Tạp ghi Huy Phương
Bên người mẹ, cha như cái bóng mờ nhạt.
Trong hàng nghìn bài thơ, tranh vẽ, ca khúc dành cho mẹ, có mấy tác phẩm nói về cha. Phải chăng hình ảnh của người cha khô cứng, nghiêm khắc, nặng nề giáo huấn trong khi mẹ là dịu dàng, vỗ về, an ủi. Có mấy đứa con được khóc trên vai cha, nhưng thật lòng không hề giấu giếm dưới đôi mắt hiền từ nhưng lo lắng của người mẹ, nên cha được xem là nghiêm-phụ, nặng lời và roi vọt, mà mẹ thường giấu những lỗi lầm của con, cố hết sức mình che chở cho con, gọi là hiền mẫu.
Trong hàng nghìn bài thơ, tranh vẽ, ca khúc dành cho mẹ, có mấy tác phẩm nói về cha. Phải chăng hình ảnh của người cha khô cứng, nghiêm khắc, nặng nề giáo huấn trong khi mẹ là dịu dàng, vỗ về, an ủi. Có mấy đứa con được khóc trên vai cha, nhưng thật lòng không hề giấu giếm dưới đôi mắt hiền từ nhưng lo lắng của người mẹ, nên cha được xem là nghiêm-phụ, nặng lời và roi vọt, mà mẹ thường giấu những lỗi lầm của con, cố hết sức mình che chở cho con, gọi là hiền mẫu.
Thái Sơn vẫn là ngọn
núi cao sừng sững, dù vĩ đại đến bao nhiêu đi nữa, không sao gần gũi,
dịu dàng, tươi mát bằng dòng nước “trong nguồn chảy ra.” Cha là sự che
chở như khung ngôi nhà, mẹ là hơi ấm từ bếp lửa nấu bữa cơm chiều. Con
không cha ví như nhà không có nóc, nhưng không mẹ thì mái ấm đâu còn!
Tiếng đời cũng có khi mỉa mai: “Thứ con không cha!” Con không cha, trong khi mẹ yếu đuối thì bị đời coi thường, hiếp đáp, phải chăng, “Còn cha gót đỏ như son, một mai cha chết gót con đen sì!”
Tuy vậy, công lao người cha ít được người đời tán dương, mặc dù bàn tay cha chai sần, khô nhám, làn da sạm đen vì ánh nắng trên đồng. Cha vẫn thường rong ruổi, như người thương buôn, thủy thủ hay người lính xa nhà dấn thân trận mạc, phải chăng vì thế mà hình ảnh người cha bao giờ cũng mờ nhạt, không gần gũi như người mẹ. Còn gì ví von gắn bó hơn “bánh mì và bơ” (bread and butter) theo phương Tây, nhưng với dân tộc Việt Nam là “cơm với cá” theo liền với vế sau, khắng khít “như mạ với con!”
Tiếng đời cũng có khi mỉa mai: “Thứ con không cha!” Con không cha, trong khi mẹ yếu đuối thì bị đời coi thường, hiếp đáp, phải chăng, “Còn cha gót đỏ như son, một mai cha chết gót con đen sì!”
Tuy vậy, công lao người cha ít được người đời tán dương, mặc dù bàn tay cha chai sần, khô nhám, làn da sạm đen vì ánh nắng trên đồng. Cha vẫn thường rong ruổi, như người thương buôn, thủy thủ hay người lính xa nhà dấn thân trận mạc, phải chăng vì thế mà hình ảnh người cha bao giờ cũng mờ nhạt, không gần gũi như người mẹ. Còn gì ví von gắn bó hơn “bánh mì và bơ” (bread and butter) theo phương Tây, nhưng với dân tộc Việt Nam là “cơm với cá” theo liền với vế sau, khắng khít “như mạ với con!”
Người cha đã làm
gì, thiếu bổn phận đến mức nào mà người đời phải nói lời cay đắng: “Mồ
côi cha ăn cơm với cá, mồ côi mẹ liếm lá đầu đường!”
Có người ví hình ảnh người cha như con gà trống đẹp đẽ dương oai, hay sinh sự kình đá nhau trước mặt các cô mái, không hề trung thành với một ai, suốt cuộc đời không bao giờ biết đến mình có bao nhiêu đứa con, chúng làm gì, ở đâu! Con gà trống không có được cái hình ảnh chịu khó, cần cù mỗi ngày nằm yên trong ổ rơm, có khi chịu đói, san sẻ thân nhiệt của mình với những quả trứng non nớt, dễ vỡ để cuối cùng mổ vào vỏ trứng cho con ra chào đời, thở vào hơi thở đầu đời. Con gà trống không có được sự tần tảo, bươi móc trong đống rơm rạ, cỏ rác để tìm mồi cho bầy con. Con gà trống cũng không có cái hành động dịu dàng nhưng can đảm, cương quyết trong những giờ phút hiểm nguy, dang rộng đôi cánh để che chở cho đàn con dưới móng vuốt của diều hâu. Và cái phút giây mất con, gà mẹ thảng thốt kêu gào, đau đớn!
Con gà mái chính là một hình ảnh tuyệt vời tượng trưng cho những đức tính của người đàn bà, ấp ủ, che chở, hết lòng lo cho bầy con. Hình ảnh ấy cho tôi nghĩ đến người góa phụ trong chiến tranh, khi mà nơi nương tựa đã không còn, người đàn bà bỗng nhiên cô đơn, trôi giạt theo dòng đời, nhưng lớn mạnh trong hoàn cảnh, để có thể lo cho đàn con dại. Tôi nghĩ đến những người đàn bà có chồng đi tập kết ra Bắc, sau ngày Hiệp Ðịnh Geneve được ký kết, sau bao nhiêu năm chờ đợi, nhưng hụt hẫng khi thấy người chồng trở về, đem theo một người đàn bà xa lạ, từ ngôn ngữ đến chính kiến do đảng đã kết hợp để giữ chân và đồng hóa người tập kết.
Người cha trở thành một người xa lạ trên làng mạc, quê hương của mình. Người mẹ vẫn đơn chiếc và buồn bã đau lòng hơn những ngày không chồng, người chồng không chết trong những năm bom đạn mịt mù, nhưng đứng chết sững trên thềm nhà xưa. Những đứa con đã lớn, ngượng nghịu, lạnh lùng trước những vòng tay của cha, và câu chuyện chưa ấm đã lạnh tan theo băng giá, tuy ngày nay xác thân gần gũi nhưng tâm hồn đã thật cách xa. Chiến tranh thù hận đã đưa đẩy những người cha chịu nhiều cảnh ngang trái của cuộc đời, nói cho cùng cũng đáng thương!
Có người ví hình ảnh người cha như con gà trống đẹp đẽ dương oai, hay sinh sự kình đá nhau trước mặt các cô mái, không hề trung thành với một ai, suốt cuộc đời không bao giờ biết đến mình có bao nhiêu đứa con, chúng làm gì, ở đâu! Con gà trống không có được cái hình ảnh chịu khó, cần cù mỗi ngày nằm yên trong ổ rơm, có khi chịu đói, san sẻ thân nhiệt của mình với những quả trứng non nớt, dễ vỡ để cuối cùng mổ vào vỏ trứng cho con ra chào đời, thở vào hơi thở đầu đời. Con gà trống không có được sự tần tảo, bươi móc trong đống rơm rạ, cỏ rác để tìm mồi cho bầy con. Con gà trống cũng không có cái hành động dịu dàng nhưng can đảm, cương quyết trong những giờ phút hiểm nguy, dang rộng đôi cánh để che chở cho đàn con dưới móng vuốt của diều hâu. Và cái phút giây mất con, gà mẹ thảng thốt kêu gào, đau đớn!
Con gà mái chính là một hình ảnh tuyệt vời tượng trưng cho những đức tính của người đàn bà, ấp ủ, che chở, hết lòng lo cho bầy con. Hình ảnh ấy cho tôi nghĩ đến người góa phụ trong chiến tranh, khi mà nơi nương tựa đã không còn, người đàn bà bỗng nhiên cô đơn, trôi giạt theo dòng đời, nhưng lớn mạnh trong hoàn cảnh, để có thể lo cho đàn con dại. Tôi nghĩ đến những người đàn bà có chồng đi tập kết ra Bắc, sau ngày Hiệp Ðịnh Geneve được ký kết, sau bao nhiêu năm chờ đợi, nhưng hụt hẫng khi thấy người chồng trở về, đem theo một người đàn bà xa lạ, từ ngôn ngữ đến chính kiến do đảng đã kết hợp để giữ chân và đồng hóa người tập kết.
Người cha trở thành một người xa lạ trên làng mạc, quê hương của mình. Người mẹ vẫn đơn chiếc và buồn bã đau lòng hơn những ngày không chồng, người chồng không chết trong những năm bom đạn mịt mù, nhưng đứng chết sững trên thềm nhà xưa. Những đứa con đã lớn, ngượng nghịu, lạnh lùng trước những vòng tay của cha, và câu chuyện chưa ấm đã lạnh tan theo băng giá, tuy ngày nay xác thân gần gũi nhưng tâm hồn đã thật cách xa. Chiến tranh thù hận đã đưa đẩy những người cha chịu nhiều cảnh ngang trái của cuộc đời, nói cho cùng cũng đáng thương!
