Một đặc điểm rất “thú” và nhiều “vị”
chát của Việt Nam
Gần 40 năm sau chiến tranh Nam-Bắc,
Việt Nam
đang bị lạm phát tướng quân đội, có đến mấy trăm vị tướng trong thời bình! Rồi
Việt Nam cũng đang ngày càng lún sâu vào… lạm phát tướng công an - có hơn trăm
“ông” tướng công an chỉ huy hơn trăm lực lượng an ninh chìm nổi, chủ yếu chĩa
súng vào dân (ví dụ như tướng Đỗ hữu Ca chỉ huy tấn công đầm Cống Rộc của nông
dân-kỹ sư nông nghiệp-cựu chiến binh Đoàn Văn Vươn…) trong thời XHCH “vạn lần
dân chủ hơn tư bản”!
Các cuộc lạm phát “tướng lĩnh cao
cấp” các loại đó làm dân ta phát hoảng vì không biết lực lượng quân đội và an
ninh thời “định hướng” này - mà dân phải nuôi bằng sức dân sức nước đó - đã
phình to đến thế nào (vì không có báo cáo nào trên cổng thông tin chính phủ hay
website của các bộ ngành hay ở bất kỳ đâu), tại sao nó lại phình to thế, mà dân
còn vì lo hơn vì không biết họ - những kẻ mình phải nuôi mập mạp đó - đang làm
những gì cho ai mà… đông hơn quân Nguyên thế?!
Chưa hết, lạm phát “nhân sự
cấp cao” như thế cũng đã tràn lan nhiều năm nay trong tổ chức bộ máy nhà nước,
chính phủ ở cả cấp trung ương và địa phương, mà điển hình là vụ “lạm phát thứ
trưởng” hiện nay, với quán quân là Bộ Ngoại giao đang hiện có sơ sơ… 09 thứ
trưởng (theo Cổng thông tin Điện tử CP và Bộ NG, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn
mới nhận chức Đại sứ tại Nga vẫn là thứ trưởng).
Cũng theo Cổng Thông tin Điện tử của
Chính phủ Việt Nam (xem: www.chinhphu.vn, thongtinchinhphu@chinhphu.vn ),
hiện nay Chính phủ VN có 18 bộ và 04 cơ quan ngang bộ, với nhân sự cao cấp nhất
gồm: 01 thủ tướng, 05 phó thủ tướng, 22 bộ trưởng và… 130 thứ trưởng, trong đó
chỉ có một phó thủ thướng kiêm nhiệm chức bộ trưởng (ông Phạm Bình Minh), vi
chi là 130+22+5+1-1=157 vị quan cấp cao nhất trong chính phủ...
Con số 130 vị thứ trưởng của 22 bộ
ngành (18+4), trung bình gần 6 thứ trưởng trong mỗi bộ (trung bình là 5,9…), vì
thế lại nổi lên là đặc trưng XHCN của hiện tượng… “lạm phát thứ trưởng” của VN
“ta”, đang được dư luận rất quan tâm và lo lắng, và lo lắm… Ôi, thứ thưởng là
cái cấp lãnh đạo gì trong chính phủ, nó quan trọng ra sao mà sao nay “tự nhiên’
nó lại phình to ra như bi bệnh phù thũng thế?
Thứ trưởng… ông là ai, và ông… «theo
ai»?
Thứ trưởng là… phó bộ trưởng, là
người giúp việc cho bộ trưởng, và đôi khi, là người thay thế tạm cho bộ trưởng
trong trường hợp cần cấp (bộ trưởng đi công tác vắng hay ốm đau). Thứ trưởng có
chức năng phụ/thứ cho bộ trưởng hàng ngày và thay thế khi cần kíp.
Vì bản chất chức năng nhiệm vụ như
thế, ở đa số các nước dân chủ trên thế giới, thứ trưởng (vice-minister) thường
do chính bộ trưởng chọn cho mình để giúp mình và thay thế mình (người tin cậy
và giỏi giang nhất), và thường mỗi bộ chỉ có một thứ trưởng thôi. Khi cần kíp
phải thay thế cả thứ trưởng để lãnh đạo bộ thì người thứ ba chính là chánh văn
phòng bộ (hay chánh văn phòng nội các – nếu là cấp chính phủ…).
