Dương Hoài Linh
Người Việt lâu nay vốn sợ chính trị. Nói chuyện với bạn bè trên FB, mình vẫn hay bắt gặp những câu đại loại như: "Thôi, nói chuyện khác đi, đụng tới ba cái chính trị nhức đầu lắm" hoặc "Rảnh quá ha, để thời gian đó làm chuyện khác có ích hơn...". Các trang Web giải trí bao giờ cũng đông lượng truy cập hơn hẳn các trang chính trị. Các ngôi sao ca nhạc, hài kịch biếng ăn, cảm cúm... hoặc tậu nhà, mua xe là có hàng vạn người theo dõi, nhưng diễn biến chính trị của đất nước thì rất ít người quan tâm. Thế nhưng đây là đặc điểm của các nước có nền dân trí thấp. Ngày xưa các cụ Phương an Bội Châu, Phan Chu Trinh vẫn hay than vãn về sự vô tâm của dân mình.
Người Việt lâu nay vốn sợ chính trị. Nói chuyện với bạn bè trên FB, mình vẫn hay bắt gặp những câu đại loại như: "Thôi, nói chuyện khác đi, đụng tới ba cái chính trị nhức đầu lắm" hoặc "Rảnh quá ha, để thời gian đó làm chuyện khác có ích hơn...". Các trang Web giải trí bao giờ cũng đông lượng truy cập hơn hẳn các trang chính trị. Các ngôi sao ca nhạc, hài kịch biếng ăn, cảm cúm... hoặc tậu nhà, mua xe là có hàng vạn người theo dõi, nhưng diễn biến chính trị của đất nước thì rất ít người quan tâm. Thế nhưng đây là đặc điểm của các nước có nền dân trí thấp. Ngày xưa các cụ Phương an Bội Châu, Phan Chu Trinh vẫn hay than vãn về sự vô tâm của dân mình.
Ngày nay nhiều người vẫn hay tỏ vẻ thương hại trước sự
ngu ngơ, khờ dại của dân Bắc Hàn, nhưng đâu biết rằng dân các nước phát triển
nhìn mình cũng thế. Họ cũng nghĩ dân Việt Nam quá tội nghiệp, chẳng biết gì đến
quyền của mình.
Chính trị là một
khái niệm dễ gây dị ứng. Nó được hiểu như là một lĩnh vực khô khan, gây nhức đầu,
chóng mặt, bất an... Không chỉ người lao động kiêng nói chính trị mà ngay cả giới
trí thức cũng tránh xa nó như tránh hủi. Nói chính trị, làm chính trị, tham vọng
chính trị... luôn được dùng với hàm ý mỉa mai. Nó dường như là độc quyền của giới
lãnh đạo và người dân chỉ được biết đến chính trị khi nào Đảng cần biến các nghị
quyết của Đảng thành "hành động cách mạng".
Thực chất chính
trị gần gũi với người dân như cơm ăn nước uống hàng ngày. Chỉ có điều họ không
nhận thức được điều này. "Giá xăng, giá điện,giá sữa...tăng liên tục là do
đâu?" Chính là do độc quyền kinh tế. Phanh phui vấn nạn này sẽ lòi ra các
nhóm lợi ích. Là một vấn đề chính trị. Cuối tháng nghe con cái xin tiền đóng học
phí, bảo hiểm, quỹ lớp, sách giáo khoa, học thêm... Là vấn đề thuộc về ngân
sách dành cho giáo dục. Cũng chính trị. Vào bệnh viện bị chặt chém không thương
tiếc tiền khám chữa bệnh...Lỗi cơ chế. Cũng chính trị.
Thế nhưng con người
ta chỉ cảm thấy hơi thở của chính trị nóng rực bên tai mỗi khi có việc động chạm
đến cửa quan. Chầu chực chờ đợi, bị khất hẹn lần lửa, bị lừa phỉnh, mất tiền vì
nạn hối lộ tham ô... lúc đó họ mới thấy mình dại, chẳng biết gì về chính trị, về
cách thức tổ chức của bộ máy nhà nước để ai nói sao nghe vậy, chẳng khác một
con lừa.
Nói đến "dân
chủ" người Việt chỉ biết đến một khái niệm mơ hồ là người dân làm chủ đất
nước mình. Người ta không biết biểu hiện cụ thể của nó như thế nào. Cũng như
người nông dân suốt đời chân lấm tay bùn... đâu biết đến cuộc sống tiện nghi
nên chỉ một "nắm xôi" đôi khi cũng đủ để thỏa mãn. Họ đâu biết là nếu
nước có dân chủ thực sự, họ sẽ tận hưởng được nhiều cái sung sướng như thế nào.
Trước tiên là lá
phiếu của họ có thể quyết định đến các ông tai to mặt lớn mà họ vẫn nghĩ là
đang nắm quyền sinh sát vận mệnh của họ. Nếu như dân các nước phát triển bằng mọi
cách phải gởi cho được lá phiếu mình đi thì người Việt lại mang tư tưởng: "Không
có mợ, chợ vẫn đông", việc mình có hay không tham gia bầu cử cũng chẳng ảnh
hưởng gì đến sinh mệnh đất nước.
Dân chủ sẽ thúc đẩy
kinh tế tạo ra thặng dư khiến phúc lợi xã hội lớn. Con cái họ đến trường sẽ được
thầy cô giáo dục chu đáo. Vào bệnh viện, các bác sĩ sẽ săn đón, lễ phép chứ
không đụng một chút là chửi như tát nước vào mặt. Ra đường gặp anh CA cũng được
chào hỏi, thưa gửi đàng hoàng chứ không phải là thái độ hách dịch, lỗ mãng... Về
già họ cũng sẽ được chăm lo đầy đủ về vật chất, sức khỏe chứ không phải bị bỏ mặc
cho đến ngày ra nghĩa trang hoặc lò thiêu.
Quyền con người
là một trong những quyền căn bản được phổ cập toàn thế giới nhưng rất ít người
Việt hiểu và biết bảo vệ quyền của mình. Rốt cuộc thì không chỉ người lao động
mà ngay cả giới trí thức vẫn bị các cơ quan công quyền chèn ép. Thế nhưng họ vẫn
thờ ơ với các vụ việc vi phạm nhân quyền như CA đánh chết dân, tòa án xử oan
người vô tội... Bởi họ nghĩ đơn thuần rằng những việc ấy còn lâu mới liên quan
đến họ. Vậy nên có một nhà báo nữ than vãn rằng, viết về nhân quyền rất mất
công nhưng lượng người đọc rất ít. Phần đông vẫn nghĩ rằng đó là một vấn đề xa
xôi chẳng thiết thân chút nào. Chỉ đến khi ngay chính bản thân mình hoặc gia
đình mình bị vi phạm trầm trọng họ mới kêu cứu và gặp phải sự ghẻ lạnh của dư
luận lúc đó mới thấm thía sự vô tình của mình.
Người Việt hải
ngoại quan tâm đến các vấn đề chính trị trong nước không phải như ý kiến thô
thiển của một số dư luận viên thường bôi nhọ: "mong muốn một ngày về nước
cai trị trên đầu trên cổ người dân". Nó đơn thuần cũng giống như người dân
Bắc Triều Tiên sống ở nước ngoài thấy cái cách của Kim Jong Un trị nước mà tức
mình không thể không lên tiếng. Họ hoàn toàn không có ý định chấp chính và cũng
không vì tương lai của các thế hệ mai sau của mình. Họ chỉ đơn giản là "Người
trong một nước phải thương nhau cùng".
Chỉ có người Việt
ở nước ngoài mới thấy rõ "nhà dột từ nóc như thế nào" bởi vì họ đang
sống trong những nóc nhà vững chãi. Do vậy những bài viết của họ trên FB không
phải vì những tham vọng chính trị và cũng chẳng phải vì họ quá rảnh. Mỗi bài viết
thường lấy đi rất nhiều thời gian quý báu của họ mà thời gian ở các nước công
nghiệp luôn luôn được đong đếm bằng tiền. Thế nhưng họ vẫn viết vẫn nói, những
bài viết đôi lúc thấm đẫm nước mắt. Chỉ vì họ không muốn đồng bào mình mãi mãi
làm kiếp con lừa.
Ấy vậy mà họ vẫn
nhận được cái thái độ nghi kỵ từ chính bạn bè mình trong nước. Nhiều người vẫn
luôn quan niệm "Gặp thời thế ,thế thời phải thế để biện hộ cho thái độ 'ngậm
miệng ăn tiền'". Không những thế họ còn lên tiếng công kích những người có
tiếng nói phản biện mạnh mẽ. Mặc dù những tiếng nói ấy có tác động rất tích cực
vào chuyển biến xã hội mà ngay chính họ cũng được hưởng lợi. Dù không nói ra
nhưng thâm tâm mình hơi buồn với loại người này. Bởi vì nhiều khi vì sự an toàn
bản thân, một cái like trên FB cũng chẳng dám click vào tức là họ đã đẩy sự
nguy hiểm cho người khác, đẩy người khác vào chốn lao tù. Trong khi với nhận thức
của một kẻ có học họ không thể không biết nguồn gốc của các vấn đề xã hội phát
xuất từ đâu.
Như vậy, chừng
nào người Việt vẫn sợ chính trị, vẫn chưa biết quyền của mình thì chừng đó họ vẫn
còn bị đè đầu, cưỡi cổ, lá phiếu của họ vẫn chẳng hơn gì một tấm giấy đi vệ
sinh. Họ vẫn để những ông nghị như Hoàng Hữu Phước làm đại diện cho họ, vẫn để
những bà bộ trưởng như Nguyễn Thị Kim Tiến nắm trong tay vấn đề sức khỏe của họ.
Cũng chỉ vì họ chưa biết rằng ngòi bút đôi khi sắc hơn lưỡi kiếm. Và mọi chính
thể độc tài đều rất sợ tiếng nói chính trị của người dân. Không ai có thể cởi
trói cho mình bằng chính mình. Nhưng suy cho cùng không phải ai cũng hiểu được
điều này. Bởi nếu không thế nước đã chẳng phải HÈN như bây giờ.
Dương Hoài Linh
0 nhận xét:
Đăng nhận xét