Thượng tướng công an CSVN Phạm
Quý Ngọ, Ủy viên Trung ương đảng, Thứ trưởng Bộ công an, bất ngờ được báo “chết
vì ung thư” ngày 18/02/2014. Các báo lề đảng đều đăng tin ông Ngọ “qua đời/từ trần vì bệnh
ung thư”. Chỉ tờ Sài Gòn Tiếp Thị và báo
Trí Thức Trẻ chạy tít “Thượng
tướng Phạm Quý Ngọ đột ngột qua đời”, tức nhìn nhận ông Ngọ đột tử.
Đài BBC của Anh Quốc, trong bản tin điện tử tiếng Việt ngày 18/2/2014 cũng ghi
nhận “Thứ
trưởng Bộ Công an Việt Nam, người đang bị điều tra, đột ngột qua đời
chiều 18/2”
Trong ngành công an, ông Phạm Quý
Ngọ từng tham gia chỉ đạo nhiều vụ án quan trọng. Đặc biệt, ông là Trưởng ban
chuyên án điều tra các sai phạm tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines)
mà Dương Chí Dũng từng là nguyên chủ tịch HĐQT kiêm Cục trưởng Cục Hàng hải Việt
Nam và Bí thư đảng ủy của Cục này.
Dũng còn là Ủy viên thường vụ đảng ủy khối
doanh nghiệp Trung ương đảng CSVN, đại biểu Đại hội Đảng CSVN kỳ XI toàn quốc
(Wikipedia). Như vậy, về mặt đảng, Dương Chí Dũng và Phạm Quý Ngọ là đồng chí đồng
cấp Trung ương.
Từ
một lời khai.
Trong phiên xử sơ thẩm ngày
16/12/2013 Dương Chí Dũng bị tuyên án tử hình về tội tham ô,
28 năm tù về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu
quả nghiêm trọng. Dũng tìm cách đào tẩu ra ngoại quốc, nhưng bất thành, lòi ra
em trai là Dương Tự Trọng, đại tá CACS, dùng uy thế và mánh khóe nghiệp vụ giúp
ông anh trốn thoát.
Với tư cách là nhân chứng trong vụ
án Dương Tự Trọng và đồng phạm về tội tổ chức người khác trốn đi nước
ngoài, Dương Chí Dũng sáng ngày 7.1.2014 khai rằng chính tướng Phạm Quý Ngọ là
người điện thoại nói cho ông ta biết về việc quyết định khởi tố, bắt tạm giam
Dũng đã được phê chuẩn, bảo Dũng tránh đi một thời gian.
Khai tại tòa, Dương Chí Dũng khẳng định rằng mình đã hối lộ ông Phạm Quý Ngọ hai lần,
lần đầu với 10
nghìn USD ở Quảng Ninh, nơi ông Ngọ đang
nghỉ mát. Bà Phạm Thị Mai Phương, vợ Dương Chí Dũng cũng khai trước tòa rằng
ngày 29.4.2012, bà đã cùng chồng đi thăm vợ chồng Phạm Quý Ngọ ở Tuần Châu và
có đưa tiền cho ông Phạm Quý Ngọ. Rồi ngày 2.5.2013, lần thứ hai đưa cho Ngọ 500 nghìn USD tại nhà riêng Ngọ. Ngoài ra, Dũng cũng khai là đã giúp
bà Trương Mỹ Lan (em ruột Trương Mỹ Hoa, cựu Phó chủ tịch nước), Giám đốc Công
ty Vạn Thịnh Phát ở Sài Gòn vào năm 2010 chuyển khoản tiền hối lộ 1 triệu USD cho Phạm Quý Ngọ.
Lộ
bí mật nhà nước.
Theo Báo Pháp Luật ngày 07/01/2014, sau khi đề nghị mức án đối với từng bị cáo, đại diện
Viện Kiểm Soát (VKS) đề nghị: "Tại
phiên tòa, Dương Chí Dũng và Vũ Tiến Sơn khai việc Dũng bỏ trốn do được Thứ trưởng
Bộ Công an Phạm Quý Ngọ tiết lộ. VKS thấy có dấu hiệu của tội làm lộ
bí mật công tác, đề nghị HĐXX xem xét khởi tố vụ án hình sự cố ý làm lộ bí mật
công tác.”
Tuy nhiên, trước khi bàn tiếp
chuyện đời éo le liên quan tới số phận đầu năm Ngọ hẩm hiu của Phạm Quý Ngọ,
xin mở dấu ngoặc để nói một chút về nhóm từ ngữ “có dấu hiệu làm lộ bí mật công tác” của báo Pháp Luật. Phải chăng báo PL dùng thủ thuật đổi chữ hòng đánh lạc hướng dư luận về tội “cố ý làm lộ bí mật nhà
nước” như chính VKS Hà Nội nêu ra
(Nguyên văn trên Báo Người Lao Động ngày 17/2/2014)?
Khi mà VKS “thấy có dấu hiệu của tội
làm lộ bí mật công tác” hay “cố ý làm lộ bí mật nhà
nước” thì cái phận đời của (những) kẻ
làm lộ ắt phải tiêu vong nếu cái VKS kia cùng hệ thống tòa án VN thể hiện đúng
đắn tinh thần thượng tôn luật pháp và phù hợp lòng dân hơn là ý đảng!
Tuy nhiên, cái vụ hối lộ bạc triệu
đô la Mỹ đã gây ảnh hưởng bất lợi không nhỏ cho sự nghiệp cách mạng hào hùng của
bao nhiêu quan chức ở thượng tầng. Cho nên, chuyện phải ra tay để bịt đầu mối
là chuyện chẳng đặng đừng! Giết lầm hơn bỏ sót?
Ung
thư gan và cái chết đột ngột.
Sinh tử hữu mạng! Kẻ trước người
sau, ai cũng có ngày phải “về cõi”. Vả lại, nghĩa tử nghĩa tận! Đâu ai muốn dây
dưa vào những chuyện gây phiền nhiễu cho kẻ đang ra đi! Nhưng sự đời lại không
đơn giản. Khi con tuấn mã bất ngờ quỵ ngã hay bị đánh ngã đột ngột, thì bao thứ
chuyện đằng sau nó cũng bộc phát, nổ tung trên truyền thông đại chúng – những
chuyện ấy hẳn đụng chạm tới chế độ, tới quyền đảng và tới cả con người nói
chung!
Truyền thông lề dân thì bày tỏ
nghi ngờ về cái chết của Quý Ngọ!
Ung thư gan có gây đột tử không?
Hay Ngọ chết do đầu độc, thủ tiêu, ám sát? Chuyện này không lạ nơi thâm cung bí
sử của đảng cầm quyền xưa nay. Hồ sơ những cái chết bất đắc kỳ tử và bất thường
trong hàng ngũ các công thần một thời vẫn còn đó, rành rành, dày cộm!
Riêng về cái bệnh ung thư quái ác
của công thần Phạm Quý Ngọ, bài báo ngày 19/2/2014 trên Tầm Nhìn (báo lề đảng)
có nhan đề “Tìm
hiểu căn bệnh ung thư của ông Phạm Quý Ngọ” phân tích như sau: “Bệnh nhân kém ăn, gầy sút nhanh, rối loạn
tiêu hóa, đau hạ sườn phải. Lúc đầu đau ít, sau đau nhiều, càng ngày càng tăng,
dùng các thuốc giảm đau thông thường không kết quả.[...]. Ung thư gan trên xơ gan hay
gặp hơn, kèm theo triệu chứng của xơ gan: da xạm, bụng có dịch cổ trướng, vàng
da, lách to… Khi các triệu chứng lâm sàng đã rõ, diễn biến của bệnh thường tăng
nhanh trong 1-6 tháng, trung bình 2-3 tháng; hãn hữu có trường hợp trên 1 năm.
Bệnh nhân tử vong do chảy máu đường tiêu hóa hay vỡ nhân ung thư, hôn mê gan do
suy gan, suy mòn dần.”
Như vậy bệnh ung thư gan đâu có
gây đột tử, phải không?
Lại nữa, thông thường khi một người
tử vong trong bệnh viện, nhất là người ấy là quan chức cao cấp trong đảng cầm
quyền thì bác sĩ thẩm quyền ắt có trách nhiệm tức tốc công bố chứng từ y khoa –
chứng tử – cho công chúng. Trường hợp cái chết của Phạm Quý Ngọ càng không thể
đi ra ngoài cái “thông lệ” này, bởi ông ta vừa là một nhân vật quan trọng của đảng
và nhà nước, của ngành công an liên hệ tới dân, vừa là người đang vướng mắc
nghi vấn về những tai tiếng có tầm vóc quốc gia chưa được sáng tỏ!
Nghi
vấn về cái chết.
Phải chăng chết là hết chuyện?
Quả thật, không ít tờ báo lề đảng
đã hí ha hí hửng: “Đình
chỉ vụ án [làm lộ bí mật…] là đúng luật!” Hoặc: “Tướng
Ngọ qua đời: Nghi can duy nhất chết sẽ đình chỉ vụ án.” Nói như vậy khác gì chỉ đường đi đến “BỊT ĐẦU MỐI!”
Tuyệt chiêu đấy!
Ông Ngọ đột tử là cơ hội bịt đầu
mối ngoạn mục nhất. Chỉ tội nghiệp cho “tâm nguyện của tướng Ngọ mong được cơ
quan chức năng minh oan cho” có
nguy cơ sớm mai một! Tâm nguyện của ông Ngọ là gì, đồng đội năm xưa của ông –
Thượng tá Nguyễn Tiến Ngữ, Phó trưởng Công an huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình
trải lòng trên VTC News…: “Anh
ấy chẳng nói gì được nhiều. Nhưng anh ấy có hai điều mong muốn: Được đưa về an
táng ở quê và cơ quan chức năng minh oan cho anh ấy.” (Báo Đời Sống & Pháp Luật, 19-02-2014). Đình chỉ vụ
án thì minh oan cái gì nữa??? Ông Nguyễn Như Phong đang dùng báo của ông làm
cái công việc “minh oan” ấy, nhưng ích gì… nếu vụ án phải đình chỉ?
Câu
chuyện về một phạm nhân tự tử.
Nhân đây xin ghi lại câu truyện
do chính tờ Đời
Sống & Pháp Luật đăng tải trên
khung báo đề ngày 19/02/2014, ngày có bài thông tin về cái chết của Thượng tướng
Phạm Quý Ngọ. Thật ra, câu truyện ấy xảy ra đã lâu, tận ngày 19/12/2013 cơ, qua
hai tháng rồi, chẳng hiểu vì sao đến ngày 19/0/2014 nó mới xuất hiện, mà lại được
ghi là 16/02/2014!
Có lẽ Báo Đời Sống & Pháp
Luật chẳng có hậu ý gì trong việc đưa
câu chuyện cũ lên báo cùng thời điểm với tin ông Ngọ chết, một viên tướng đang
có vấn đề.
Câu truyện trên báo Đời Sống & Pháp Luật ở đây có nhan đề là “Bị cáo tự tử vì xấu hổ, cái tiền chết ‘vô
khoáng hậu.”Truyện kể rằng, “Mới đây, dư luận cả nước
rúng động trước thông tin một bị can ở thôn Đại An, xã Tam Đại, huyện Phú Ninh,
tỉnh Quảng Nam đã tự tử vì xấu hổ khi nhận được quyết định phiên tòa sẽ xử lưu
động.”
Bài báo kể tiếp: “Chiều 19/12/2013, trước
một ngày xét xử, UBND xã Tam Đại đã thông báo rộng rãi trên hệ thống truyền
thanh về việc xét xử lưu động để bà con nhân dân đến xem. Do xấu hổ trước việc
bị xét xử lưu động, rồi áp lực từ gia đình, bị can Nguyễn Thanh Kỳ đã uống thuốc
độc tự tử trước sự bàng hoàng và đau xót của gia đình.”
Tác giả bài báo bình luận: “Tâm lý con người thường
cảm thấy xấu hổ, nhục nhã khi bị đưa thông tin không tốt đẹp của mình cho mọi người biết
và họ sẽ có những phản ứng tiêu cực.”
Đọc xong câu
truyện, người đọc không thể không liên tưởng tới cái chết của tướng Ngọ.
Cái chết của ông Ngọ có nhiều điểm giống với cái chết của bị can Nguyễn
Thanh Kỳ
nêu trên? Nguyễn Thanh Kỳ “xấu
hổ… uống thuộc độc tự tử trước sự bàng hoàng và đau xót của gia đình.” Tướng Ngọ có xấu hổ về trường hợp của mình
không, có lẽ chỉ ông biết được ông thôi!
Tướng Ngọ là một viên tướng CA “lừng danh” trong vai trò chỉ huy “xuất sắc và hiệu quả” với những chuyên
án lớn, như “Vụ
bê bối tại PMU 18, vụ cưỡng chế đất đai ở Tiên Lãng và vụ ‘đại án
tham nhũng’ Vinalines.’” Vậy mà oái oăm thay! Ông Ngọ bị “phản đòn”
trong chính cái vụ “đại án tham nhũng Vinalines” mà ông đang thụ lý điều tra (“đại án tham
nhũng” với dấu ngoặc kép là của báo lề đảng Người Lao Động ngày 17/02/2014). Xấu hổ gấp bội so với Nguyễn Thanh Kỳ
vô danh ấy, phải không?
Đánh
tham nhũng: Chiến công hiển hách.
Trong vụ PMU 18 hồi năm 2006, một
trong những chiến công được cho là hiển hách nhất của tướng Phạm Quý Ngọ (lúc bấy
giờ là Thiếu tướng CA) mà báo lề đảng tung hô đó là thành tích “loại Thượng tá Nguyễn
Văn Hưng – Phó phòng 9, Cục cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (C14)
khỏi Ban chuyên án điều tra vụ PMU 18 (ngày
23/10/2006) vì
có dư luận liên quan việc chạy án cho con bạc triệu đô Bùi Tiến Dũng.” Bây giờ đến lượt Ngọ bị vướng mắc vào chuyện móc ngoặc
vượt xa Nguyễn Văn Hưng, ăn nói làm sao đây?
Cũng trên chính báo Người Lao Động
ngày 17/02/2014, một bài báo nhan đề “Có đề xuất đình chỉ công tác ông Phạm Quý Ngọ”, ghi nhận: “Ông Phạm Anh Tuấn [Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương] cho biết đã
có một số ý kiến đề xuất đình chỉ công tác đối với Thứ trưởng Bộ Công an Phạm
Quý Ngọ để đảm bảo việc điều tra, làm rõ những nội dung tố cáo của Dương Chí
Dũng.” Bài báo còn dẫn lời ông Tuấn nói: “Quan trọng
là phải tiếp cận hồ sơ của tố tụng và không gây ảnh hưởng tới điều tra. Về
nguyên tắc thì phải đình chỉ nhưng ông Ngọ đang bệnh nặng nên việc này
nhạy cảm. Nếu ‘sốc mạnh’ thì cũng không lợi lắm, còn thực hư
đúng sai thì vẫn phải chờ.”
“Nhạy
cảm… Sốc mạnh không lợi lắm!”
Anh chàng Nguyễn Thanh Kỳ trong
câu truyện kể trên chỉ là một thanh niên nhà quê, vướng vào một vụ trộm không lớn
lắm. Vậy mà, khi bị lôi ra toà xử lưu động, anh thấy xấu hổ đến độ uống thuốc độc
tự tử! Thế thì một quan chức mang hàm Thượng tướng công an như Phạm Quý Ngọ nay
bỗng bị tung tên lên truyền thông, và bị phe ta rêu rao là đã có “đề xuất đình chỉ công
tác” và “về nguyên tắc thì phải đình chỉ”…. Nhưng! Ôi cái nhưng quái ác! “Nhưng ông Ngọ đang
bệnh nặng nên việc này nhạy cảm. Nếu ‘sốc mạnh’ thì cũng
không lợi lắm!”
Xấu hổ biết chừng nào, nếu ông Ngọ
có cái tâm lý “nhạy cảm” như ông Nguyễn Thanh Kỳ, chắc ông cũng uống thuốc độc
tự tử thôi! Không biết ông có tự tử hay không. Nhưng rõ ràng, định mệnh đã đưa
ông Ngọ vào cõi vĩnh hằng… Chỉ một ngày sau lời tuyên bố nhiều thâm ý trên của
ông Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương!
Với ông Ngọ, coi như đã xong một
kiếp người!
Còn Đảng thì cũng “minh oan” cho
ông bằng một lễ tang “hoành tráng” dành cho cán bộ cao cấp. Hàng loạt bài báo
trên báo lề đảng tuyên dương ông Ngọ! Nhất là bài báo mới nhất trên PetroTimes
của đồng chí đại tá Côn đảng Nguyễn Như Phong cố gắng minh oan cho ông Ngọ!
(Xin đọc Dân Làm Báo, bài viết của Vũ Đông Hà ngày 22/2/2014: Vụ Phạm Quý Ngọ:
Đại tá công an Nguyễn Như Phong muốn “cứu” hay “giết” Bộ trưởng Công an Trần Đại
Quang).
Dẫu sao, cái chết của đồng chí
thượng tướng Phạm Quý Ngọ cũng giúp đảng ta thoát cơn bão táp đánh đấm nội bộ đầy
nguy hiểm! Riêng gia đình ông Ngọ cũng thở ra nhẹ nhỏm. Vì giả sử Ngọ còn sống
thì chẳng biết gia đình sẽ đi về đâu nếu nội vụ “làm lộ bí mật nhà nước” bị lôi
ra xét xử: Hàng triệu đô la Mỹ nếu buộc phải hoàn trả thì thật là rắc rối!
Lê Thiên
nguồn: http://baotoquoc.com/2014/02/22/dau-nam-ngua-ngua-quy-chet-tham/
0 nhận xét:
Đăng nhận xét