Riêng ở Việt Nam, có ba khác biệt
lớn: 1) Thứ trưởng còn là người phụ trách “lãnh đạo trực tiếp” thay cho bộ
trưởng một mảng/lĩnh vực chuyên môn nào đó mà bộ trưởng phụ trách – chịu trách
nhiệm trước chính phủ…; 2) Thứ trưởng lại do thủ tướng bổ nhiệm để giúp việc
cho những người giúp việc của thủ tướng (là các bộ trưởng), mà các bộ trưởng
không có quyền đó; và 3) Luôn có rất nhiều Thứ trưởng...
Thứ trưỏng khác bộ trưởng (đối với
thủ tướng) là do chính thủ tưởng được toàn quyền bổ nhiệm, và số lượng thứ
trưởng trong mỗi bộ cũng do thủ tướng quyết định (theo “đề xuất” và “nhu cầu”
của các bộ…), chứ không phải như chức danh bộ trưởng (chỉ có 1) và số bộ ngành
đều do Quốc hội quyết định (đảng “lãnh đạo”, tất nhiên).
Mặt khác, vì thứ trưởng được phân
công lãnh đạo trực tiếp một mảng công việc (mà bộ trưởng không nắm) nên thứ
trưởng nghiễm nhiên được tham gia họp nội các (họp chính phủ, với thủ tướng và
các phó thủ tướng) về các công việc đó của bộ mình, khi đó hoàn toàn như một bộ
trưởng, như một thành viên nội các/thành viên chính phủ… Như vậy, Chính phủ VN
có đến 157 vị trí quan chức cao cấp nhất, và sẽ còn tăng nữa…
Từ thực tế, Thủ tướng không được bổ
nhiệm (chọn) bộ trưởng là những người giúp việc cho mình - thành viên nội các
của mình (như đại đa số các nước dân chủ “tư bản thối tha” khác…), nhưng được
bổ nhiệm những kẻ giúp việc cho những kẻ giúp việc của mình, dẫn đến một “thực
tế” khác…
Đó là: Thứ trưởng mới thường là
người “của” (phe) Thủ tướng, còn Bộ trưởng có thể là người “của” phe khác phe
Thủ tướng trong chính phủ “đa nguyên” của Việt Nam hiện nay… Đó có lẽ là bản
chất quan trọng và cơ bản nhất của thứ trưởng trong CPVN.
Những lý do để Việt Nam “phải” có
thật nhiều thứ trưởng…
Có rất nhiều lý do để VN phải có
thật nhiều thứ trưởng, tất cả các lý do đó đều liên quan đến hai điều cơ bản
sau: Cung cách bổ nhiệm cán bộ cấp cao: Thủ tướng, các bộ trưởng và thứ trưởng
của đảng CSVN (chồng chéo và không tin tưởng nhau, luôn trong thế cài răng lược
nhau ở mọi cấp…), và bản chất luôn luôn chia rẽ nội bộ sâu sắc của nó (đảng
CSVN) từ xưa (1945) đến nay (vì tranh chấp quyền lực và lợi ích cá nhân từ đó)…
Chúng ta tạm liệt kê ra 04 (bốn)
nguyên nhân chính và nổi bật để Việt Nam “phải” có nhiều và thật nhiều thứ
trưởng: từ góc độ của thủ tướng, từ góc độ của bộ trưởng, từ góc độ tổ chức các
bộ và chính phủ, và từ góc độ (lợi ích) của các phe nhóm ngoài tổ chức (ngoài
bộ hay ngoài Chính phủ). Còn từ góc độ hiệu quả làm việc và độ cần thiết thì
các nước tiên tiến đã chỉ ra: chỉ cần một thứ trưởng trong mỗi bộ.