Rồi cuối cùng những đứa con vẫn gần gũi với mẹ hơn
cha, dù thế nào đi nữa cũng không thương cha bằng mẹ. Nghĩ cho cùng, cha
chỉ là một hạt mầm gieo xuống, mẹ bao bọc như khoảng đất cưu mang cho
con một ngày kia trở thành cây vững mạnh. Chín tháng mười ngày, máu
huyết mẹ nuôi con lớn dậy từng ngày, đau đớn mệt mỏi cho đến lúc con mở
mắt chào đời, nỗi lo lắng, đôi lúc kề cận với bờ tử sinh, banh da, xẻ
thịt, công lao cha làm sao sánh nổi. Mẹ nuôi con bằng sinh lực của mình
qua dòng sữa, cũng có lúc mớm những hạt cơm như con chim mẹ vẫn thường
tha mồi về bên tổ cho con. Ðêm lạnh mẹ đem hơi ấm của mình san sẻ cho
con, mùa hè mẹ không hề ngưng tay quạt cho con ngủ. “Quạt nồng, ấp lạnh”
ấy là thành ngữ chan chứa tình mẹ đối với con, có bao giờ là chuyện của
đàn con đối với mẹ. Làm sao cha đủ tận tụy, kiên nhẫn, bền lòng như mẹ.
Ngày cha vì vận nước phải chịu cảnh tù đày, dù sao đi nữa cha cũng còn đồng đội bạn bè cùng cảnh ngộ, cha một bát ngô thì bạn tù bên cạnh cũng một bát ngô, cha “áo rách” thì đồng đội cũng “quần ôm,” cha xa nhà, trong lúc người cùng cảnh của mình của mình cũng cách biệt gia đình. Cha chẳng còn cơ hội hay bổn phận lo lắng miếng cơm manh áo cho ai. Phần mẹ, trong cảnh đời nhâng nháo của những người thắng trận thời cơ, những ngày bị tổ dân phố làm tội làm tình ép đẩy đi vùng kinh tế mới, với bầy con khát mồi há họng trên bờ tổ tan hoang, với cảnh nhà sa sút, phần thương cha mẹ già buồn khổ, phần xót cảnh chồng lưu lạc nơi xa, mẹ còn biết làm gì với những dòng nước mắt.
Mẹ đáng cho con thương yêu, kính trọng và lo lắng suốt đời. Ví như con có lòng thương cha một thì phải thương mẹ, thương mười. Ðừng như lũ súc sanh, gào thét thương tên “đao phủ” mang búa liềm vấy máu nào đó hơn mười lần thương cha, mà không biết mẹ nó ở đâu.
Cha không đem lòng ganh tỵ khi các con thương yêu và gần gũi mẹ hơn cha. Ðó là quy luật của đời người. Còn mẹ hôm nay là diễm phúc của tất cả đứa con, đừng để phải hối tiếc cho một ngày kia không còn mẹ.
Ngày cha vì vận nước phải chịu cảnh tù đày, dù sao đi nữa cha cũng còn đồng đội bạn bè cùng cảnh ngộ, cha một bát ngô thì bạn tù bên cạnh cũng một bát ngô, cha “áo rách” thì đồng đội cũng “quần ôm,” cha xa nhà, trong lúc người cùng cảnh của mình của mình cũng cách biệt gia đình. Cha chẳng còn cơ hội hay bổn phận lo lắng miếng cơm manh áo cho ai. Phần mẹ, trong cảnh đời nhâng nháo của những người thắng trận thời cơ, những ngày bị tổ dân phố làm tội làm tình ép đẩy đi vùng kinh tế mới, với bầy con khát mồi há họng trên bờ tổ tan hoang, với cảnh nhà sa sút, phần thương cha mẹ già buồn khổ, phần xót cảnh chồng lưu lạc nơi xa, mẹ còn biết làm gì với những dòng nước mắt.
Mẹ đáng cho con thương yêu, kính trọng và lo lắng suốt đời. Ví như con có lòng thương cha một thì phải thương mẹ, thương mười. Ðừng như lũ súc sanh, gào thét thương tên “đao phủ” mang búa liềm vấy máu nào đó hơn mười lần thương cha, mà không biết mẹ nó ở đâu.
Cha không đem lòng ganh tỵ khi các con thương yêu và gần gũi mẹ hơn cha. Ðó là quy luật của đời người. Còn mẹ hôm nay là diễm phúc của tất cả đứa con, đừng để phải hối tiếc cho một ngày kia không còn mẹ.
Tạp ghi Huy Phương
0 nhận xét:
Đăng nhận xét