Ks. Nguyễn Ngọc
Bảo
Trong 3 năm trở lại đây, các
cuộc tấn công của tin tặc nhằm vào các điện thoại di động trên các hệ điều hành
Symbian OS, Windows Mobile, IOS, Android, Blackberry đã gia tăng rất nhanh. Vào
tháng 6 2013, các nhóm nghiên cứu về an ninh mạng đã khám phá ra một loại mã độc
độc hại trên hệ điều hành Android, mang tên "Backdoor.AndroidOS.Obad.a".
Mã độc này vượt qua được mọi nhu liệu phòng chống
mã độc, có thể di chuyển qua mạng Bluetooth hay Wifi và có khả năng đoạt quyền
quản trị của máy Android để thu thập tất cả các dữ kiện cá nhân (danh sách sổ
điện thoại, lịch trình các buổi họp, mật khẩu,..).Trước đó, có loại mã độc
Android.spy, Android Dream được gài trong hơn 30 ứng dụng (apps), Hardcore 88,
mã độc gián điệp về lãnh vực ngân hàng trên Android (2013), DroidOS/spitmo
(9/2011) thể loại mã độc Android đầu tiên của trojan nổi tiếng SpyEye, Geimini,
mã độc tinh vi (12/2010) xuất hiện bên Trung Quốc để xâm nhập các điên thoại di
động Android, dược gài vào các apps tiếng Tầu, và cho phép kẻ tấn công kiểm soát
máy điện thoại bị nhiễm từ xa (remote).
Số lượng mã
độc trên điện thoại di động đã tăng vọt từ 155% (2011-2012) lên đến 614% (2012
(>38.000) - 2013(>276.000)). Hiện có hơn 1 tỷ máy điện thoại di động tinh
khôn trên thế giới, và tới 2017, theo dự phóng sẽ có hơn 1 tỷ mã độc trên điện
thoại di động, trong đó hơn 90% nhằm vào hệ điều hành Android. Hiện nay, 3/5 các
apps store trên toàn thế giới, tiệm trên mạng cung cấp các ứng dụng apps cho
điện thoại di động, bị nhiễm mã độc, đa số tiệm này đều nằm bên Nga và nhất là
tại Trung Quốc. Lợi dụng sự thông dụng của điện thoại di động, các nhóm tin tặc
được điều hành bởi nhà cầm quyền CS Trung Quốc đã dồn nỗ lực nhắm vào các máy
điện thoại di động để theo dõi, bẫy các thành phần dân chủ bên TQ, hay ngay cả
các thành phần đối thủ chính trị của lãnh đạo đảng trong đảng CSTQ, thu thập các
danh sách, số điện thoại cũng như một số nội dung /SMS riêng tư, mật, để gởi về
một số địa chỉ IP bên Trung Quốc.
Các công ty
an ninh mạngTây Phương vừa khám phá ra những điện thoại (smart phones) chế tạo
tạiTrung Quốc bị gài mã độc loại gián điệp như STAR N9500, Xiaomi, ngay từ xưởng
chế tạo. Nhiều cảnh báo đã được công bố nhằm báo động cho người xử dụng biết đề
đề phòng. Những phát giác này tiếp theo sau những chứng cớ bị gài mã độc, liên
hệ đến các máy điện toán cá nhân hiệu Lenovo, hay các máy thiết bị viễn thông
(router) hiệu Hua Wei. Những thiết bị này đã được các cơ quan an ninh mạng quốc
gia Hoa Kỳ và Liên Âu, khảo nghiệm và kết luận là có một số bị gài mã độc, nhằm
thu thập những dự kiện mật về kỹ thuật quốc phòng, bí mật sáng chế. Người ta
chắc chắn là Trung Quốc cũng sẽ cung cấp cho CSVN, Bắc Hàn, nhằm theo dõi và bẫy
các thành phần đối kháng.
Trên một
bình diện rộng hơn hiện nay, các cơ quan chính phủ, công ty về quốc phòng, viễn
thông Tây Phương đều được nhận khuyến cáo không xử dụng các thiết bị viễn thông
chế tạo tại Trung Quốc. Việc nhận các thực tập viên đến từ Trung Quốc cũng bị
hạn chế rất nghiêm nhặt, vì đã xảy ra rất nhiều trường hợp thực tập viên người
Trung Quốc công khai lấy cắp, sao chép, gởi về Trung Quốc các hồ sơ mật về kỹ
thuật tiến tiến thu thập được tại Liên Âu, Hoa Kỳ. Các công ty về kỹ thuật tiền
tiến và quốc phòng Tây Phương đều rất cẩn thận khi làm việc với đối tác Trung
Quốc, vì biết chắc qua kinh nghiệm hơn 20 năm giao dịch, đầu tư với Trung Quốc,
là Trung Quốc chỉ nhằm vào việc thu thập, lấy cắp kỹ thuật tiền tiền rồi sau đó
tìm cách tự chế tạo lấy, mà không cần tới công ty ngoại quốc nữa. Đó là lý do
tại sao ngày nay, đa số các quốc gia phát triển đều biết Trung Quốc tiến hành
chính sách cạnh tranh bất chính, bất chấp mọi luật lệ quốc tế, để triệt hạ bằng
mọi cách đối thủ trên thương trường.
Người xử
dụng cần theo dõi thường xuyên các cảnh báo trên các mạng về vi tính và an
ninh và cần tránh mua các hiệu điện thoại bị gài mã độc, đồng thời nên mua nhu
liệu phòng chống mã độc để cài đặt trên điện thoại. Nếu cần, có thể liên lạc về
www.nofirewall.net để được hướng dẫn
thêm.
Ks. Nguyễn Ngọc
Bảo
0 nhận xét:
Đăng nhận xét