Hàng ngàn sinh viên Hồng Kông tham gia cuộc bãi khóa. (Hình: Getty Images) |
Hàng
ngàn sinh viên các đại học ở Hồng Kông hôm Thứ Hai 22-9 đã rời khỏi lớp để
phản đối việc Bắc Kinh ngăn cản các cải cách bầu cử, mở đầu cuộc bãi
khóa kéo dài một tuần đánh dấu giai đoạn mới trong cuộc tranh đấu đòi
dân chủ ở vùng đất này.
Cuộc bãi khóa diễn ra
trong lúc có phái đoàn gồm hàng chục các nhà tỉ phú và lãnh đạo doanh
nghiệp ở Hồng Kông đến Bắc Kinh để họp với thành phần lãnh đạo Cộng Sản
Trung Quốc, vốn muốn tăng cường sự hậu thuẫn của các nhà tỉ phú vốn có
lập trường ủng hộ chính sách của chính quyền trung ương tại đặc khu bán
tự trị này.
Ban lãnh đạo cuộc bãi khóa bày tỏ sự bất bình trước quyết định của Bắc Kinh hồi Tháng Tám là không cho phép được tự do ứng cử vào chức vụ lãnh đạo Hồng Kông, trong cuộc bỏ phiếu đầu tiên để bầu người lãnh đạo nơi này vào năm 2017.
Ban lãnh đạo cuộc bãi khóa bày tỏ sự bất bình trước quyết định của Bắc Kinh hồi Tháng Tám là không cho phép được tự do ứng cử vào chức vụ lãnh đạo Hồng Kông, trong cuộc bỏ phiếu đầu tiên để bầu người lãnh đạo nơi này vào năm 2017.
Người dân Hồng Kông, đặc
biệt là giới trẻ, ngày càng tỏ thái độ lo ngại về tương lai của vùng đất
này, nhất là khoảng cách giàu nghèo giữa người dân, điều mà họ cho là
do các nhà tỉ phú gây ra vì công ty của họ kiểm soát nền kinh tế Hồng
Kông và được sự ủng hộ của Bắc Kinh.
Quốc Hội Trung Quốc đòi hỏi rằng các ứng viên phải được sự chấp thuận của một hội đồng gồm thành phần ủng hộ Bắc Kinh. Nhiều nhà tài phiệt đang họp ở Bắc Kinh cũng ở trong một ủy ban tương tự để chỉ định lãnh đạo Hồng Kông trong thời gian qua.
Khi nhận lại Hồng Kông từ chính phủ Anh năm 1997, Bắc Kinh hứa hẹn sẽ duy trì các quyền tự do căn bản mà người dân nơi này được hưởng dưới thời Anh, điều không hề có tại lục địa, và cũng sẽ để cho Hồng Kông được chọn người lãnh đạo qua hình thức phổ thông đầu phiếu. Tuy nhiên, đòi hỏi của Bắc Kinh là ứng cử viên phải do họ lựa chọn đã khiến các nhóm tranh đấu dân chủ nơi đây lo ngại là Hồng Kông sẽ không có được dân chủ thực sự.
“Cuộc tranh đấu của sinh viên sẽ đánh dấu giai đoạn quyết định của phong trào dân chủ,” theo Alex Chow, tổng thư ký tổng hội sinh viên Hồng Kông, khi nói chuyện trước 13,000 sinh viên từ 24 trường đại học.
“Chúng ta không có ảo tưởng gì về chính quyền, nhưng chúng ta tin vào chính mình. Chúng ta sẵn sàng trả giá cho dân chủ.”
Các sinh viên dự trù sẽ tập trung mỗi ngày trong suốt tuần này tại một công viên ở trung tâm thành phố.
Một nhóm khác gồm các học sinh trung học cũng dự trù tham gia bãi khóa hôm Thứ Sáu.
Khoảng 380 giáo sư và nhân viên các trường đại học cũng ký vào thư bày tỏ sự ủng hộ dành cho sinh viên, nói rằng họ “sẽ không phải đứng một mình.”
Tại Bắc Kinh, trong khi đó, hơn 60 nhà tài phiệt Hồng Kông, kể cả Li Ka-shing, người được coi là giàu nhất Á Châu, đã gặp Chủ Tịch Nhà Nước Tập Cận Bình. Các nhà tài phiệt này kêu gọi giới tranh đấu dân chủ hãy tránh sự đối đầu vì Bắc Kinh sẽ không thay đổi lập trường. (V.Giang)
Quốc Hội Trung Quốc đòi hỏi rằng các ứng viên phải được sự chấp thuận của một hội đồng gồm thành phần ủng hộ Bắc Kinh. Nhiều nhà tài phiệt đang họp ở Bắc Kinh cũng ở trong một ủy ban tương tự để chỉ định lãnh đạo Hồng Kông trong thời gian qua.
Khi nhận lại Hồng Kông từ chính phủ Anh năm 1997, Bắc Kinh hứa hẹn sẽ duy trì các quyền tự do căn bản mà người dân nơi này được hưởng dưới thời Anh, điều không hề có tại lục địa, và cũng sẽ để cho Hồng Kông được chọn người lãnh đạo qua hình thức phổ thông đầu phiếu. Tuy nhiên, đòi hỏi của Bắc Kinh là ứng cử viên phải do họ lựa chọn đã khiến các nhóm tranh đấu dân chủ nơi đây lo ngại là Hồng Kông sẽ không có được dân chủ thực sự.
“Cuộc tranh đấu của sinh viên sẽ đánh dấu giai đoạn quyết định của phong trào dân chủ,” theo Alex Chow, tổng thư ký tổng hội sinh viên Hồng Kông, khi nói chuyện trước 13,000 sinh viên từ 24 trường đại học.
“Chúng ta không có ảo tưởng gì về chính quyền, nhưng chúng ta tin vào chính mình. Chúng ta sẵn sàng trả giá cho dân chủ.”
Các sinh viên dự trù sẽ tập trung mỗi ngày trong suốt tuần này tại một công viên ở trung tâm thành phố.
Một nhóm khác gồm các học sinh trung học cũng dự trù tham gia bãi khóa hôm Thứ Sáu.
Khoảng 380 giáo sư và nhân viên các trường đại học cũng ký vào thư bày tỏ sự ủng hộ dành cho sinh viên, nói rằng họ “sẽ không phải đứng một mình.”
Tại Bắc Kinh, trong khi đó, hơn 60 nhà tài phiệt Hồng Kông, kể cả Li Ka-shing, người được coi là giàu nhất Á Châu, đã gặp Chủ Tịch Nhà Nước Tập Cận Bình. Các nhà tài phiệt này kêu gọi giới tranh đấu dân chủ hãy tránh sự đối đầu vì Bắc Kinh sẽ không thay đổi lập trường. (V.Giang)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét