Tác giả ký tên trên sách theo yêu cầu của người hâm mộ. (Hình: báo Tuổi Trẻ) |
Liền
sau khi kết quả được công bố, cậu thanh niên Ðỗ Minh Quân đoạt giải
thưởng“Văn học tuổi 20” lần thứ 5 đã bán hết sạch tác phẩm đoạt giải của
mình.
Ðỗ Minh Quân, 23
tuổi, sinh viên một trường đại học ở Hà Nội đoạt giải này với tác phẩm
mang tựa đề “Người ngủ thuê.” Ðây là một giải văn học do báo Tuổi Trẻ
cùng với một nhà xuất bản và Hội Nhà Văn Sài Gòn tổ chức.
Sau buổi lễ trao giải, theo báo Tuổi Trẻ, anh sinh viên Ðỗ Minh Quân, tức tác giả Nhật Phi, đã “mỏi tay” để ký tên trên trang đầu cuốn sách theo yêu cầu của người hâm mộ.
Báo Tuổi Trẻ dẫn lời tác giả Nhật Phi cho biết, anh đã mê viết văn từ lúc lên 6 tuổi và tác phẩm “Người ngủ thuê” là truyện dài hoàn chỉnh đầu tiên của anh.
Minh Quân tâm sự, “Tôi đọc truyện Nhật, thấy họ khai thác yếu tố giả tưởng để nói về cuộc sống thực tại.” Từ một yếu tố khá bất ngờ, anh phát giác ra rằng anh thì quá rảnh có thể “ngủ giùm” cho người bạn lúc nào cũng bận, anh bắt tay vào viết cuốn tiểu thuyết đầu tay.
Theo anh, câu chuyện của anh bộc lộ trạng thái chung của giới trẻ Việt Nam hiện nay là hoang mang.
Sau buổi lễ trao giải, theo báo Tuổi Trẻ, anh sinh viên Ðỗ Minh Quân, tức tác giả Nhật Phi, đã “mỏi tay” để ký tên trên trang đầu cuốn sách theo yêu cầu của người hâm mộ.
Báo Tuổi Trẻ dẫn lời tác giả Nhật Phi cho biết, anh đã mê viết văn từ lúc lên 6 tuổi và tác phẩm “Người ngủ thuê” là truyện dài hoàn chỉnh đầu tiên của anh.
Minh Quân tâm sự, “Tôi đọc truyện Nhật, thấy họ khai thác yếu tố giả tưởng để nói về cuộc sống thực tại.” Từ một yếu tố khá bất ngờ, anh phát giác ra rằng anh thì quá rảnh có thể “ngủ giùm” cho người bạn lúc nào cũng bận, anh bắt tay vào viết cuốn tiểu thuyết đầu tay.
Theo anh, câu chuyện của anh bộc lộ trạng thái chung của giới trẻ Việt Nam hiện nay là hoang mang.
Anh
bày tỏ sự bất bình khi nghĩ rằng có vẻ như cả một xã hội Việt Nam đang
đẩy người trẻ đến những giấc ngủ chán chường như thế. Anh chỉ trích tình
trạng nhiều sinh viên tốt nghiệp cử nhân ra trường không kiếm được việc
làm, mà anh tin rằng không phải là lỗi của sinh viên. Theo Minh Quân,
lớp trẻ Việt Nam đã được sinh ra, lớn lên, rồi bị bỏ rơi.
Qua câu chuyện, Minh Quân bộc lộ suy nghĩ về điều bất hợp lý trong xã hội: Người quá thừa thãi thời gian, người khác thì lại rất thiếu.
Cuối cùng, theo anh, giới trẻ Việt Nam không được “sống cuộc sống của chính mình.” Nhận định này được Minh Quân giải thích rằng, chỉ vì người trẻ luôn luôn bị người lớn buộc phải tuân thủ mọi thứ, từ tiêu chuẩn này đến tiêu chuẩn kia. Có người bị buộc phải thi vào một ngôi trường, theo học một ngành nào, làm một việc gì sau khi tốt nghiệp, và phải kết hôn với một người nào đó hoàn toàn theo ý muốn, và sự sắp đặt của người khác.
Theo anh, đó là kiểu sống đầy chán chường, khiến người trẻ ở Việt Nam hiện nay, như chìm vào một giấc ngủ mộng mị, mơ hồ, không lối thoát. (PL)
Qua câu chuyện, Minh Quân bộc lộ suy nghĩ về điều bất hợp lý trong xã hội: Người quá thừa thãi thời gian, người khác thì lại rất thiếu.
Cuối cùng, theo anh, giới trẻ Việt Nam không được “sống cuộc sống của chính mình.” Nhận định này được Minh Quân giải thích rằng, chỉ vì người trẻ luôn luôn bị người lớn buộc phải tuân thủ mọi thứ, từ tiêu chuẩn này đến tiêu chuẩn kia. Có người bị buộc phải thi vào một ngôi trường, theo học một ngành nào, làm một việc gì sau khi tốt nghiệp, và phải kết hôn với một người nào đó hoàn toàn theo ý muốn, và sự sắp đặt của người khác.
Theo anh, đó là kiểu sống đầy chán chường, khiến người trẻ ở Việt Nam hiện nay, như chìm vào một giấc ngủ mộng mị, mơ hồ, không lối thoát. (PL)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét