Phó Chủ tịch xã Hoàng Vũ Tăng tại cơ quan điều tra. Ảnh: Báo Bắc Giang |
Dựa vào chiếc ghế đang ngồi ở chính quyền xã, nắm rõ được quy hoạch
và các dự án sẽ được đầu tư trên địa bàn của mình. Ông Phó Chủ tịch xã
đã lao ngay vào việc kinh doanh bất động sản và giàu lên một cách nhanh
chóng. Vậy nhưng, chính những biến động của thị trường bất động sản tại
Việt Nam đã khiến vị Phó chủ tịch này rơi vào tình trạng khốn đốn, nợ
nần chồng chất. Để có tiền trả nợ, lợi dụng chức vụ và uy tín của mình
Hoàng Vũ Tăng đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều người.
Sinh năm 1976, Hoàng Vũ Tăng được cho giữ chức Phó Chủ tịch xã Quang
Châu (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) đảm trách lĩnh vực đất đai, nông
nghiệp. Chính từ công việc mình phụ trách, Tăng đã cấu kết cùng một số
đối tượng khác để đầu tư bất động sản. Những món tiền khổng lồ trong
thời kỳ thị trường bất động sản đang nóng đã làm cho Tăng nhanh chóng
trở nên giàu có. Chính điều này đã khiến cho vị Phó Chủ tịch xã như con
thiêu thân bất chấp những cảnh báo. Để có tiền mua đất để đầu cơ, Tăng
không ngại vay mượn từ người thân, bạn bè. Không những vậy còn thế chấp
nhà cửa để vay vốn đầu cơ đất. Chính việc này đã khiến y bị bắt với cáo
trạng “chiếm đoạt tài sản”.
Theo tờ Báo Bắc Giang cho biết: “Hoàng Vũ Tăng khai: Đầu năm 2010,
khi hạch toán sổ sách, đối tượng vô cùng lo lắng khi thấy số vốn thâm
hụt lớn, tiền lãi phải trả quá nhiều, có tháng lên tới cả trăm triệu
đồng. Để be bịt chuyện vỡ nợ, Tăng đưa ra mức lãi suất hấp dẫn để vay
của người nọ trả cho người kia.
Theo điều tra, toàn bộ tài sản mang tên Hoàng Vũ Tăng đã được thế
chấp tại ngân hàng hoặc cầm cố. Riêng ô-tô mang biển kiểm soát 98A-01630
đang được thế chấp tại một ngân hàng thương mại vẫn được y đưa ra làm
“mồi nhử” một số cá nhân nhẹ dạ, cả tin. Tăng thường nói với các bị hại:
Nếu mua chiếc xe trên thì đưa 300 triệu đồng (trong khi giá trị chiếc
xe khoảng 700 triệu đồng) để hắn trả ngân hàng, xóa thế chấp, sau đó làm
thủ tục sang tên đổi chủ. Thế nhưng lấy được tiền, y bỏ trốn vào miền
Nam”.
Trong vỏ bọc của một lãnh đạo xã, nhiều người đã tin tưởng mà không
chút nghi ngờ để đến khi mất tiền thì đã muộn. Chị Nguyễn thị Phương
(sinh năm 1965) ở thôn Tam Tầng (xã Quang Châu) là một nạn nhân như vậy,
chị cho biết: “Thấy Tăng là cán bộ lãnh đạo xã, kinh tế khá giả nên khi
anh ta đặt vấn đề vay tiền “đáo hạn” ngân hàng, tôi cho vay 790 triệu
đồng mà không yêu cầu thế chấp tài sản. Giờ Tăng bị giam giữ, gia đình
tôi rất hoang mang, lo lắng”. Cũng theo tờ Bắc Giang.
Sau khi bỏ trốn vào Nam, với những tội trạng không thể trốn tránh,
vào ngày 3/9 Tăng đã đến công an huyện Việt Yên để đầu thú, nhận tội về
hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của mình. Ban đầu, y chỉ thú nhận với
cơ quan công quyền là hiện nay đang nợ đến hơn 6 tỷ đồng.
Tuy nhiên, trong bước đầu điều tra dựa trên lời khai của những nạn
nhân của Tăng, cơ quan điều tra cho biết, trước khi bị bắt Hoàng Vũ Tăng
đã lừa đảo đến hơn 20 người, chiếm đoạt số tiền gần 10 tỷ đồng.
Ở Việt Nam, việc lợi dụng cái “mác” quan chức, lãnh đạo để đi vay
tiền thường rất phổ biến. Vì với một quan chức, việc dễ dàng kiếm chác
được từ địa vị, chức vụ của mình rất dễ dàng. Nó cũng chính là nguyên
nhân vì sao mà người dân thường tin tưởng cho những vị quan chức mượn
tiền mà không cần có tài sản thế chấp. Họ tuyệt nhiên tin rằng, với chức
vụ ấy, lãnh đạo có thể kiếm được rất nhiều tiền từ những phi vụ, mánh
mun. Chỉ với một chức vụ cỏn con là Phó Chủ tịch xã nhưng đã lừa đảo đến
hơn 6 tỷ, thì với những chức vụ lớn hơn chắc chắn là sẽ lừa được nhiều
hơn. Địa vị càng lớn thì càng có nhiều phi vụ để trục lợi, càng khó bị
lộ.
Vụ lừa đảo gần 10 tỷ đồng (gần 500 ngàn dollar) của Tăng chẳng thấm
béo gì so với chính quyền Cộng Sản, họ đã lừa cả dân tộc Việt Nam bằng
chiêu bài tiến lên Chủ nghĩa xã hội. Vậy nhưng cả gần 70 năm, thiên
đường Chủ nghĩa xã hội đâu chẳng thấy, chỉ thấy người dân ngày càng khổ
cực để phải nuôi những tên quan chức bất tài nhưng lại giàu kếch sù.
Người Quan Sát
0 nhận xét:
Đăng nhận xét