biết.
Mục đích chính của Nguyễn Tấn Dũng là dùng tên Mõ Làng để đả
kích một số nhà trí thức trong nước, nhưng trước khi bắt đầu lăng mạ, mạt sát người
ta - tiếng Việt nôm na nói là “chửi” - ông Nguyễn Tấn Dũng tường thuật một cuộc
gặp gỡ với mấy nhà trí thức khác. Ông Dũng nhân dịp này đã phân biệt ra hai
loại: “Một bên là trí thức chân chính, có trách nhiệm với đất nước. Bên kia
mang danh trí thức nhưng chuyên quậy phá, đi ngược lại lợi ích dân tộc.” Những
người được khen ngợi là “trí thức, chuyên gia tâm huyết” được mời tới “làm việc” với
ông thủ tướng đã được phong làm “trí thức” (thứ thiệt), còn những người đang
chống chính sách của đảng Cộng sản thì bị ông gán cho nhãn hiệu “trí ngủ.”
Các ông, bà Trương Ðình Tuyển, Phạm Chi Lan, Lê Xuân Nghĩa,
Trần Du Lịch, Nguyễn Ðình Thiên, Võ Trí Thành, vân vân, được ông Nguyễn Tấn
Dũng mời. Mõ Làng còn gọi họ là “nhóm chuyên gia tư vấn,” hoặc tôn lên làm “mưu
sĩ,” khi kể rằng ông thủ tướng “đã lắng nghe các mưu sĩ, trong đó có rất nhiều
người đã về hưu...”
Sau khi tường thuật cuộc gặp gỡ những nhà “trí thức,” bài
của Mõ Làng trên mạng Nguyễn Tấn Dũng mới tấn công “phe địch.” Nó phát pháo
hiệu bằng tựa đề: “Ở ngoài đường phố, những ‘trí ngủ’ quậy tưng bừng với những
mưu toan phá hoại.” Nói “ngoài đường phố,” rõ ràng là tác giả bài này còn đang
bị ám ảnh bởi cuộc biểu tình tưởng niệm các chiến sĩ Hoàng Sa 1974, mới diễn ra
tại Hà Nội ngày 19 Tháng Giêng năm 2014. Sự kiện này chứng tỏ cuộc biểu tình
tưởng niệm đã thành công, mặc dù đã bị đám công an của Nguyễn Tấn Dũng đàn áp.
Quý vị tổ chức lễ tưởng niệm có thể an lòng, quý vị đã làm cho đám lãnh tụ Ba
Ðình run sợ!
Mõ Làng đã nêu đích danh những người được tặng cho danh hiệu
“trí ngủ.” Gọi chung họ là “Nhóm Huệ Chi, Nguyên Ngọc, Tương Lai, Nguyễn Quang
A, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Ðình Ðầu, Phạm Toàn, Nguyễn Xuân Diện... dẫn đầu đám
NO-U, “dân oan” vân vân. Tóm lại, trong bài của Mõ Làng, “trí thức” là những
người theo Nguyễn Tấn Dũng, còn “trí ngủ” là những người chống Nguyễn Tấn Dũng.
Chúng tôi sẽ dùng hai từ ‘trí thức’ và‘trí ngủ’ theo lối đặt tên của Mõ Làng.
Có thể đoán các vị trên thấy mình được tấn phong danh hiệu
“trí ngủ” đang mỉm cười, biết tên mình đã vào sử sách, khi các sử gia đời sau tường
thuật công cuộc xóa bỏ chế độ cộng sản ở nước ta. Nhiều người khác không thấy
tên chắc đang bực mình, tại sao ông Nguyễn Tấn Dũng lại bỏ quên mình được!
Trong thời gian tới, nhiều người sẽ phải tự giới thiệu: “Tôi cũng là ‘trí ngủ’
đây!” Hai chữ 'trí ngủ' có thể thành một danh hiệu khen ngợi, cũng như chữ
“Ngụy” hồi hơn 30 năm trước. Cứ Việt Cộng gán ghép một danh hiệu nào để miệt
thị những người chống đối, thì danh hiệu đó sẽ được đồng bào tán thưởng, trở
thành có nghĩa tốt. Hồi sau năm 1975, các cán bộ vào Sài Gòn đi khám bệnh vẫn
đòi được gặp “bác sĩ ngụy.” Cho con em đi học cũng chọn “thầy giáo, cô giáo
ngụy.” Giống như vậy, nhiều người sẽ hãnh diện tự giới thiệu mình chính là “trí
ngủ” của Nguyễn Tấn Dũng!
Bài của Mõ Làng trước hết kể lại cuộc gặp gỡ với các nhà
“trí thức;” sau đó mới chửi bới các nhà “trí ngủ.” Vậy khi gặp ông thủ tướng,
các “trí thức” đã làm những chuyện gì? Một tin giật gân được tung ra ngay từ đầu,
có thể thành tựa lớn nhất trên các tờ báo: “500 tổng công ty, doanh nghiệp nhà
nước phải cổ phần trong 2 năm tới.” Nguyễn Tấn Dũng kể rằng các “mưu sĩ” trong
“nhóm chuyên gia tư vấn” đã khuyến cáo ông thủ tướng phải cổ phần hóa, tức là
bán các doanh nghiệp nhà nước cho tư nhân; và chỉ thêm phải làm việc đó cẩn
thận. Ngoài ra, họ còn đề cập đến các vấn đề khác, như giá xăng, giá than và
giá điện. “Nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Ðình Tuyển đề cập nỗ lực cải cách
thể chế, đổi mới để đón gió cơ hội, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng,” trước
khi ký hiệp định Xuyên Thái Bình Dương (TPP): “Cần chuẩn bị thông qua những cải
cách thể chế kinh tế, tái cơ cấu doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh.”
Tiến Sĩ Lê Xuân Nghĩa nhắc lại những khuyến cáo quốc tế nói rằng chính quyền
Việt Nam
cần lưu ý tập trung xử lý nợ xấu ... Tiến Sĩ Võ Trí Thành cho rằng sau việc
chấn chỉnh ngân hàng... “giờ phải đi vào giám sát, lành mạnh hóa tài chính căn
cơ hơn.”
Ðọc xong rồi thấy, tất cả các ý kiến của “nhóm chuyên gia tư
vấn” không có gì mới cả. Thí dụ công việc tư nhân hóa, hay cổ phần hóa các doanh
nghiệp nhà nước, việc này đã được hàng trăm nhà kinh tế trong nước lên tiếng
đòi thực hiện sớm, báo chí đăng đầy cả ra hàng chục năm nay. Tháng 11 năm ngoái
ông Trần Du Lịch, trên diễn đàn quốc hội đã đòi phải làm ngay, làm từ các công
ty lớn nhất. Ông nói: “Chúng ta mạnh dạn thoái vốn ở từng tổng công ty một,
theo tổng công ty chứ không phải công ty con... Tại sao chúng ta để hàng trăm
nghìn tỷ đồng ở đây (trong các xí nghiệp quốc doanh), trong khi thiếu tiền làm
quốc lộ và nhiều việc khác? Nguồn lực nhà nước đang lãng phí.” Ông Trần Du Lịch
được ông Nguyễn Tấn Dũng mời tới, chắc cũng ngạc nhiên tại sao ông thủ tướng
lại mời mọi người đến chỉ cốt để nghe lại những ý kiến cũ này, rồi còn đem lên website
của mình để khoe khoang? Trong khi chính ông Trần Du Lịch, một đại biểu Quốc
Hội, đã nói và viết về chuyện cổ phần hóa bao nhiêu lần rồi? Còn những chuyện
khác như như giá xăng, giá than và giá điện, người ta có cần mời cả một đoàn
“mưu sĩ, chuyên gia tư vấn” tới để được dậy rằng nên định giá như thế nào hay
chăng?
Bài tường thuật của Mõ Làng cho thấy cuộc họp giữa ông
Nguyễn Tấn Dũng và các “mưu sĩ, chuyên gia tư vấn” chỉ là một cuộc gặp gỡ Ăn
Tất Niên chứ không cốt nghe người ta nói cái gì mới. Không biết các vị chuyên
gia có nói hết các ý kiến của họ hay không. Cũng không biết bài tường thuật của
Mõ Làng có kể hết lời lẽ và ý kiến của họ hay không. Cuối năm ngoái, nhà kinh
tế Phạm Chi Lan đã tổng kết tình hình năm 2013 là “về cơ bản kinh tế Việt Nam
trong năm 2013 vẫn tiếp tục gánh chịu những khó khăn của mấy năm trước dồn lại,
và dù có cố gắng khắc phục cũng chưa tạo được những cải thiện rõ rệt.” Bà cũng
nói về “trận đào thải doanh nghiệp dữ dội” trong năm qua, thế này: “Tất cả
những khó khăn của doanh nghiệp kéo dài đến nay vẫn chưa được giải quyết về cơ
bản. Thêm một cái đau nữa là càng về sau thì chúng ta càng mất đi những doanh nghiệp
khá hơn,...” Bà cũng nói thẳng việc lập công ty VAMC để mua các món nợ xấu
“giảm nợ xấu của ngân hàng có giảm thật không, bởi vì chỉ khi người vay nợ trả
bớt nợ thì mới coi là giảm nợ, chứ chuyển nợ từ tài khoản này sang tài khoản
khác thì cũng không có ý nghĩa gì... Chỉ là chuyển nợ từ chỗ này sang chỗ kia
thôi, bản thân khoản nợ đó vẫn chưa mất đi được.” Ðối với những thủ đoạn đánh
bùn sang ao của người cầm đầu chính phủ, bà Phạm Chi Lan hỏi: “Vinashin giải
thể và thành lập SBIC, thì khoản nợ to tướng của Vinashin ai trả?” Khi gặp ông
Nguyễn Tấn Dũng vào đầu năm 2014, không biết bà Phạm Chi Lan có được ông thủ
tướng trả lời cho câu hỏi này hay không? Ông là người từng được đồng đảng đặt
tên bằng một “ẩn số,” gọi là Ðồng chí Ếch (X), lại thêm biệt hiệu là Dũng Vinashin;
tác phẩm nổi tiếng nhất trong sự nghiệp cai trị của ông là công ty Vinashin đại
vỡ nợ.
Nhưng bài của Mõ Làng chỉ thuật sơ sài phần trò chuyện với
các vị “trí thức” vì phần quan trọng nhất là để tấn công vào các nhà “trí ngủ,”
danh hiệu Nguyễn Tấn Dũng gán cho họ.
Những câu này chép theo văn Nguyễn Tấn Dũng: Ở trong nước
các nhà “trí ngủ” đầu têu lập “Hội dân oan... làm đình trệ những công trình là quyền
lợi lớn của đất nước.” (Chứng tỏ Nguyễn Tấn Dũng đồng hóa quyền lợi của các đại
gia với quyền lợi đất nước). Họ ra “Tuyên bố 2583 với ý đồ xóa bỏ điều luật
trừng trị những kẻ lợi dụng quyền tự do, dân chủ (Ðã có chút tự do dân chủ nào
đâu mà lợi dụng?) Ðối với bên ngoài, “Họ lén lút đưa một số thân nhân của những
cái gọi là “tù nhân lương tâm” ra nước ngoài.” Câu này cho thấy cuộc vận động
cho Trần Huỳnh Duy Thức, Ðịnh Việt Kha, Lê Quốc Quân đã có kết quả, làm đảng
cộng sản run sợ!
Nhưng những lời buộc tội các nhà “trí ngủ” này mới đáng chú
ý, vì mang tính chất thời sự: Họ xuống đường để “phản đối Trung Quốc” chiếm Hoàng
Sa, Trường Sa, vẽ đường 9 đoạn ... phá hoại đường lối ngoại giao của Ðảng. Họ
đòi truy phong “Liệt sĩ” cho những người lính cộng hòa đã chết trong trận Hoàng
Sa... truy phong anh hùng, liệt sĩ cho những kẻ hèn nhát, những kẻ... chiếm giữ
Hoàng Sa để làm tiền đồn chặn đường Hồ Chí Minh trên biển chứ đâu vì lãnh thổ
quốc gia.
Chúng ta thấy ở đây Nguyễn Tấn Dũng đã vạch ra một đường
ranh giới giữa “ta” và “địch,” cũng như giữa “trí thức” và “trí ngủ.” Phản đối Trung
Cộng chiếm Hoàng Sa, Trường Sa, vẽ cửu đoạn tuyến, tức là “địch,” là chống đảng
Cộng sản. Quý vị “trí ngủ” đã chống Trung Cộng chiếm Hoàng Sa, Trường Sa; vậy
các nhà “trí thức” của ông Nguyễn Tấn Dũng có dám chống hay không?
Nguyễn Tấn Dũng còn dám miệt thị các anh hùng Hải quân Việt
Nam Cộng Hòa tử tiết bảo vệ Hoàng Sa để giữ gìn quê cha đất tổ, dám gọi họ là “những
kẻ hèn nhát.” Thử đặt câu hỏi trước 90 triệu người Việt Nam thế này:
Giữa Nguyễn Tấn Dũng và Ngụy Văn Thà, đứng trước súng đạn quân thù, quân cướp
nước, người nào mới đáng gọi là hèn nhát? Viết như thế thì ngu ngốc thật!
Nhưng ngu ngốc nhất là Nguyễn Tấn Dũng đã mô tả việc hải
quân Việt Nam Cộng Hòa bảo vệ Hoàng Sa, chống trả quân xâm lược Trung Cộng, chỉ
là “làm tiền đồn chặn đường Hồ Chí Minh trên biển.” Ðây là lời chính thức xác
nhận “đường Hồ Chí Minh trên biển” cũng là con đường mở ra cho Trung Cộng chiếm
các hải đảo nước ta. Có nhóm chuyên gia tư vấn nào dạy cho Nguyễn Tấn Dũng cãi
chày cãi cối như thế hay không? Hay đây chỉ là lời lẽ một kẻ quẫn trí, trên
bước đường cùng bạ chi nói đó? Thấy nó “cùng quẫn” không khác hành động thuê
côn đồ tới phà đám tang Lê Hiếu Ðằng ở Chùa Xá Lợi, Sài Gòn hôm qua!
Về các nhà “trí thức,” chắc Nguyễn Tấn Dũng không thành lập
một “nhóm chuyên gia tư vấn” giống ban cố vấn chính phủ thời ông Võ Văn Kiệt.
Quý vị “trí thức” được Dũng khen ngợi chắc không được hưởng quy chế “mưu sĩ” hay
“tư vấn” để nằm trong “sổ lương” của phủ thủ tướng. Chắc họ đã nhận được giấy
mời đến gặp ông thủ tướng thì cứ tới thôi. Không ai ngờ lại đưa đến hậu quả
mình được phong làm mưu sĩ, làm tư vấn. Cũng không ai nghĩ trước là sau đó tên
tuổi của mình lại được đem dùng để so sánh với người khác, với mục đích chửi
bới các nhà trí thức không có mặt!
Có ai muốn tên mình được nêu lên, được khen ngợi, để làm bàn
đạp chửi bới người khác hay không? Có nhà “trí thức” nào đã gọi điện thoại minh
xác với các nhà “trí ngủ” rằng mình không đồng ý với các lời chửi bới của ông
Nguyễn Tấn Dũng hay chưa? Chắc nhiều vị “trí thức” nhận được thiệp mời với
những lời lẽ lễ phép, thân mật thì vui lòng tới gặp Nguyễn Tấn Dũng, cũng chẳng
mất mát gì. Không ai ngờ đây là một cái bẫy, bước chân vô rồi tên tuổi mình sẽ
bị lợi dụng. Một lần nữa, chúng ta phải luôn luôn cảnh giác, phải nhắc đi nhắc
lại, ghi nhớ một lời khuyên rất cũ trước đây 40 năm: “Ðừng nghe những gì cộng
sản nói mà hãy nhìn kỹ, vân vân.” Không cần chép đủ câu này vì chắc ai cũng
thuộc lòng rồi.
Ngô Nhân Dụng
0 nhận xét:
Đăng nhận xét