Thứ nhất, từ góc độ của Bộ
trưởng. Vì thứ trưởng là người giúp việc
thân cận nhất của mình mà mình không được chọn – tức không phải người phe mình
mà là phe khác, bộ trưởng sẽ “đì” các thứ trưởng bằng cách giao nhiều nhiệm vụ
và buộc phải chịu trách nhiệm về chúng thay mình (vừa khỏe, vừa bõ ghét). Nhưng
đó là một mũi tên trúng ba-bốn-năm đích. Đích thứ ba là… bộ trưởng của CSVN
thường “đa năng cái gì cũng biết nhưng không biết làm cái gì cả” ngoài tấm bằng
đỏ trường đảng nên được đảng tin cậy phân công làm bộ trưởng, thì phải có ai
làm thay họ chứ - đó là các thứ trưởng. Làm thay nhưng không thể nắm hết mọi
việc và thay thế được bộ trưởng hoàn toàn – nên cần nhiều thứ trưởng, mỗi thứ
trưởng chỉ thay một phần thôi! Đích thứ tư, bộ trưởng cần có một số thứ trưởng
“của mình” đủ mạnh để kiểm soát nội bộ Bộ, chống lại các thứ trưởng “của địch”,
nên thường phải đề xuất (vẽ ra nhu cầu) thêm các vị trí thứ trưởng mới cho
người “của mình” đông hơn, mạnh hơn. Và đích thứ năm, quan trọng nhất, bộ
trưởng cần hoàn toàn tập trung vào việc “chiến lược” (đấu đá) và “phát triển”
(nịnh sếp) nên về chuyên môn phải có các thứ trưởng thực của mình làm thay, còn
bộ trưởng chỉ lo thu tiền, kiếm tiền, thăm các sếp trên, nói chúng là “ngoại
giao đường lối” đi đêm về tắt để xây dựng vị thế và phe nhóm… Còn đích thứ sáu,
đôi khi là phải tự vẽ ra những cái ghế thứ trưởng để bán cho những kẻ háo
danh-tham quyền-mê lợi trong bộ vốn nhan nhản và đã rất sẵn tiền mua rồi. Bán
một ghế thứ trưởng ít nhất bộ trưởng cũng kiếm được vài trăm ngàn đến hàng
triệu đô (nếu vị trí béo bở). Điều này rất quan trọng với các bộ trưởng sắp
phải về hưu sau những năm giả vờ hơi liêm khiết, gọi là các bộ trưởng “cà
cuống”…
Thứ nhì, từ góc độ Thủ tướng. Vì
các bộ trưởng không phải do thủ tướng chỉ định nên thường không “cùng phe”, thủ
tướng luôn cần bổ nhiệm thêm các thứ trưởng “của mình” để cài cắm người kiểm
soát các bộ trưởng từ trong bếp. Ngoài việc kiểm soát bộ trưởng cho thủ tướng
thì thứ trưởng cũng làm nhiệm vụ khuynh đảo công việc của bộ và bộ trưởng theo
hướng thủ tướng chỉ đạo. Và “mũi tên thứ trưởng” mà thủ tướng bắn ra còn nhằm
đích thứ ba là xây dựng đội ngũ của phe “Thủ” cho các đấu đá phe phái cấp cao
hơn của thủ tướng với phe chủ tịch nước hay phe tổng bí thư, sẵn sàng giành lại
vị trí bộ trưởng cho phe mình khi có cơ hội. Đích thứ tư của thủ tướng vẫn là …
kiếm ăn. Các thứ trưởng mà thủ tướng bổ nhiệm thêm đều phải trả công hay nuôi
thủ tướng đều đặn…
Thứ ba, từ góc độ tổ chức: áp lực từ
bộ máy tổ chức cấp dưới của các bộ. Chúng
ta đều thấy, khi bổ nhiệm một thứ trưởng mới cả thủ tướng và bộ trưởng đều
không quan tâm vị trí thứ trưởng đó sẽ làm gì, có thực cần hay không, hiệu quả
ra sao… – vì trước đó công việc đó đã vẫn phải do một hai vài vụ, cục, viện…
làm chút chút rồi. Mỗi bộ vốn đều có khoảng hơn chục vụ và khoảng gần hai chục
cục, tổng cục hay viện hay cơ quan tương đương trực thuôc bộ trưởng làm mọi
việc nghiệp vụ và chuyên môn rồi. Theo cổng Thông tin CPVN: 22 bộ ngành hiện
nay của Việt Nam – tháng 9 năm 2014- có tổng cộng 250 vụ và 330 cục, tổng cục,
viện… tương đương vụ, tức tổng cộng VN đang có chính xác 580 Vụ trưởng/Cục
trưởng. Đây là con số to khủng khiếp, vì như vậy 22 vị bộ trưởng phải quản trực
tiếp 130 thứ trưởng và 580 vụ trưởng, cục trưởng, viện trưởng thuộc bộ… Vị chi
là trung bình có (130+580):22 =32,27 thứ vụ trưởng dưới quyền trực tiếp mỗi một
bộ trưởng! Con số này gấp trên ba lần số người mà một người có thể lãnh đạo hiệu
quả là 09 người (từ 6 đến 12), chứng tỏ 22 bộ trưởng VN rất “thiên tài” “khua
tay giữa đồng xanh”…
Điều nguy hiểm ở đây là, cả 580 vị
vụ trưởng, cục trưởng, viện trưởng đó đều quá thiếu việc (số lớn không cần
thiết và không hiệu quả) lại quá thừa tham vọng nên họ đều muốn ngấp nghé và
dòm ngó, “chiến đấu” lên các vị trí thứ trưởng… Nhiều khi, họ tự cố vấn và vẽ
ra các vị trí thứ trưởng mới cho bộ trưởng và thủ tướng để đề xuất rồi thông
qua, để họ “xin được ngồi vào” sau khi lót tay hai vị kia đậm đà chu đáo… Đó
chính là cái tôi gọi là áp lực tổ chức: Khi một tổ chức giảm hiệu suất làm việc
và phình ra thì nó có xu hướng phình to ra mãi vì nó coi đó là thước đo phát
triển. Ở Việt Nam, hiện tượng “áp lực tổ chức đang phình to” lại “kết hợp hài
hòa” với tham nhũng và tham vọng, với suy thoái đạo đức và bùng phát thói háo
danh tràn lan toàn xã hội và nhất là trong giới quan CS hiện nay, thì 580 cục
trưởng vụ trưởng luôn “ép trên” (bằng đôla) sau khi đã “đè dưới” (bằng quyền
lực), để “trên” phải đẻ ra đến 130 ghế thứ trưởng là hậu quả logic (tức là tất
yếu)…
Và thứ tư, từ góc độ của các phe
nhóm ngoài tổ chức (ngoài bộ hay ngoài Chính phủ). Chúng
ta biết, trong chính quyền CSVN, các phe nhóm luôn tranh giành khốc liệt các vị
trí lãnh đạo chủ chốt trong đảng, nhà nước, chính phủ cũng như quân đội, an
ninh ở mọi cấp, tàn khốc nhất là ở cấp nhân sự trung ương, tức vào Trung ương
đảng CSVN, khoảng 250 vị. Hiện nay đảng CSVN lại đang chuẩn bị cho Đại hội XII
vào đầu năm 2016 nên việc chuẩn bị để tranh chấp nhân sự chắc chắn đang diễn ra
gay gắt.
Tương tự như các cấp tướng lĩnh quân
đội và công an là điều kiện để tham gia nhân sự trung ương của quân đội, công
an nên mới có sự “lạm phát tướng” như thế, trong chính phủ đó là cấp thứ
trưởng. Bộ trưởng bắt buộc phải là UV TƯ rồi hay nếu là bộ trưởng thì sẽ được
là UV TƯ, nhưng là thứ trưởng không nhất thiết phải là UV TƯ và nếu là thứ
trưởng thì sẽ có điều kiện thành UV TƯ cao hơn, đó là mấu chốt. Vì thế, các phe
nhóm đều tìm mọi cách đưa người của phe mình vào “vị trí xuất phát” đó: thứ
trưởng.
Vì không có luật nào giới hạn số
lượng thứ trưởng các bộ, và vì việc bổ nhiệm thứ trưởng lại hoàn toàn do thủ
tướng đảm nhiệm, và vì tất cả các bên liên quan đều có lợi ích lớn trong việc
bổ nhiệm nhiều thứ trưởng như trên, nên có thể khẳng định chắc chắn qua vụ “lạm
phát thứ trưởng” rằng, phe thủ tướng đang cố gắng mọi cách đưa thêm người của
mình vào vị trí tranh chấp các vị trí UV TƯ sắp tới, và sẽ còn bổ nhiệm thêm
thứ trưởng nữa. Bộ NG có 9 thứ trưởng thì các bộ khác há lại chịu thua số 9
đó?... Đó cũng là lý do “hợp lý” chăng?
Bốn mặt trận tranh chấp nhân sự
chính trước ĐH XII
Tương tự trong cuộc “lạm phát tướng
lĩnh” thực chất là tranh chấp tướng lĩnh giữa các phe trên mặt trận thứ nhất –
quân đội và công an, sau khi thủ tướng phong tướng ba đợt liền cho hàng trăm
thiếu tướng và trung tướng, vừa rồi phe chủ tịch nước đã phong hàm thượng tướng
cho một số trung tướng “của mình” để giành lại thế cân bằng mong manh với số
đông các thiếu tướng của thủ tướng…, cuộc “tranh chấp thứ trưởng” trong các bộ
mới chỉ là bước đi đầu của phe thủ tướng, trên sân nhà của thủ tướng là “mặt
trận tranh chấp” thứ hai.
Bước thứ hai hay đợt phản công trên
“mặt trận thứ hai” này là, hàm bộ trưởng và phó thủ tướng chắc sẽ còn được thay
đổi và bổ sung nữa, mặc dù Nhà nước mới bổ nhiệm hai phó thủ tướng (là Phạm
Bình Minh và Vũ Đức Đam). Có lẽ chính vì việc bổ nhiệm bộ trưởng Phạm Bình Minh
làm phó thủ tướng nên thủ tướng mới phải bổ nhiệm đến 9 thứ trưởng trong Bộ
Ngoại giao này sau khi đẩy ông thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn “đi đầy ở
Sibiri”?... Nói tóm lại, “cuộc chiến thứ trưởng” trên sân Chính phủ (Chúa phủ,
hay Phủ chúa) vẫn chưa ngã ngũ, mới chỉ bắt đầu mà thôi.
Mặt trận tranh chấp nhân sự thứ ba
và thứ tư giữa các bên (sau quân đội và chính phủ) trước Đại hội đảng XII là bổ
nhiệm cán bộ cao cấp trong Cung Vua (bộ máy trung ương của đảng: các chức vụ
phó ban, vụ trưởng trong VP TƯ đảng…) và trong 64 tỉnh thành (các chức phó chủ
tịch tỉnh và phó bí thư tỉnh ủy…) cũng đang sôi động và sẽ bùng nổ trong thời gian
tới, như là chức vụ thứ trưởng vậy... Lại sẽ có những đợt “lạm phát các phó chủ
tịch” và “lạm phát phó bí thư tỉnh”- mỗi tỉnh đột nhiên thêm vài “phó” nữa chả
để làm gì ngoài củng cố đội hình bên nào đó, nhưng nhân với 64 tỉnh thành thì
VN lại có thêm hàng trăm “quan lớn đầu tỉnh” nữa…!
Chúng ta đã thấy độ tàn khốc mới hé
lộ của cuộc tranh chấp nhân sự trước ĐH XII qua ví dụ nhiễm bệnh phóng xạ đột
xuất của Trưởng ban Nội chính TƯ Nguyễn Bá Thanh…
Lạm phát thứ trưởng và bức tranh
Chính phủ VN hôm nay
Trở lại vấn đề “lạm phát thứ trưởng”
trên “mặt trận thứ hai”, chúng ta thấy trung bình đang có 5,9 thứ trưởng mỗi bộ
làm nên lạm phát chung (130 thứ trưởng của 22 bộ), thì có 6 bộ vượt “trần lạm
phát” chung đó là: Bộ Ngoại giao (9 thứ trưởng), VPCP (8 phó chủ nhiệm VP), Bộ
Quốc Phòng (7), Bộ Công An (7), Bộ Tài Chính (7) và Bộ GTVT (7)… Thống kê đó
nói lên điều gì? Đó là những bộ quyền lực hay mầu mỡ nhất, thì tranh chấp “ghế”
thứ trưởng xảy ra ác liệt nhất.
Chỉ có hai bộ “chỉ có” 4 thứ trưởng
là Bộ Tư pháp và Bộ Khoa học Công nghệ, thì lý do “tranh chấp thứ trưởng” khá
“nguội lạnh” ở đó cũng khá rõ: Bộ Tư pháp vốn chỉ là trò hề của chính phủ và
nhà nước CS không có tam quyền phân lập nên không có thực quyền, phải làm “tư
pháp” hoàn toàn theo “đảng pháp” – theo chỉ đạo của đảng nên… không phe nhóm
nào dám tranh chấp với đảng ở đây – lĩnh vực bất khả chấp này cả; Còn bộ KH-CN
thì có lẽ vì lý do khoa học công nghệ là những “cục phân” luôn “vuốt đuôi định
hướng” nên nó không có tiếng nói gì trong chính phủ, nhà nước và xã hội này cả,
nên các bên đều không muốn vào “tranh chấp phân” làm chi…
Tóm lại, chúng ta đang và sẽ phải
chứng kiến cuộc chiến nhân sự gay gắt và tàn khốc của CSVN, mà người trả giá
cuối cùng bao giờ cũng là… dân đen vốn “tự nguyện” hay bị bắt buộc phải làm
“dân đỏ - theo đảng”…
Đó cũng chính là lý do duy nhất mà
Việt Nam
đang phải có, và sẽ có nhiều hơn 130 thứ trưởng hay thứ… tưởng vậy mà không
phải vậy, trong chính phủ.
P.C.T.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét