Danh sách tiền trường dài cả trang giấy. (Hình: báo Người Lao Ðộng) |
Họp
phụ huynh đầu năm, giáo viên ít nói đến kế hoạch giảng dạy mà chủ yếu
tập trung thông báo các khoản thu. Ít ai muốn nộp các khoản phi lý đó
nhưng vì sợ con mình bị “đì” nên đành chấp nhận.
Trước khi bước vào năm học mới, mọi người ai cũng đã mua sắm đầy đủ sách vở, dụng cụ học tập và quần áo cho con em của mình.
Tùy theo cấp bậc
khối lớp mà việc mua sắm nhiều hay ít, song trung bình cũng phải tiêu
tốn từ 700 ngàn đến cả triệu đồng (khoảng $35-$50), tương đương 1/3 số
tiền lương của công nhân làm hãng xưởng.
Thế nhưng khi đã vào học, ngoài những khoản đã được Bộ Giáo Dục-Ðào
Tạo Việt Nam quy định, các trường học còn tự mình đưa ra các khoản thu
“trời ơi.” Ðây mới thật sự là nỗi kinh hoàng của nhiều gia đình nghèo.
Báo Người Lao Ðộng dẫn lời bà Nguyễn Thị Hòa, có con học mầm non ở
thành phố Quy Nhơn, Bình Ðịnh: “Con tôi chỉ 2 tuổi mà đầu năm học phải
nộp khoảng 2 triệu đồng. Trong đó có nhiều khoản tiền khá phi lý nhưng
đành phải chấp nhận vì nói ra sợ các cô ghét.”
Còn chị Nguyễn Thị H. công nhân ở thị trấn Hà Lam, tỉnh Quảng Nam, cầm bảng kê các khoản thu phải nộp đầu năm lớp 1 của con mà xanh cả mặt vì ngốn hết gần nửa tháng lương, trong đó có nhiều khoản thu rất vô lý như 'Quỹ đội, tiền bổ sung cơ sở vật chất bán trú, tu sửa cơ sở vật chất, tiền xây tượng đài anh Kim Ðồng...'
Một phụ huynh huyện Nhà Bè, thành phố Sài Gòn cho biết, theo nguyên tắc các khoản thu tự nguyện phải được phụ huynh học sinh thống nhất, nhưng nhà trường đã tranh thủ thu trước nhiều khoản như: Quỹ phụ huynh: 150,000 đồng, đề kiểm tra thường xuyên: 50,000 đồng, tráng sân 1 triệu đồng...
Ðặc biệt, bảng thông báo còn ghi mỗi tháng phụ huynh đóng thêm 430,000 đồng. “Khoản đóng thêm này không biết là khoản gì, dùng vào mục đích gì mà không có giải thích rõ ràng,” phụ huynh này nêu.
Nếu nhìn vào từng khoản thu thì số tiền chỉ vài chục đến vài trăm ngàn đồng. Tuy nhiên, đâu chỉ có một vài khoản, nhiều trường “đẻ” ra đến hàng chục khoản thu với đủ loại tên gọi nên tổng số tiền phụ huynh phải nộp lên đến hàng triệu đồng.
Nhiều trường tiểu học tại thành phố Sài Gòn có chương trình bán trú có chiêu làm tiền “tinh vi” hơn. Chẳng hạn, theo nhiều phụ huynh trường tiểu học Trần Quốc Tuấn, quận Tân Bình, những năm học trước, ở khối lớp 1 có 4 lớp bán trú, 2 lớp 1 buổi. Song năm nay đổi lại chỉ 2 lớp bán trú, 4 lớp học 1 buổi.
Khi quyết định và danh sách học sinh được học bán trú công bố đã làm các phụ huynh bấn loạn. Các phụ huynh có con học lớp 1 buổi đã đến gặp lãnh đạo nhà trường đề nghị cho con học bán trú nhưng không được giải quyết.
Thế nhưng sau đó, trường yêu cầu muốn con được học bán trú thì lên gặp riêng cô hiệu trưởng. Trong cuộc gặp riêng này, hơn 60 phụ huynh nhận được đề nghị nếu muốn cho con học bán trú thì phải đóng góp tùy khả năng nhưng tối thiểu là 5 triệu đồng/học sinh. Số tiền thu này không hề có phiếu thu, phụ huynh được yêu cầu viết giấy tự nguyện đóng.
Với các gia đình có con em học từ lớp 10 đến 12 còn kinh hoàng hơn, bởi các khoản thu lên đến tiền triệu.
Theo báo Người Lao Ðộng, ngày 7 tháng 9, ông Lê Văn Nguồn, chánh thanh tra Sở GD-ÐT tỉnh Thanh Hóa, cho biết đang yêu cầu một số trường ở địa phương làm rõ các khoản thu khó hiểu.
Khi các biện pháp xử lý nạn lạm thu các khoản đóng góp đầu năm học không đủ “đô” thì phụ huynh sẽ phải mang tâm trạng: Ðóng thì tức, không đóng thì lo. Thật khổ cho dân. (N.T)
Còn chị Nguyễn Thị H. công nhân ở thị trấn Hà Lam, tỉnh Quảng Nam, cầm bảng kê các khoản thu phải nộp đầu năm lớp 1 của con mà xanh cả mặt vì ngốn hết gần nửa tháng lương, trong đó có nhiều khoản thu rất vô lý như 'Quỹ đội, tiền bổ sung cơ sở vật chất bán trú, tu sửa cơ sở vật chất, tiền xây tượng đài anh Kim Ðồng...'
Một phụ huynh huyện Nhà Bè, thành phố Sài Gòn cho biết, theo nguyên tắc các khoản thu tự nguyện phải được phụ huynh học sinh thống nhất, nhưng nhà trường đã tranh thủ thu trước nhiều khoản như: Quỹ phụ huynh: 150,000 đồng, đề kiểm tra thường xuyên: 50,000 đồng, tráng sân 1 triệu đồng...
Ðặc biệt, bảng thông báo còn ghi mỗi tháng phụ huynh đóng thêm 430,000 đồng. “Khoản đóng thêm này không biết là khoản gì, dùng vào mục đích gì mà không có giải thích rõ ràng,” phụ huynh này nêu.
Nếu nhìn vào từng khoản thu thì số tiền chỉ vài chục đến vài trăm ngàn đồng. Tuy nhiên, đâu chỉ có một vài khoản, nhiều trường “đẻ” ra đến hàng chục khoản thu với đủ loại tên gọi nên tổng số tiền phụ huynh phải nộp lên đến hàng triệu đồng.
Nhiều trường tiểu học tại thành phố Sài Gòn có chương trình bán trú có chiêu làm tiền “tinh vi” hơn. Chẳng hạn, theo nhiều phụ huynh trường tiểu học Trần Quốc Tuấn, quận Tân Bình, những năm học trước, ở khối lớp 1 có 4 lớp bán trú, 2 lớp 1 buổi. Song năm nay đổi lại chỉ 2 lớp bán trú, 4 lớp học 1 buổi.
Khi quyết định và danh sách học sinh được học bán trú công bố đã làm các phụ huynh bấn loạn. Các phụ huynh có con học lớp 1 buổi đã đến gặp lãnh đạo nhà trường đề nghị cho con học bán trú nhưng không được giải quyết.
Thế nhưng sau đó, trường yêu cầu muốn con được học bán trú thì lên gặp riêng cô hiệu trưởng. Trong cuộc gặp riêng này, hơn 60 phụ huynh nhận được đề nghị nếu muốn cho con học bán trú thì phải đóng góp tùy khả năng nhưng tối thiểu là 5 triệu đồng/học sinh. Số tiền thu này không hề có phiếu thu, phụ huynh được yêu cầu viết giấy tự nguyện đóng.
Với các gia đình có con em học từ lớp 10 đến 12 còn kinh hoàng hơn, bởi các khoản thu lên đến tiền triệu.
Theo báo Người Lao Ðộng, ngày 7 tháng 9, ông Lê Văn Nguồn, chánh thanh tra Sở GD-ÐT tỉnh Thanh Hóa, cho biết đang yêu cầu một số trường ở địa phương làm rõ các khoản thu khó hiểu.
Khi các biện pháp xử lý nạn lạm thu các khoản đóng góp đầu năm học không đủ “đô” thì phụ huynh sẽ phải mang tâm trạng: Ðóng thì tức, không đóng thì lo. Thật khổ cho dân. (N.T)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét