Ông Lê Hiếu Đằng nằm tại bệnh viện những ngày cuối đời. Ông mất ngày 22/1/2014, thọ 70 tuổi. (Hình: DĐXHDS) |
Luật
gia Lê Hiếu Đằng, một đảng viên kỳ cựu của đảng CSVN sau trở thành
khuôn mặt hàng đầu những người chống đảng và kêu gọi lập đảng đối
lập, vừa qua đời ở Sài Gòn.
Ông Lê Hiếu Đằng
qua đời ở bệnh viện 115 Sài Gòn khoảng 10 giờ tối ngày Thứ Tư 22/1/2014,
thọ 70 tuổi vì chứng bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
Thời gian gần đây, ông là một trong những người hàng đầu đả kích
chính sách cai trị độc tài phản dân tộc của đảng CSVN mà hệ quả là tham
những, thối nát, kinh tế tụt hậu, dân chúng điêu đứng mọi mặt trong khi
những kẻ có chức có quyền trong đảng và nhà nước thì giầu có và sống xa
hoa.
Đầu Tháng 12 vừa qua, ông tuyên bố ra khỏi đảng sau hơn 45 năm làm đảng viên của đảng CSVN. Trước đó, giữa Tháng 8-2013, ông đã viết một bài viết dài kêu gọi thành lập một đảng chính trị, đối lập với đảng CSVN. Theo ông trình bày, nếu không có đảng đối lập thì Việt Nam không có dân chủ.
Ông là một trong những người đầu tiên ký vào bản kiến nghị của nhóm trí thức nhân sĩ gồm 72 người kêu gọi quốc hội và đảng CSVN sửa đổi hiến pháp theo hướng dân chủ, từ bỏ dành độc quyền cai trị cho đảng CSVN. Khi còn sức khỏe, ông cũng là một trong những người hăng hái đi biểu tình ở Sài Gòn chống Trung Quốc bá quyền bành trướng, tuyên bố các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.
Trước năm 1975, ông Lê Hiếu Đằng là sinh viên ở Sài Gòn, bí mật gia nhập đảng cộng sản, là thành phần cốt cán biểu tình trên đường phố chống chính phủ VNCH, chống chiến tranh, kêu gọi hòa hợp hòa giải. Thời gian này, ông được giao cho làm Phó tổng thư ký Ủy Ban Liên Minh Các Lực Lượng Dân Tộc, Dân chủ, và Hòa Bình Việt Nam, tổng thư ký Ủy ban nhân dân cách mạng khu Sài Gòn – Gia Định.
Sau khi chiến tranh chấm dứt, ông được cộng sản sử dụng, cho làm giảng viên Triết học và Chủ nghĩa khoa học xã hội tại trường đảng Nguyễn Văn Cừ ở Sài Gòn. Ông được cử làm phó chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc tại Sài Gòn và là đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố Sài Gòn khóa 4 tới khóa 5.
Tuy nhiên, càng ngày ông càng thấy chủ trương đường lối cai trị của những người cầm đầu đảng CSVN càng xa dần cái lý tưởng chính trị quốc gia dân tộc mà ông theo đuổi, những năm cuối đời, ông đã trờ thành người đả kích chế độ rất mạnh mẽ rồi cuối cùng kêu gọi thành lập đảng đối lập và tuyên bố ra khỏi đảng.
“Chế độ này đã quá tệ, mọi lĩnh vực đều xuống cấp không thể nào cứu vãn được, mà các ông ấy vẫn chỉ đặt lợi ích của các tập đoàn, của gia đình và bản thân chứ không còn đặt lợi ích của đất nước lên trên. Vì thế tôi thấy không còn có thể chịu đựng được nữa,” ông Lê Hiếu Đằng nói với trang mạng Bauxite Việt Nam sau lời tuyên bố ra khỏi đảng CSVN được phổ biến công khai ngày 4/12/2013.
Trong bài viết gây chấn động dư luận có tựa đề “Suy nghĩ trong những ngày nằm bệnh” ông viết ngày 12/8/2013, cho rằng « chủ nghĩa Mác-Lê đã lạc điệu, bị sụp đổ tan tành ngay trên quê hương Xô Viết ». Ông chỉ trích « đảng Cộng sản Việt Nam đã trở thành kiêu binh ».
Từ đó, ông kêu gọi thành lập một đảng mới, thí dụ như đảng Dân chủ Xã hội tại Việt Nam mà theo ông luật lệ hiện hành của chế độ « không có một văn bản luật pháp nào cấm đoán điều này ». Ông cho rằng « một khi xã hội dân sự mạnh lên sẽ kìm hãm được khuynh hướng độc tài của một Nhà nước toàn trị ».
Khi loan báo từ bỏ đảng CSVN ngày 4/12/2013, ông lên án đảng CSVN là “đang suy thoái biến chất, thực chất chỉ là đảng của những tập đoàn lợi ích, trở thành lực cản cho sự phát triển của đất nước, dân tộc”.
Cái chết của ông, mọi người đều biết không tránh khỏi khi chứng bệnh ung thư đã di căn. Những người tham gia vận động cho một nước Việt Nam dân chủ thật sự, tôn trọng nhân quyền thật sự đều cảm thấy buồn cho một người yêu nước qua đời giữa những ước vọng không được nhìn thấy.
Đầu Tháng 12 vừa qua, ông tuyên bố ra khỏi đảng sau hơn 45 năm làm đảng viên của đảng CSVN. Trước đó, giữa Tháng 8-2013, ông đã viết một bài viết dài kêu gọi thành lập một đảng chính trị, đối lập với đảng CSVN. Theo ông trình bày, nếu không có đảng đối lập thì Việt Nam không có dân chủ.
Ông là một trong những người đầu tiên ký vào bản kiến nghị của nhóm trí thức nhân sĩ gồm 72 người kêu gọi quốc hội và đảng CSVN sửa đổi hiến pháp theo hướng dân chủ, từ bỏ dành độc quyền cai trị cho đảng CSVN. Khi còn sức khỏe, ông cũng là một trong những người hăng hái đi biểu tình ở Sài Gòn chống Trung Quốc bá quyền bành trướng, tuyên bố các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.
Trước năm 1975, ông Lê Hiếu Đằng là sinh viên ở Sài Gòn, bí mật gia nhập đảng cộng sản, là thành phần cốt cán biểu tình trên đường phố chống chính phủ VNCH, chống chiến tranh, kêu gọi hòa hợp hòa giải. Thời gian này, ông được giao cho làm Phó tổng thư ký Ủy Ban Liên Minh Các Lực Lượng Dân Tộc, Dân chủ, và Hòa Bình Việt Nam, tổng thư ký Ủy ban nhân dân cách mạng khu Sài Gòn – Gia Định.
Sau khi chiến tranh chấm dứt, ông được cộng sản sử dụng, cho làm giảng viên Triết học và Chủ nghĩa khoa học xã hội tại trường đảng Nguyễn Văn Cừ ở Sài Gòn. Ông được cử làm phó chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc tại Sài Gòn và là đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố Sài Gòn khóa 4 tới khóa 5.
Tuy nhiên, càng ngày ông càng thấy chủ trương đường lối cai trị của những người cầm đầu đảng CSVN càng xa dần cái lý tưởng chính trị quốc gia dân tộc mà ông theo đuổi, những năm cuối đời, ông đã trờ thành người đả kích chế độ rất mạnh mẽ rồi cuối cùng kêu gọi thành lập đảng đối lập và tuyên bố ra khỏi đảng.
Ông Lê Hiếu Đằng (thứ hai bên trái) cùng nhiều người khác đi biểu tình chống Trung quốc bá quyền bành trướng ở Sài Gòn. (Hình: DĐXHDS) |
“Chế độ này đã quá tệ, mọi lĩnh vực đều xuống cấp không thể nào cứu vãn được, mà các ông ấy vẫn chỉ đặt lợi ích của các tập đoàn, của gia đình và bản thân chứ không còn đặt lợi ích của đất nước lên trên. Vì thế tôi thấy không còn có thể chịu đựng được nữa,” ông Lê Hiếu Đằng nói với trang mạng Bauxite Việt Nam sau lời tuyên bố ra khỏi đảng CSVN được phổ biến công khai ngày 4/12/2013.
Trong bài viết gây chấn động dư luận có tựa đề “Suy nghĩ trong những ngày nằm bệnh” ông viết ngày 12/8/2013, cho rằng « chủ nghĩa Mác-Lê đã lạc điệu, bị sụp đổ tan tành ngay trên quê hương Xô Viết ». Ông chỉ trích « đảng Cộng sản Việt Nam đã trở thành kiêu binh ».
Từ đó, ông kêu gọi thành lập một đảng mới, thí dụ như đảng Dân chủ Xã hội tại Việt Nam mà theo ông luật lệ hiện hành của chế độ « không có một văn bản luật pháp nào cấm đoán điều này ». Ông cho rằng « một khi xã hội dân sự mạnh lên sẽ kìm hãm được khuynh hướng độc tài của một Nhà nước toàn trị ».
Khi loan báo từ bỏ đảng CSVN ngày 4/12/2013, ông lên án đảng CSVN là “đang suy thoái biến chất, thực chất chỉ là đảng của những tập đoàn lợi ích, trở thành lực cản cho sự phát triển của đất nước, dân tộc”.
Cái chết của ông, mọi người đều biết không tránh khỏi khi chứng bệnh ung thư đã di căn. Những người tham gia vận động cho một nước Việt Nam dân chủ thật sự, tôn trọng nhân quyền thật sự đều cảm thấy buồn cho một người yêu nước qua đời giữa những ước vọng không được nhìn thấy.
Facebooker Chính Minh viết: “Vĩnh biệt ông Lê Hiếu Đằng! Mong ông ra đi thanh thản, chúng tôi sẽ tiếp tục công cuộc đấu tranh này mà ông hằng mong mỏi!”
Nhà văn Hà Sĩ Phu từ Đà Lạt khi hay tin ông qua đời đã cùng các bạn gửi câu đối vĩnh biệt:
“Nằm bệnh vẫn suy tư, việc đảng vào ra, yêu mẹ Việt Nam, son sắt không phai lòng Hiếu tử!
“Biểu tình cùng kháng nghị, lòng dân sau trước, ghét quân Đại Hán, oai hùng cho xứng trận Đàng giang.”
Và ông Hà Sĩ Phu tâm sự với bạn:
“Bác biết chăng: Xã hội cũng ung thư, xương đã thấu xương, “ác bệnh” tung hoành đau một nước!“Tôi nghĩ vậy: Giang sơn cần cấp cứu, máu nên truyền máu, “luong y” hội chẩn cứu muôn nhà!” (TN)
Và ông Hà Sĩ Phu tâm sự với bạn:
“Bác biết chăng: Xã hội cũng ung thư, xương đã thấu xương, “ác bệnh” tung hoành đau một nước!“Tôi nghĩ vậy: Giang sơn cần cấp cứu, máu nên truyền máu, “luong y” hội chẩn cứu muôn nhà!” (TN)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét