Bệnh
lao làm chết rất nhiều người mỗi năm ở Việt Nam nhưng không được chú
trọng điều trị như một thứ bệnh nguy hiểm cần phải dồn sức đối phó nhiều
hơn nữa.
Hai phụ nữ nằm ngủ chung trên một giường bệnh
với một em bé bị lao tại bệnh viện. (Hình: David Rochkind/Pulitzer Center)
Hàng năm có thêm khoảng 130,000 người
mắc bệnh lao phổi và khoảng 18,000 chết vì bệnh lao, dựa trên những con
số chính thức được cơ quan y tế nhà nước loan báo.
Số người chết vì chứng bệnh này nhiều hơn số người chết vì tai nạn giao thông và cũng nhiều hơn cả số người chết vì bệnh AIDS.
Khoảng 75% người bị bệnh lao là người dân ở nông thôn và người nghèo.
Khoảng 75% người bị bệnh lao là người dân ở nông thôn và người nghèo.
Tuy
vấn đề nghiêm trọng là vậy, nhưng nhà cầm quyền Việt Nam lại cắt giảm
ngân khoản đối phó với bệnh lao phổi năm 2014 gần phân nửa so với năm
ngoái. Ngân sách nhà nước dành cho vấn đề đối phó với bệnh lao năm 2014
chỉ còn 63 tỉ đồng so với 114 tỷ đồng hồi năm 2013.
Theo các tin tức được công bố trên báo chí trong nước, để có tiền mua thuốc chống bệnh lao cho 100,000 người mới bị khám phá, mỗi năm cần đến 117 tỉ đồng. Ðã vậy, ngân khoản từ trung ương cung cấp cho các địa phương giảm chỉ còn 30% của năm trước, điều này ảnh hưởng lớn đến hoạt động chống bệnh lao tại các địa phương.
Theo các tin tức được công bố trên báo chí trong nước, để có tiền mua thuốc chống bệnh lao cho 100,000 người mới bị khám phá, mỗi năm cần đến 117 tỉ đồng. Ðã vậy, ngân khoản từ trung ương cung cấp cho các địa phương giảm chỉ còn 30% của năm trước, điều này ảnh hưởng lớn đến hoạt động chống bệnh lao tại các địa phương.
“Bệnh lao là một
chứng bệnh bị lơ là (đối phó) ở Việt Nam.” Nữ bác sĩ Cornelia Hennig,
chuyên viên của Tổ Chức Y Tế Thế Giới tại Việt Nam nhận định, “Tôi không
thể tin được rằng bệnh lao lại không được chú trọng đối phó mà nó đúng
ra phải được.”
Bệnh lao gây ra bởi vi trùng Koch là một chứng bệnh dễ lây qua không khí hay tiếp xúc, tuy nguy hiểm nhưng chữa dứt bệnh không khó khăn nếu dùng thuốc đầy đủ và giữ vệ sinh, ăn uống đầy đủ. Rất nhiều người ở Việt Nam không biết là mình mắc bệnh này nên chữa trị không đúng cách. Nhất là tại các vùng quê người nghèo tự chữa lấy bệnh với khả năng tiền bạc giới hạn của họ.
Bệnh lao gây ra bởi vi trùng Koch là một chứng bệnh dễ lây qua không khí hay tiếp xúc, tuy nguy hiểm nhưng chữa dứt bệnh không khó khăn nếu dùng thuốc đầy đủ và giữ vệ sinh, ăn uống đầy đủ. Rất nhiều người ở Việt Nam không biết là mình mắc bệnh này nên chữa trị không đúng cách. Nhất là tại các vùng quê người nghèo tự chữa lấy bệnh với khả năng tiền bạc giới hạn của họ.
Bệnh nhân chờ khám bệnh tại bệnh viện lao Phạm Ngọc Thạch ở Sài Gòn.
(Hình: David Rochkind/Pulitzer Center)
Hồi tháng 3 vừa qua,
ông Nguyễn Ðức Chính, một viên chức của Chương Trình Chống Lao Quốc Gia
Việt Nam cho biết tại “Hội Nghị Tổng Kết Phòng Chống Lao Năm 2013 và
Triển Khai Chiến Lược Quốc Gia Phòng Chống Lao Ðến Năm 2020, Tầm Nhìn
2030” diễn ra trong hai ngày 20 và 21 tháng 3, tại Hà Nội, là “lao đa
kháng thuốc đang có diễn biến phức tạp do sự gia tăng của y tế tư nhân
thực hành điều trị dưới chuẩn, diện bao phủ dịch vụ kiểm soát lao kháng
thuốc còn thấp.”
Ðã vậy, theo ông này, “Hoạt động lao kháng thuốc còn gặp một số thiếu sót trong quản lý bệnh nhân. Năng lực xét nghiệm, vận chuyển mẫu và hỗ trợ người bệnh còn hạn chế. Trong khi đó, tiến độ nâng cấp phòng xét nghiệm chuẩn quốc gia chậm, gây ảnh hưởng đến hoạt động lao kháng đa thuốc.”
Ngày 9 tháng 12, 2010, Bộ Y Tế tổ chức có sự tham dự của giới chức của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) “Hội nghị vận động nguồn lực cho chương trình chống lao giai đoạn 2011-2015.”
Bản tin của Bệnh Viện Phổi Trung Ương tại Hà Nội có đoạn viết rằng, “Hội nghị cũng đã nhận được nhiều ý kiến đồng thuận về kế hoạch 5 năm tiến tới thanh toán bệnh lao ở Việt Nam.”
Nay thì lại lập kế hoạch chống lao “tầm nhìn đến năm 2030” trong khi ngân khoản năm nay cắt giảm 45% so với năm ngoái.
Theo tổ chức WHO, Việt Nam là một trong 22 nước có dịch lao cao nhất thế giới với tỷ lệ kháng thuốc là 32.5%, trong đó 2.3% trường hợp kháng nhiều thuốc cùng một lúc.
“Nếu không được đầu tư, thuốc chống lao miễn phí cho bệnh nhân sẽ hết vào tháng 6, 2014. Kinh phí được cấp từ nguồn ngân sách nhà nước chỉ đáp ứng khoảng ba tháng điều trị.” Ông Nguyễn Ðức Chính báo động trong cuộc họp hồi Tháng Ba vừa qua.
Theo một bản tin trên tờ Nhân Dân, nhà cầm quyền CSVN còn dự trù không dùng ngân sách nhà nước để tài trợ phần nào cho vấn đề đối phó bệnh lao từ năm 2015 thì nguy cơ lây lan và chết nhiều hơn về bệnh này sẽ còn nhiều hơn con số hiện tại. (TN)
Ðã vậy, theo ông này, “Hoạt động lao kháng thuốc còn gặp một số thiếu sót trong quản lý bệnh nhân. Năng lực xét nghiệm, vận chuyển mẫu và hỗ trợ người bệnh còn hạn chế. Trong khi đó, tiến độ nâng cấp phòng xét nghiệm chuẩn quốc gia chậm, gây ảnh hưởng đến hoạt động lao kháng đa thuốc.”
Ngày 9 tháng 12, 2010, Bộ Y Tế tổ chức có sự tham dự của giới chức của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) “Hội nghị vận động nguồn lực cho chương trình chống lao giai đoạn 2011-2015.”
Bản tin của Bệnh Viện Phổi Trung Ương tại Hà Nội có đoạn viết rằng, “Hội nghị cũng đã nhận được nhiều ý kiến đồng thuận về kế hoạch 5 năm tiến tới thanh toán bệnh lao ở Việt Nam.”
Nay thì lại lập kế hoạch chống lao “tầm nhìn đến năm 2030” trong khi ngân khoản năm nay cắt giảm 45% so với năm ngoái.
Theo tổ chức WHO, Việt Nam là một trong 22 nước có dịch lao cao nhất thế giới với tỷ lệ kháng thuốc là 32.5%, trong đó 2.3% trường hợp kháng nhiều thuốc cùng một lúc.
“Nếu không được đầu tư, thuốc chống lao miễn phí cho bệnh nhân sẽ hết vào tháng 6, 2014. Kinh phí được cấp từ nguồn ngân sách nhà nước chỉ đáp ứng khoảng ba tháng điều trị.” Ông Nguyễn Ðức Chính báo động trong cuộc họp hồi Tháng Ba vừa qua.
Theo một bản tin trên tờ Nhân Dân, nhà cầm quyền CSVN còn dự trù không dùng ngân sách nhà nước để tài trợ phần nào cho vấn đề đối phó bệnh lao từ năm 2015 thì nguy cơ lây lan và chết nhiều hơn về bệnh này sẽ còn nhiều hơn con số hiện tại. (TN)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét