Xuống đường Bài trừ Văn hóa "Đồi trụy & Phản động" trong
thời điêu linh
Nguyễn Ngọc
Chinh
“Nơi nào người ta đốt sách thì họ sẽ kết thúc bằng việc đốt sinh
mạng con người”.
Theo Sử ký Tư Mã Thiên, sau khi
Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa, thừa tướng Lý Tư đã đề nghị dẹp bỏ tự do
ngôn luận để thống nhất chính kiến và tư tưởng. Lý Tư chỉ trích giới trí thức
dùng ‘sự dối trá’ qua sách vở để tạo phản trong quần chúng.
Chủ trương Đốt sách, Chôn nho (Phần thư, Khanh nho) của Tần Thủy
Hoàng được thực hiện từ năm 213 trước Công nguyên. Qua đó, tất cả những kinh
điển từ thời Chư tử Bách gia (trừ sách Pháp gia, trường phái của Lý Tư) đều bị
đốt sạch. Lý Tư còn đề nghị đốt tất cả thi, thư, sách vở, trừ những quyển được
viết vào thời nhà Tần. Sách trong lĩnh vực triết lý và thi ca, trừ những sách
của Bác sĩ (cố vấn nhà vua) đều bị đốt. Những nho sinh dùng sử sách để chỉ trích
chính quyền đều bị hành hình. Những ai dựa vào chế độ cũ để phê phán chế độ mới
sẽ bị xử tội chém ngang lưng.
Lý Tư tấu: “Thần xin
rằng sử sách không phải do Tần ghi chép đều bị đem đốt. Ngoại trừ quan chức
không phải là tiến sĩ thì trong thiên hạ không ai được phép cất giữ Thi, Thư,
sách của Bách gia, tất cả đều phải đem đốt. Nếu dám dùng những lời ngụ ngôn
trong Thi, Thư thì chém bêu đầu ở chợ. Lấy xưa mà chê nay thì giết cả họ. Quan
lại thấy mà không tố cáo sẽ bị coi là đồng phạm. Nay lệnh trong ba mươi ngày mà
không đem đốt, sẽ bị xăm mặt và bắt đi xây dựng trường thành”.
Năm 212 TCN, Tần Thuỷ Hoàng phát hiện ở Hàm Dương có một số nho sinh
đã từng bình phẩm về mình liền hạ lệnh bắt để thẩm vấn. Các nho sinh không chịu
nổi tra khảo, lại khai ra thêm một loạt người khác. Tần Thuỷ Hoàng hạ lệnh đem
tất cả trên 460 nho sinh đó chôn sống ngoài thành Hàm Dương. Đốt sách, chôn Nho
là hành vi được người đời sau coi là tàn bạo nhất của Tần Thủy Hoàng. Đó cũng là
tội danh hàng ngàn năm sau vẫn còn ghi nhớ. Không riêng gì người Hán mà cả nhân
loại lên án.
Trong thâm tâm, Tần Thủy Hoàng cũng
như Lý Tư đều biết rất rõ, lệnh đốt sách không thể nào xóa sạch những tư tưởng
trong đầu óc dân chúng, những cuốn sách ‘khó đốt’ nhất là nằm trong tinh thần
con người. Như vậy, việc đốt sách thực tế chỉ là một thủ đoạn chứ không tạo được
tác dụng triệt để trong việc xóa sạch vết tích văn hóa-chính trị như mong
muốn.
Việt Nam vốn tự hào là quốc gia có hơn 4000
năm văn hiến, nhưng sách vở của người xưa để lại thì rất ít. Nguyên nhân chính
là vì quân nhà Minh bên Tàu đã ra lệnh hủy hết sách vở ngay trong những ngày đầu
đô hộ nước ta để dễ bề cai trị. Sau này, cuộc Cách mạng Văn hóa tại Trung Hoa từ
năm 1953 đến 1966 cũng đã gây nhiều ảnh hưởng đến miền Bắc. Do đó, xét về mặt
lịch sử, Việt Nam đã trải qua rất nhiều thời kỳ sách vở bị tiêu hủy cho phù hợp
với những thay đổi qua các giai đoạn chính trị.
Trên thực tế, tại miền Bắc, ngay sau khi tiếp quản Hà Nội, việc kiểm
duyệt sách báo, bài viết trước khi đem phổ biến ra công chúng đã được thực hiện
ngay từ năm 1954. Đối với các loại sách báo đã in ra từ trước 1954 dưới thời
Pháp thuộc cũng đã bị đốt. Thế cho nên, việc đốt sách tại miền Nam năm 1975 chỉ
là rập khuôn của chính sách cũ năm 1954.
Hồi ký của
Một người Hà Nội ghi lại sự kiện đốt sách năm 1954 khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
tiếp quản miền Bắc: “Chơi vơi trong Hà Nội, tôi đi tìm thầy xưa, bạn cũ, hầu hết
đã đi Nam. Tôi phải học năm cuối cùng, Tú tài 2, cùng một số ‘lớp Chín hậu
phương’, năm sau sẽ sáp nhập thành ‘hệ mười năm’. Số học sinh ‘lớp Chín’ này vào
lớp không phải để học, mà là ‘tổ chức Hiệu đoàn’, nhận ‘chỉ thị của Thành đoàn’
rồi ‘phát động phong trào chống văn hóa nô dịch!’. Họ truy lùng… đốt sách!
Tôi đã phải nhồi nhét đầy ba bao tải, Hiệu đoàn ‘kiểm
tra’, lục lọi, từ quyển vở chép thơ, nhạc, đến tiểu thuyết và sách quý, mang
‘tập trung’ tại Thư viện phố Tràng Thi, để đốt. Lửa cháy bập bùng mấy ngày,
trong niềm ‘phấn khởi’, lời hô khẩu hiệu ‘quyết tâm’, và ‘phát biểu của bí thư
Thành đoàn’: Tiểu thuyết của Tự Lực Văn Đoàn là… ‘cực kỳ phản động!’. Vào lớp
học với những ‘phê bình, kiểm thảo… cảnh giác, lập trường”.
Tại miền Nam, trong thời điêu linh ngay sau ngày 30/4/1975,
việc đốt sách được thể hiện qua chiến dịch Bài trừ Văn hóa Đồi trụy-Phản động.
Tự bản thân khẩu hiệu trong chiến dịch đã nêu rõ 2 mục đích: (1) về chính trị,
bài trừ các luồng tư tưởng phản động chống đối chế độ và (2) về văn hóa, xóa bỏ
hình thức được coi là ‘đồi trụy theo hình thức tư bản’.
Một trong những việc làm cấp thiết của chính quyền mới khi miền Nam
sụp đổ là niêm phong, tịch thu sách tại các thư viện. Những tác phẩm của nhà in,
nhà xuất bản và nhà sách lớn tại Sài Gòn như Khai Trí, Sống Mới, Độc Lập, Đồng
Nai, Nam Cường, Trí Đăng… đều bị niêm phong và cấm lưu hành.
Đội ngũ những người cầm bút miền Nam phải nói là rất đông và bao gồm
nhiều lãnh vực.
Về triết học phương Tây có
Lê Tôn Nghiêm, Trần Văn Toàn, Trần Thái Đỉnh, Nguyễn Văn Trung, Trần Bích Lan…
Triết Đông có Nguyễn Đăng Thục, Nghiêm Xuân
Hồng, Nguyễn Duy Cần, Nguyễn Khắc Kham, Nghiêm Toản, Kim Định, Nhất Hạnh…
Phần biên khảo có Nguyễn Hiến Lê, Giản Chi, Lê
Ngọc Trụ, Lê Văn Đức, Lê Văn Lý, Trương Văn Chình, Đào Văn Tập, Phạm Thế Ngũ,
Vương Hồng Sển, Thanh Lãng, Nguyễn Ngu Í, Nguyễn Văn Xuân, Lê Tuyên, Đoàn Thêm,
Hoàng Văn Chí, Nguyễn Bạt Tụy, Phan Khoang, Phạm Văn Sơn, Nguyễn Thế Anh, Nguyễn
Khắc Ngữ, Nguyễn Văn Sâm...
Về thi ca có
Nguyên Sa, Quách Thoại, Thanh Tâm Tuyền, Cung Trầm Tưởng, Tô Thùy Yên, Đinh
Hùng, Bùi Giáng, Viên Linh, Hoàng Trúc Ly, Nhã Ca, Trần Dạ Từ, Phạm Thiên Thư,
Nguyễn Đức Sơn, Du Tử Lê....
Phê bình văn học
có Tam Ích, Cao Huy Khanh, Lê Huy Oanh, Đỗ Long Vân, Đặng Tiến, Uyên Thao,
Huỳnh Phan Anh...
Đông đảo nhất là văn
chương với Võ Phiến, Mai Thảo, Vũ Khắc Khoan, Doãn Quốc Sỹ, Thanh Tâm Tuyền,
Dương Nghiễm Mậu, Bình Nguyên Lộc, Mặc Thu, Mặc Đỗ, Thanh Nam, Nhật Tiến, Nguyễn
Thị Vinh, Phan Du, Đỗ Tấn, Nguyễn Mạnh Côn, Sơn Nam, Võ Hồng, Túy Hồng, Nhã Ca,
Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Minh Đức Hoài Trinh, Nguyễn Đình Toàn, Chu
Tử, Viên Linh, Duyên Anh, Phan Nhật Nam, Nguyên Vũ, Y Uyên, Cung Tích Biền, Duy
Lam, Thế Uyên, Lê Tất Điều, Hoàng Hải Thủy, Văn Quang, Nguyễn Thụy Long, Phan
Lạc Tiếp, Thế Nguyên, Thế Phong, Diễm Châu, Thảo Trường, Nguyễn Xuân Hoàng,
Nguyễn Mộng Giác, Ngô Thế Vinh...
Toàn bộ sách ấn
hành tại miền Nam của những tác giả nêu trên (còn một số người nữa mà người viết
bài này không thể nhớ hết) đều bị ‘đánh đồng’ là tàn dư Mỹ-Ngụy, văn hóa nô
dịch, phản động và đồi trụy. Các cấp chính quyền từ phường, xã, quận, huyện,
thành phố ra chỉ thị tập trung tất cả các loại sách vở, từ tiểu thuyết, biên
khảo cho đến sách giáo khoa để hỏa thiêu.
Không có
con số thống kê chính thức nhưng người ta ước đoán có đến vài trăm ngàn sách báo
và băng, đĩa nhạc bị thiêu đốt trong chiến dịch truy quét văn hóa phẩm đồi
trụy-phản động tại Sài Gòn. Sách báo trên kệ sách trong nhà của tư nhân bị các
thanh niên đeo băng đỏ lôi ra hỏa thiêu không thương tiếc. Tại các cửa hàng kinh
doanh, sách báo bị thu gom để thiêu hủy, coi như đốt cháy cả cơ nghiệp lẫn con
người những cá nhân có liên quan. Tất nhiên, những người có sách bị đốt cũng có
phản ứng quyết liệt. Trong hồi ký Viết trên gác bút, nhà văn Nguyễn Thụy Long
ghi lại một diễn biến trong vụ đốt sách năm 1975:
“Một cửa hiệu chuyên cho thuê truyện tại đường Huỳnh Quang Tiên bên
cạnh nhà thờ Ba Chuông tại Phú Nhuận phát nổ khi đoàn thu gom sách mang băng đỏ
xâm nhâp tiệm. Ông chủ nhà sách mời tất cả vào nhà. Rồi một trái lựu đạn nổ.
Chuyện xảy ra không ai ngờ. Đương nhiên là có đổ máu, có kẻ mạng vong. Những chú
nhỏ miệng còn hôi sữa, những cô bé chưa ráo máu đầu là nạn nhân vô tội. Trên
cánh tay còn đeo tấm băng đỏ, quả thật súng đạn vô tình! Cả chủ tiệm cũng mạng
vong”.
Nguyễn Thụy Long là cháu ruột nhà văn Nguyễn
Bá Học nổi tiếng với danh ngôn: “Đường đi khó, không khó vì ngăn
sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”, người được giới văn học
đánh giá là một trong những cây bút đầu tiên viết truyện ngắn hiện đại bằng chữ
quốc ngữ trong văn học Việt Nam. Những tiểu thuyết của Nguyễn Thụy Long như Loan
mắt nhung, Kinh nước đen cũng gian truân không kém cuộc đời của tác giả, chúng
được xếp vào loại ‘văn hóa nô dịch’ nên phải lên giàn hỏa.
Năm 1975, Duyên Anh (Vũ Mộng Long) bị chính quyền mới coi như ‘một
trong mười nhà văn nguy hiểm nhất của miền Nam’ với hơn 50 tác phẩm văn chương,
trong đó nổi bật có Luật hè phố, Dzũng Đakao, Điệu ru nước mắt, Vẻ buồn tỉnh lỵ,
Thằng Vũ, Thằng Côn, Con Thúy. Chế độ mới cấm ông viết lách và bắt giam không
xét xử suốt sáu năm qua các nhà tù và trại tập trung.
Vượt biển sang Pháp, Duyên Anh tiếp tục viết và cho xuất bản gần hai
mươi tác phẩm, trong đó có Un Russe à Saigon và La colline de Fanta do nhà
Belfond xuất bản. Báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình Pháp viết nhiều, nói
nhiều về ông. Sử gia Piere Chaunu, giáo sư Đại học Sorbonne, coi Duyên Anh là
‘nhà thơ lớn, vinh quang của quốc gia’.
Đầu năm
1997, Duyên Anh từ trần tại Pháp. Dù muốn dù không, nhiều người ngậm ngùi nghĩ
đến tác giả của truyện ngắn đọc đến mủi lòng, có tựa đề là Con sáo của em tôi
đăng trên Chỉ Đạo năm 1956. Những truyện ngắn, truyện dài thật trong sáng của
tuổi ô mai như Dưới dàn hoa thiên lý hoặc du côn du đãng như Dzũng Dakao… Tất cả
lần lượt được hóa kiếp bằng ngọn lửa.
Trong cuốn
Những tên biệt kích của chủ nghĩa thực dân mới trên mặt trận văn hóa – tư tưởng
xuất bản sau năm 1975 có đoạn viết:
“… Một số người
như Duyên Anh, Nhã Ca… chấp nhận chủ nghĩa chống Cộng với một thái độ hoàn toàn
tự nguyện. Nhưng nếu xét gốc rễ thái độ thù địch của họ đối với cách mạng, thái
độ đó có nguyên nhân ở sự tác động của chủ nghĩa thực dân mới. Họ vừa là kẻ thù
của cách mạng, của nhân dân. Nhưng nếu xét đến cùng họ cũng vừa là một nạn nhân
của đường lối xâm lược tinh vi, xảo quyệt của Mỹ.
Dù xét dưới tác
động nào, hoạt động chống Cộng bằng văn nghệ của đội ngũ những cây bút này cũng
là những hoạt động có ý thức. Ý thức đó biểu hiệu trước hết trong thái độ chấp
nhận trật tự xã hội thực dân mới, chống lại một cách điên cuồng chủ nghĩa Cộng
Sản...
Họ cho văn nghệ là sự chọn lựa một phạm vi hoạt động, một
phương tiện để đạt mục đích và tự nguyện dùng ngòi bút của mình phục vụ cho chế
độ. Thái độ tự nguyện của họ cũng đã có nhiều người tự nói ra. Vũ Hoàng Chương
tự ví mình là ‘viên gạch để xây bức tường thành ngăn sóng đỏ’, Doãn Quốc Sĩ coi
mình như một ‘viên kim cương, răng Cộng Sản không sao nhá được’...”
Trong vụ án được mệnh danh là Nhũng tên Biệt kích Cầm
bút năm 1986, một số nhà văn ra tòa tại Sài Gòn với tội ‘gián điệp’. Chính quyền
mới muốn dựng một vụ án điển hình để đe dọa các nhà văn miềnNam nhưng bất thành
vì áp lực từ bên ngoài. Theo kịch bản được dàn dựng, họ muốn xử Doãn Quốc Sĩ mức
án tử hình hay chung thân, Hoàng Hải Thủy (từ chung thân đến 20 năm), Dương Hùng
Cường (18 năm), Lý Thụy Ý (15 năm), Nguyễn Thị Nhạn (12 năm), Hiếu Chân Nguyễn
Hoạt (10 năm) và Khuất Duy Trác cùng Trần Ngọc Tự (8 năm).
Những nhà văn như Duyên Anh, Nguyễn Thụy Long thường
sinh sống bằng nghề viết báo bên cạnh việc viết văn. Trong lãnh vực báo chí, Sài
Gòn vẫn được coi là trung tâm của báo chí với những nhật báo lớn đã xuất hiện từ
lâu như tờ Thần Chung (sau đổi thành Tiếng Chuông của Đinh Văn Khai), Sài Gòn
Mới của bà Bút Trà… Khi người Bắc di cư vào Nam có thêm tờ Tự Do, tiếp đến là
Ngôn Luận. Đó là những nhật báo lớn có ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng. Hoạt
động báo chí ở Saigòn càng ngày càng phát triển, theo Vũ Bằng, đến tháng
12/1963, ở Sài Gòn có tới 44 tờ báo ra hàng ngày.
Nhật báo Tiền Tuyến
và Tiếng Chuông
Một đặc điểm của văn học miền Nam là việc hình thành các nhóm văn học. Nhóm Quan
Điểm do Vũ Khắc Khoan thành lập với Nghiêm Xuân Hồng, Mặc Đỗ. Quan Điểm (cũng là
tên nhà xuất bản do Mặc Đỗ điều hành) được người đương thời gọi là nhóm ‘trí
thức tiểu tư sản’, bởi tác phẩm của họ, trong những ngày đầu chia cắt đất nước
sau hiệp định Genève, thường có những nhân vật mang nỗi hoang mang, trăn trở của
người trí thức tiểu tư sản trước ngã ba đường: theo bên này, bên kia, hay đứng
ngoài thời cuộc?
Theo Trần Thanh Hiệp, nhóm Sáng
Tạo là một nhóm sinh viên hoạt động trong Tổng hội sinh viên Hà Nội, trước 1954,
gồm bốn người: Nguyễn Sĩ Tế, Doãn Quốc Sĩ, Thanh Tâm Tuyền và Trần Thanh Hiệp.
Di cư vào Sài Gòn, họ tiếp tục hoạt động văn nghệ với tuần báo Dân Chủ (do Trần
Thanh Hiệp và Thanh Tâm Tuyền phụ trách), rồi tờ Người Việt (tiền thân của tờ
Sáng Tạo). Sau đó Mai Thảo gia nhập nhóm với truyện ngắn Đêm giã từ Hà Nội, rồi
đến Lữ Hồ, Ngọc Dũng, Duy Thanh, Quách Thoại.
Trên
tạp chí Sáng Tạo, ngoài những tên tuổi kể trên người ta còn thấy Nguyên Sa, Cung
Trầm Tưởng, Bùi Giáng, Tô Thùy Yên, Dương Nghiễm Mậu, họa sĩ Thái Tuấn. Sáng Tạo
số đầu ra tháng 10/1956 và tạm ngưng ở số 27 (tháng 12/58). Sáng Tạo bộ mới chỉ
đến số 7 (tháng 3/60)
Nhóm Bách Khoa ra đời tháng 1/1957 và sống đến ngày Sài Gòn sụp đổ.
Bách Khoa là nguyệt san văn học nghệ thuật có tuổi thọ dài nhất với 426 số. Bách
Khoa do Huỳnh Văn Lang điều hành trong những năm đầu. Đến 1963, khi Ngô Đình
Diệm đổ, Huỳnh Văn Lang bị bắt, bị tù, nên giao hẳn cho Lê Ngộ Châu.
Bách Khoa quy tụ được nhiều tầng lớp nhà văn khác nhau thuộc mọi lứa
tuổi. Những cây bút nổi tiếng cộng tác thường xuyên với Bách Khoa là Nguyễn Hiến
Lê, Võ Phiến, Nguyễn Ngu Ý, Vũ Hạnh, Võ Hồng, Đoàn Thêm, Nguyễn Văn Xuân, Bình
Nguyên Lộc.... Theo Võ Phiến, trong thời kỳ cực thịnh, tức là khoảng 1959-1963,
mỗi số Bách Khoa bán được 4500 đến 5000 bản.
Đắt khách nhất là tạp chí Văn của Nguyễn Đình Vượng, ra đời ngày 1/1964 và sống
đến 1975. Văn do Trần Phong Giao trông nom trong 10 năm đầu, đến 1974 chuyển lại
cho Mai Thảo. Văn cũng quy tụ được nhiều nhà văn ở nhiều lứa tuổi thuộc nhiều
khuynh hướng, từ Dương Nghiễm Mậu, Thanh Tâm Tuyền đến Thế Uyên, Nguyễn Mạnh
Côn, Bình Nguyên Lộc... Văn đặc biệt quan tâm đến việc dịch thuật và giới thiệu
văn học nước ngoài. Trần Phong Giao cũng là một dịch giả nổi tiếng, còn có thêm
Trần Thiện Đạo, sống ở Paris, dịch và viết về những phong trào văn học đang
thịnh hành ở Pháp.
Tạp chí Văn hoá Ngày nay của Nhất Linh ra đời ngày 17/6/1958, được 11 số thì đình bản. Nguyễn Thị Vinh tiếp tục chủ trương tiếp các tờ Tân Phong, Đông Phương, theo chiều hướng Văn hoá Ngày nay.
Tạp chí Đại học, tờ báo của Viện đại học Huế do Linh mục Cao Văn Luận, viện trưởng, làm chủ nhiệm, ra đời năm 1958 ở Huế, và sống đến năm 1964. Trên Đại học, xuất hiện những bài đầu tiên của Nguyễn Văn Trung, người sau này có ảnh hưởng lớn đến thế hệ sinh viên và trí thức.
Về các nhóm, Viên Linh trong cuốn Chiêu niệm văn chương, cho biết: “Các nhà văn xuất hiện thường xuyên, trên nhật báo, qua các nhà xuất bản, nhất là trên các báo định kỳ, và thành từng nhóm. Lý lịch văn chương và sắc thái địa phương của họ rất tương đồng, tùy theo nhóm tạp chí trên đó họ góp mặt”.
Đa số các nhà văn miền Nam qui tụ trên các tờ tuần báo Đời Mới, Nhân Loại, và nhật báo như Tiếng Chuông, Sàigon Mới (Hồ Hữu Tường, Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, Kiên Giang, Lưu Nghi, Thẩm Thệ Hà, Trang Thế Hy...). Các nhà văn gốc miền Trung xuất hiện trên tờ Văn Nghệ Mới, Bách Khoa (Võ Thu Tịnh, Nguyễn Văn Xuân, Võ Phiến, Đỗ Tấn, Vũ Hạnh, Bùi Giáng, Võ Hồng, Nguyễn Thị Hoàng); các nhà văn ‘di cư’ có mặt trên các tờ Đất Đứng, Sáng Tạo, và trên các nhật báo như Tự Do, Ngôn Luận (Đỗ Thúc Vịnh, Nguyễn Hoạt, Vũ Khắc Khoan, Mặc Đỗ, Nghiêm Xuân Hồng, Nguyễn Sỹ Tế, Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền) hay Văn Nghệ (Lý Hoàng Phong, Dương Nghiễm Mậu, Viên Linh, Nguyễn Đức Sơn), Hiện Đại (Nguyên Sa, Trần Dạ Từ, Nhã Ca). Tờ Chỉ Đạo, Phụng Sự, Tiền Tuyến quy tụ các nhà văn quân đội hay quân nhân đồng hoá như Nguyễn Mạnh Côn, Mặc Thu, Thanh Nam, Phan Nhật Nam, Thảo Trường...
Khuynh hướng Phật giáo có các tờ Tư Tưởng, Vạn Hạnh với Tuệ Sỹ, Bùi Giáng, Phạm Công Thiện, Nguyễn Hữu Hiệu; khuynh hướng Thiên chúa giáo La mã có Hành Trình, Đối Diện với Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Ngọc Lan, Diễm Châu, Thế Nguyên. Mặc dù khi đó đảng Cộng Sản bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, song các nhà văn theo Cộng Sản như Nguyễn Ngọc Lương, Minh Quân, Vũ Hạnh vẫn tạo được diễn đàn riêng trên Tin Văn hay hiện diện trong tổ chức Văn Bút dưới thời linh mục Thanh Lãng làm chủ tịch.
Những tờ như Văn, Phổ Thông, Văn Học, qui tụ các nhà văn không có lập trường chính trị rõ rệt, họ thuần túy làm văn thơ cổ điển như Đông Hồ, Mộng Tuyết, Nguyễn Vỹ, Bùi Khánh Đản, hay văn nghệ thời đại, sinh hoạt thành phố như Nguyễn Đình Toàn, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Túy Hồng. Những tờ về nghệ thuật hay về phụ nữ quy tụ các nhà văn như Tùng Long, An Khê, Lê Xuyên, Nguyễn Thụy Long, Hoàng Hải Thủy, Văn Quang...
Về giới cầm bút sau 1963, Nguyễn Văn Trung viết: “Giới cầm bút sau 1963, họ là những người hồi 1954 trên dưới mười tuổi theo gia đình vào Nam hoặc sinh trưởng và lớn lên ở miền Nam hầu hết có tú tài và tốt nghiệp đại học. Số lượng giới trẻ cầm bút này càng ngày càng đông đảo theo đà thành lập các đại học ở các tỉnh Huế, Đà Lạt, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ, Long Xuyên, Tây Ninh và các đại học tư ở Sàigòn như Vạn Hạnh, Minh Đức...”
Những nhà văn trẻ đã trưởng thành về tuổi đời và nhận thức sau 1963, trong hoàn cảnh nhiều xáo trộn chính trị-xã hội, chiến tranh mở rộng với sự can thiệp ồ ạt của quân đội nước ngoài. Thời cuộc và chính trị ảnh hưởng trực tiếp đến họ vì bị động viên hay quân dịch... Do đó, họ có lối nhìn thời cuộc đất nước và nghệ thuật văn học khác hẳn với lối nhìn của những đàn anh viết từ trước 1963… Thơ văn giới trẻ viết sau 1963 thường theo một xu hướng chung, phản ánh vũ trụ Kafka, như tên đặt cho một số đặc biệt về thơ văn của Hành Trình, hoặc phản ánh thân phận những nhân vật Việt Nam tương tự những nhân vật trong tiểu thuyết Giờ thứ hai mươi lăm của Gheorghiu.
Nhờ hệ thống báo chí phát triển, quần chúng độc giả bao gồm nhiều thành phần trong khi các nhà văn nổi tiếng như Mai Thảo, Bình Nguyên Lộc, Túy Hồng, Nhã Ca, Duyên Anh, Chu Tử, Thanh Nam... đều sống bằng ngòi bút một cách dư giả. Họ là những người viết chuyên nghiệp, thậm chí nhiều nhà văn có nhà xuất bản riêng.
Nguyễn Hiến Lê trong 30 năm biên khảo và dịch thuật đã viết được 100 quyển sách trước 1975, và 20 cuốn thời gian sau đó. Nguyễn Văn Trung, ngoài lượng sách về triết học, văn học, in trước 1975, trong những công trình sau 1975, có bộ Lục Châu Học, nghiên cứu về văn học miền Lục tỉnh Nam Kỳ. Những nhà văn như Hồ Hữu Tường, Bình Nguyên Lộc, Mai Thảo... cũng đều có những số lượng tiểu thuyết trên dưới 30 cuốn. Về sáng tác, số lượng tỷ lệ nghịch với chất lượng và đó là cái giá mà nhà văn phải trả.
Về đối tượng độc giả, có thể nói, lớp
trẻ ‘bụi đời’ thích đọc Duyên Anh, lớp sống vũ bão thích Chu Tử. Phụ nữ thích
Túy Hồng, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Nguyễn Thị Hoàng, Nhã Ca vì họ phản ảnh đời sống
người phụ nữ tân tiến. Lớp trí thức thích cách đặt vấn đề của Vũ Khắc Khoan, Mặc
Đỗ, Nghiêm Xuân Hồng. Lớp trẻ lãng mạn giao thời thích đọc Mai Thảo. Tuy nhiên,
Thanh Tâm Tuyền, Dương Nghiễm Mậu là những tác giả đòi hỏi người đọc một trình
độ trí thức cao. Quần chúng bình dân thích Lê Xuyên, Tùng Long... Học sinh
trường Tây đọc văn chương ngoại quốc qua tiếng Pháp, tiếng Anh. Học sinh trường
Việt đọc các tác phẩm ngoại quốc qua bản dịch hoặc phóng tác.
Tạp chí Văn hoá Ngày nay của Nhất Linh ra đời ngày 17/6/1958, được 11 số thì đình bản. Nguyễn Thị Vinh tiếp tục chủ trương tiếp các tờ Tân Phong, Đông Phương, theo chiều hướng Văn hoá Ngày nay.
Tạp chí Đại học, tờ báo của Viện đại học Huế do Linh mục Cao Văn Luận, viện trưởng, làm chủ nhiệm, ra đời năm 1958 ở Huế, và sống đến năm 1964. Trên Đại học, xuất hiện những bài đầu tiên của Nguyễn Văn Trung, người sau này có ảnh hưởng lớn đến thế hệ sinh viên và trí thức.
Về các nhóm, Viên Linh trong cuốn Chiêu niệm văn chương, cho biết: “Các nhà văn xuất hiện thường xuyên, trên nhật báo, qua các nhà xuất bản, nhất là trên các báo định kỳ, và thành từng nhóm. Lý lịch văn chương và sắc thái địa phương của họ rất tương đồng, tùy theo nhóm tạp chí trên đó họ góp mặt”.
Đa số các nhà văn miền Nam qui tụ trên các tờ tuần báo Đời Mới, Nhân Loại, và nhật báo như Tiếng Chuông, Sàigon Mới (Hồ Hữu Tường, Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, Kiên Giang, Lưu Nghi, Thẩm Thệ Hà, Trang Thế Hy...). Các nhà văn gốc miền Trung xuất hiện trên tờ Văn Nghệ Mới, Bách Khoa (Võ Thu Tịnh, Nguyễn Văn Xuân, Võ Phiến, Đỗ Tấn, Vũ Hạnh, Bùi Giáng, Võ Hồng, Nguyễn Thị Hoàng); các nhà văn ‘di cư’ có mặt trên các tờ Đất Đứng, Sáng Tạo, và trên các nhật báo như Tự Do, Ngôn Luận (Đỗ Thúc Vịnh, Nguyễn Hoạt, Vũ Khắc Khoan, Mặc Đỗ, Nghiêm Xuân Hồng, Nguyễn Sỹ Tế, Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền) hay Văn Nghệ (Lý Hoàng Phong, Dương Nghiễm Mậu, Viên Linh, Nguyễn Đức Sơn), Hiện Đại (Nguyên Sa, Trần Dạ Từ, Nhã Ca). Tờ Chỉ Đạo, Phụng Sự, Tiền Tuyến quy tụ các nhà văn quân đội hay quân nhân đồng hoá như Nguyễn Mạnh Côn, Mặc Thu, Thanh Nam, Phan Nhật Nam, Thảo Trường...
Khuynh hướng Phật giáo có các tờ Tư Tưởng, Vạn Hạnh với Tuệ Sỹ, Bùi Giáng, Phạm Công Thiện, Nguyễn Hữu Hiệu; khuynh hướng Thiên chúa giáo La mã có Hành Trình, Đối Diện với Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Ngọc Lan, Diễm Châu, Thế Nguyên. Mặc dù khi đó đảng Cộng Sản bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, song các nhà văn theo Cộng Sản như Nguyễn Ngọc Lương, Minh Quân, Vũ Hạnh vẫn tạo được diễn đàn riêng trên Tin Văn hay hiện diện trong tổ chức Văn Bút dưới thời linh mục Thanh Lãng làm chủ tịch.
Những tờ như Văn, Phổ Thông, Văn Học, qui tụ các nhà văn không có lập trường chính trị rõ rệt, họ thuần túy làm văn thơ cổ điển như Đông Hồ, Mộng Tuyết, Nguyễn Vỹ, Bùi Khánh Đản, hay văn nghệ thời đại, sinh hoạt thành phố như Nguyễn Đình Toàn, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Túy Hồng. Những tờ về nghệ thuật hay về phụ nữ quy tụ các nhà văn như Tùng Long, An Khê, Lê Xuyên, Nguyễn Thụy Long, Hoàng Hải Thủy, Văn Quang...
Về giới cầm bút sau 1963, Nguyễn Văn Trung viết: “Giới cầm bút sau 1963, họ là những người hồi 1954 trên dưới mười tuổi theo gia đình vào Nam hoặc sinh trưởng và lớn lên ở miền Nam hầu hết có tú tài và tốt nghiệp đại học. Số lượng giới trẻ cầm bút này càng ngày càng đông đảo theo đà thành lập các đại học ở các tỉnh Huế, Đà Lạt, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ, Long Xuyên, Tây Ninh và các đại học tư ở Sàigòn như Vạn Hạnh, Minh Đức...”
Những nhà văn trẻ đã trưởng thành về tuổi đời và nhận thức sau 1963, trong hoàn cảnh nhiều xáo trộn chính trị-xã hội, chiến tranh mở rộng với sự can thiệp ồ ạt của quân đội nước ngoài. Thời cuộc và chính trị ảnh hưởng trực tiếp đến họ vì bị động viên hay quân dịch... Do đó, họ có lối nhìn thời cuộc đất nước và nghệ thuật văn học khác hẳn với lối nhìn của những đàn anh viết từ trước 1963… Thơ văn giới trẻ viết sau 1963 thường theo một xu hướng chung, phản ánh vũ trụ Kafka, như tên đặt cho một số đặc biệt về thơ văn của Hành Trình, hoặc phản ánh thân phận những nhân vật Việt Nam tương tự những nhân vật trong tiểu thuyết Giờ thứ hai mươi lăm của Gheorghiu.
Nhờ hệ thống báo chí phát triển, quần chúng độc giả bao gồm nhiều thành phần trong khi các nhà văn nổi tiếng như Mai Thảo, Bình Nguyên Lộc, Túy Hồng, Nhã Ca, Duyên Anh, Chu Tử, Thanh Nam... đều sống bằng ngòi bút một cách dư giả. Họ là những người viết chuyên nghiệp, thậm chí nhiều nhà văn có nhà xuất bản riêng.
Nguyễn Hiến Lê trong 30 năm biên khảo và dịch thuật đã viết được 100 quyển sách trước 1975, và 20 cuốn thời gian sau đó. Nguyễn Văn Trung, ngoài lượng sách về triết học, văn học, in trước 1975, trong những công trình sau 1975, có bộ Lục Châu Học, nghiên cứu về văn học miền Lục tỉnh Nam Kỳ. Những nhà văn như Hồ Hữu Tường, Bình Nguyên Lộc, Mai Thảo... cũng đều có những số lượng tiểu thuyết trên dưới 30 cuốn. Về sáng tác, số lượng tỷ lệ nghịch với chất lượng và đó là cái giá mà nhà văn phải trả.
Chu Tử |
Bộ sách Văn Học Việt Nam Nơi Miền Đất Mới của
Nguyễn Q. Thắng xuất bản sau năm 1975 có đề cập tới 53 ‘văn gia’ của VNCH, mỗi
người được tác giả gắn cho một nhãn hiệu. Chẳng hạn, Nguyễn Văn Trung là ‘nhà
văn nhập cuộc’, Cao Xuân Hạo ‘nhà lập thuyết ngữ học’, Nguyễn Ngọc Lan ‘nhà văn
Công giáo, nhà báo dấn thân’, Thanh Việt Thanh (?) ‘nhà văn cần cù’, Thế Uyên
‘nhà văn nhập cuộc’, Viên Linh ‘hoàng đế’, ‘nhà độc tài' văn học’ (!?), Hồ
Trường An ‘dược sĩ (?), nhà văn’…
Những nhà văn nữ như Nguyễn Thị Thụy Vũ được
khoác cho cái nhãn ‘nhà văn nữ giầu tình dục’, Túy Hồng ‘nữ văn sĩ giầu tính
nhục cảm’, Nguyễn Thị Hoàng ‘nhà văn trẻ của tình lụy’, Thu Vân (?) ‘nhà văn
dùng tính dục để giải quyết vấn đề’…
Một điều không ai có thể phủ nhận là miền Nam trước khi có chiến
dịch đốt sách năm 1975 rất phong phú về sách báo, từ sáng tác đến dịch thuật, từ
chính luận đến phiếm luận. Điều chắc chắn là trong số các tác phẩm đó ‘có vàng’
nhưng cũng ‘có thau’. Người đọc đủ sáng suốt để lọc ra những gì với họ là tinh
túy để giữ lại, hoặc dấu nếu cần
Khi người Bắc di cư vào Nam năm
1954, họ rất ngạc nhiên khi thấy những người đạp xe xích lô đến buổi trưa, tìm
chỗ mát nghỉ ngơi. Họ ngồi gác chân đọc nhật trình. Người bình dân miền Nam có
truyền thống đọc sách báo mà ở ngoài Bắc không có. Ngay từ cuối thế kỷ 19 và đầu
thế kỷ 20 miền Nam đã là vùng đất của tiểu thuyết và báo chí trong khi ngoài
Bắc, sách vở, báo chí phần lớn chỉ dành cho người có học.
Miền Nam vào những thập niên 60-70 lại có hiện tượng giao thoa giữa
hai nền văn hóa Pháp và Mỹ với sự du nhập ồ ạt của các loại sách Livre de poche
của Pháp và các loại sách soft cover của Mỹ. Giá sách nói chung tương đối rẻ vì
mục đích chính là phổ biến văn hóa, thương mại chỉ là phụ.
Người đọc có thể tìm loại sách IC (Information & Culture) dưới
hình thức sách bỏ túi (Livre de Poche) của Pháp bày bán tại các nhà sách Sài Gòn
trước 1975 một cách dễ dàng. Nếu có chút vốn liếng về tiếng Pháp, người ta có
thể tìm đọc những tác phẩm cổ điển của Platon, Homère hoặc các tác phẩm đương
đại của Albert Camus, Jean-Paul Sartre, Saint Exupéry, Francoise Sagan…
Quân đội Mỹ ào ạt đổ bộ vào miền Nam,
nhưng văn hoá Mỹ có vai trò áp đảo hay không? Theo giáo sư Nguyễn Khắc Hoạch,
“Thời chiến tranh lạnh, với thế lưỡng cực trên thế giới, miền Nam nằm trong vùng
ảnh hưởng Mỹ, và như vậy là có thêm tác nhân mới. Tuy nhiên, văn hoá Mỹ, theo
gót đoàn quân viễn chinh, cũng chưa thể gọi là có ảnh hưởng gì sâu đậm. Ở lối
sống, ở những giai tầng thấp thì có thể gọi là có ảnh hưởng một cách xô bồ,
nhưng ở thượng tầng thì chưa”.
Hoa
Kỳ thành lập cơ quan thông tin-văn hóa JUSPAO (Joint United States Public
Affairs Office) và tạp chí Thế giới Tự do được phát hành miễn phí cho mục đích
tuyên truyền. Đây là báo ảnh, được in ấn bằng phương tiện tối tân nên rất hấp
dẫn người đọc.
Cũng có một nguồn cung cấp sách
tiếng Anh hoàn toàn miễn phí nhưng rất ít người biết để đem về kệ sách riêng của
mình. Đó là sách của Asia Foundation (Cơ quan Viện trợ Văn hóa Á Châu) một tổ
chức phi mậu dịch, tặng không cho người đọc là quân nhân, công chức với số lượng
hạn chế mỗi lần 5 quyển cách nhau 3 tháng.
Tôi là
‘khách hàng’ thường xuyên của Asia Foundation. Sách của Asia Foundation là loại
sách viện trợ thuộc đủ mọi lĩnh vực, trên sách có đóng dấu bằng 2 thứ tiếng “Not
for sale” và “Xin đừng bán”. Nếu gặp may, bạn có thể gặp những sách thuộc loại
‘quý, hiếm’.
Tôi còn giữ được một bộ 2 cuốn World Masterpieces
(dày khoảng 3000 trang in lại những kiệt tác văn chương của thế giới qua các
thời kỳ như Iliad của Homer, Don Quixote của Miguel de Cervantes,Hamlet của
William Shakespeare, Thoughts (Les Pensées) của Blaise Pascal, Faust của Von
Goethe,The Death of Iván Ilyich của Leo Tolstoy, Theseus (Thésée) của Andre
Gide, Remembrance of Things Past của Marcel Proust, No Exit của Jean-Paul
Sartre…
Một số sách xuất bản ở miền Nam trước 1975 nay đã được in lại, và càng ngày càng
có một nhu cầu muốn tìm hiểu và phục hồi lại nền văn học đã mai một này. Hơn
nữa, tên tuổi và tác phẩm của những nhà văn nổi tiếng ở miền Nam đã xuất hiện
khá nhiều trên Internet. Sau 1975, Từ điển văn học bộ mớicũng được phép in một
số mục từ về Bình Nguyên Lộc, Nguyên Sa, Dương Nghiễm Mậu, Cung Trầm Tưởng, Bùi
Giáng...Võ Hồng, Nguyễn Thị Hoàng); các nhà văn ‘di cư’ có mặt trên các tờ Đất
Đứng, Sáng Tạo, và trên các nhật báo như Tự Do, Ngôn Luận (Đỗ Thúc Vịnh, Nguyễn
Hoạt, Vũ Khắc Khoan, Mặc Đỗ, Nghiêm Xuân Hồng, Nguyễn Sỹ Tế, Mai Thảo, Thanh Tâm
Tuyền) hay Văn Nghệ (Lý Hoàng Phong, Dương Nghiễm Mậu, Viên Linh, Nguyễn Đức
Sơn), Hiện Đại (Nguyên Sa, Trần Dạ Từ, Nhã Ca). Tờ Chỉ Đạo, Phụng Sự, Tiền Tuyến
quy tụ các nhà văn quân đội hay quân nhân đồng hoá như Nguyễn Mạnh Côn, Mặc Thu,
Thanh Nam, Phan Nhật Nam, Thảo Trường...
Chỉ tiếc
một điều
là một
số sách
báo
xưa đã biến
mất sau đại
họa 1975
vàchỉ còn
lưu
giữ rất
hạn
chế tại
các
thư viện
tại
hải
ngoại
dưới
hình
thức microfilm.
Rồi
người ta
cũng
quên đi ‘bữa
tiệc
BBQ’ nhưng
vấn đề là những
thế hệ sau
này
sẽ mất
hẳn
sợi
dây
liên
lạc
bằng
sách
báo
với
quá khứ.
Kết thúc bài viết này, tác giả xin mượn ý thơ của Vũ Đình Liên than thở cho thân phận ông đồ trước cảnh tàn lụi của nền nho học:
Kết thúc bài viết này, tác giả xin mượn ý thơ của Vũ Đình Liên than thở cho thân phận ông đồ trước cảnh tàn lụi của nền nho học:
Năm nay đào
lại
nở
Không thấy sách báo xưa
Ngọn lửa nào năm cũ
Lạc về đâu bây giờ?
Không thấy sách báo xưa
Ngọn lửa nào năm cũ
Lạc về đâu bây giờ?
Nguyen Ngoc Chinh
(Hồi ức
một đời
người)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét