Dự án bô xit Tây Nguyên là sai lầm cơ bản về chủ trương, quy
mô, công nghệ kỹ thuật, chọn nhà thầu Trung Quốc và đối tượng triển khai thử
nghiệm. Nhà nước đã đầu tư vào 2 dự án bô xit Tân Rai và Nhân Cơ khoảng 1,5 tỷ
đô la đúng là trong tình cảnh “bỏ thì thương, mà vương thì tội” chỉ
còn cách tháo gỡ dần. Sự cố vỡ đê hồ thải quặng của nhà máy bô xít Tân Rai ở
Tây Nguyên vừa qua chỉ là một phần minh chứng đã được nhiều nhà khoa học cảnh
báo từ lâu về nguy cơ hồ bùn đỏ.
Thời bao cấp, tai nạn lớn nhất trong ngành khai khoáng đã
xẩy ra tại bãi thải quặng đuôi của mỏ măng gan Tĩnh Túc từ những năm 1960 của
thế kỷ trước và làm thiệt mạng gần 100 người. Vì khi đó đang còn chiến tranh,
nên tai nạn thuộc loại "nhậy cảm", bí mật chỉ có các cán bộ kỹ thuật,
tâm huyết với ngành mỏ và những người có trách nhiệm mới được biết.
Tài nguyên thiên nhiên có 3 loại là tài nguyên khoáng sản, tài nguyên sinh vật
và tài nguyên cảnh quan. Trong đó, tài nguyên khoáng sản không tái tạo là tài
sản quý giá của thiên nhiên trao tặng cho con người. (Thời gian hình thành than
ở Quảng Ninh cũng phải mất hơn 300 triệu năm).
Cách tiếp cận về kinh tế
Các nhà khoa học thường tranh luận về các ngành kinh tế nói chung, thường trọng
cung hơn trọng cầu, riêng về ngành khai thác khoáng sản phải trọng cầu hơn
trọng cung vì cung dễ phát triển còn cầu thì khó kích. Đào bới đem bán thì dễ
nhưng đào và sử dụng như thế nào cho có hiệu quả mới là điều cần bàn.
Phương pháp khai thác tài nguyên
Xưa nay, chúng ta khai thác, chế biến, sử dụng đều theo quy trình vật lý
(khoan, nổ, bốc xúc, vận chuyển) đều theo quy trình vật lý, hiệu quả thấp, tổn
thất trong lòng đất cao. Trong khi thế giới coi trọng việc sử dụng quy trình
hóa học thay cho quy trình vật lý. Mỹ đang đi tiên phong về khai thác dàu, than
bằng quy trình sinh học đưa vi sinh biến than thành khí. Than, dàu khí đều có
nguồn gốc các bon nếu cộng với hydro tỷ lệ thấp tạo ra thể rắn, nếu hydro tỷ lệ
cao tạo ra thể khí.
Bãi thải quặng đuôi
Theo đánh giá của Ts Nguyễn Thành Sơn trong ngành khai khoáng, bãi thải quặng
đuôi là một hạng mục rất quan trọng cần được thiết kế đúng. Ở Việt Nam cách đây
hơn 40 năm, chúng ta đã có các bãi thải quặng đuôi được các chuyên gia Trung
Quốc giúp thiết kế ở mỏ Cromite Cổ Định (Thanh Hóa) và mỏ sắt Trại Cau (Thái
Nguyên), các chuyên gia Liên Xô giúp thiết kế bãi thải quặng đuôi ở apatite Lào
Cai. Nói chung, đây là những công trình thực sự phải có đầy đủ các bước, từ
luận chứng chọn địa điểm đến các giải pháp thiết kế cơ bản, đặc biệt là vấn đề
cống thấm và chống các chất kim loại nặng lọt ra ngoài môi trường nước.
Tấc đất, tấc vàng, quê tôi ở Thái Bình nhiều chỗ 1 người nông dân chỉ có 1 sào
đất canh tác tức là 1 ngày 1 người chỉ có 1 m2 bới đất, nhặt cỏ mà sống.
Cho dù đấtxung quanh Tân Rai, Nhân Cơ có hoang sơ, "đất xấu", nhưng
về lâu dài vẫn là dự trữ quốc gia quí giá. Từ quan điểm độ phì nhiêu thì
"Không có đất xấu, chỉ có con người sử dụng không tốt". Vậy
khối lượng chất thải cả đời sống của 2 nhà máy bô xit Tân Rai và Nhân Cơ là bao
nhiêu? Diện tích cho bãi thải đuôi bô xít là bao nhiêu? Nếu chất thải chứa vào
kho sâu, xây cao cố định thì tạm được nhưng năm này, qua năm khác cứ thải ra
thì bao nhiêu diện tích đất sẽ bị phủ? Có thể nói hầu hết các mỏ của ta xử lý
chất thải rắn không có bài bản, tạo thành một cảnh quan/môi trường nham nhở, bê
bối, ô nhiễm đủ thứ. Đã ở thế kỷ 21, đất nước ta không thể để như thế được.
Bài học đắt giá
Theo tôi hiểu, bãi thải có nhiều loại, tùy mục đích có sử dụng tiếp hay không,
phải được quan tâm ngay từ khâu thiết kế. Ví dụ bãi thải apatit Lào Cai, có
loại bỏ đi vĩnh viễn, nhưng cũng có loại sau này điều kiện kĩ thuật và
kinh tế cho phép thì tận dụng, thu hồi phần quặng có ích còn lẫn trong bãi thải
bằng cách đã xây dựng nhà máy tuyển quặng.
Bài học xương máu ở bãi thải quặng đuôi của mỏ Mangan Cao Bằng thập niên 60là
do thiết kế không đúng, cao quá, nước mưa ngấm, xử lý thấm không tốt nên hậu
quả khủng khiếp chất thải đã trôi và vùi lấp làm thiệt mạng khoảng 100 người ở
bên dưới.
Các bãi thải vùng Cẩm Phả Quảng Ninh, cao hàng trăm mét, nước mưa thoát hếtnên
không xảy ra sự cố đáng tiếc, nhưng vẫn bị một số hạt nhỏ vùi lấp ở chân bãi
thải, và một số gia đình phải chuyển đi nơi khác. Xin lưu ý là vẫn có
than còn lẫn trong nước thải, có hàm lượng lưu huỳnh làm cho nước có độ acid,
được chảy ra biển vẫn gây nên ô nhiễm môi trường.
Nước bãi thải mỏ Na Dương, do lượng lưu huỳnh trong đất đá thải cao đến 7% cho
nên nước từ bãi thải gây ô nhiễm cao, chảy ra đến đâu thì cây cỏ ở đấy
đều bị chết hết. Tác hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người thì khỏi phải bàn
v.v...
Sự cố vỡ đê hồ thải quặng của bô xit Tân Rai
Những người có kiến thức chuyên môn đều hiểu thưc tế thì đúng là bùn thải quặng
đuôi không độc hại so với bùn đỏ thải từ quá trình sản xuất alumina. Tuy nhiên,
đã là chất thải thì ít nhiều có hại và đều phải có quy trình quản lý riêng. Bùn
thải quặng đuôi có thành phần chủ yếu là sét, thải ra khi sàng tuyển và rửa
quặng thô bằng nước để làm giàu quặng trước khi đưa vào quá trình sản xuất
alumina.
Có thể, không có sử dụng hóa chất trong giai đoạn làm giàu quặng, trừ khi do
tính chất đất bazan Tây Nguyên sét bám dính bết vào quặng thì có thể cần phải
dùng thêm chất hoạt động bề mặt trong quá trình này, để vừa nâng cao hiệu quả
tách bùn sét, vừa đỡ tốn nước rửa, và vừa làm bùn dễ lắng khi thải vào hồ chứa.
Bãi thải quặng đuôi từ nhà máy tuyển rửa quặng của dự án Tân Rai được lựa chọn
địa điểm và các giải pháp thiết kế ấu trĩ. Công nghệ tuyển quặng được
"copy" của Trung Quốc nhưng lại không có thử nghiệm tuyển công nghệ,
tiêu hao nhiều nước, phải nhờ các chuyên gia Ấn Độ hiệu chỉnh bằng sử dụng chất
trợ lắng. Quy mô sản xuất của nhà máy Tân Rai mới chỉ có 600.000 tấn/năm và
chưa chạy hết công suất mà đã xảy ra sự cố vượt tầm kiểm soát như vậy.
Ảnh : Thiết bị đang thi công ngăn việc tràn bùn thải quặng ở
khu vực Tân Rai
Từ sự cố vỡ đê hồ thải quặng của bô xit Tân Rai càng âu lo đến nguy cơ về sự an
toàn của hồ chứa bùn đỏ các chất độc hại còn nằm ở độ cao hơn hồ tích nước để
rửa quặng.
Biến bùn đỏ thành sắt xốp có phải là giải pháp cứu cánh?
Thời gian qua, công luận lại rộ lên thông tin tuyên truyền ca ngợi ở Việt Nam đã nghiên
cứu thành công việc chế ra sắt xốp từ bùn đỏ. Từ thập niên 70, các nước
như Mỹ, Nhật Bản, Nga vv…đã phát minh quy trình sử dụng này, bằng cáchsử
dụng than gày, và khí để hoàn nguyên. Đây cũng là quy trình thông dụng trong
ngành luyện kim (công nghệ phi coke) nhưng phải dùng nhiều than. Sắt xốp đãtừng
được làm ở Thạch Khê, và Trại Cau (Thái Nguyên). Ở Thái Nguyên dùng than cốc
luyện qua gang thành thép (nói chính xác cốc cũng là dạng than). Ở đây
hàm lượng quặng sắt khoảng 55%, mà hiệu quả còn thấp, trong
khi bùn đỏ ở nhà máy bauxite Tây Nguyên hàm lượng quặng sắt chỉ có khoảng
30%, đấy là chưa kể chi phí phải vận chuyển hàng triệu tấn than từ nơi xa
Quảng Ninh lên Tây Nguyênhoặc phải chở toàn bộ bùn đỏ từ Tây Nguyên xuống Bình
Thuận để phát triển các dự án sắt xốp. Kiểu gì cũng không khả thi về kinh tế.
Chuyện hoàn nguyên sắt trong bùn đỏ chỉ là "nói lấy được", về kĩ thuật thì thế giới đã làm, nhưng về kinh tế ở đây chỉ là chuyện hão huyền. "Sắt xốp" là công nghệ "phi coke" đã được thế giới sử dụng hàng chục năm nay, không phải là cứu cánh của bùn đỏ, mà chỉ là cứu cánh của những kẻ cơ hội về kỹ thuật và ấu trĩ về kinh tế.
Chuyện hoàn nguyên sắt trong bùn đỏ chỉ là "nói lấy được", về kĩ thuật thì thế giới đã làm, nhưng về kinh tế ở đây chỉ là chuyện hão huyền. "Sắt xốp" là công nghệ "phi coke" đã được thế giới sử dụng hàng chục năm nay, không phải là cứu cánh của bùn đỏ, mà chỉ là cứu cánh của những kẻ cơ hội về kỹ thuật và ấu trĩ về kinh tế.
Giải pháp
Nhà nước đã đầu tư vào 2 dự án bô xit Tân Rai và Nhân Cơ khoảng 1,5 tỷ đô la,
đúng là trong tình cảnh “bỏ thì thương, mà vương thì tội” chỉ còn cách
tháo gỡ dần. Những người có trách nhiệm phải công bố các tài liệu phân
tích chất lượng nước và thành phần hạt quặng nhỏ ở hồ thải quặng Tân Rai (vì có
lắng lọc gì cũng không hết).
Cần có cơ quan chuyên môn độc lập, hội đủ chứng chỉ chất lượng, làm QA/QC cho
tốt để lấy mẫu đúng phương pháp và phân tích đúng tiêu chuẩn trong phòng thí
nghiệm được trang bị chuẩn mực. Sau đó, chỉ cần nhìn vào kết quả phân tích và
kiểm tra lại quy trình xử lý quặng thô của Tân Rai, nhất là khi xử lý trong mùa
mưa, sét bị bết lại và dính chặt vào quặng để đánh giá sâu hơn.
Trước mắt, phải công khai tất cả các thông tin, số liệu cơ bản để phân tích,
kiểm toán dự án. VUSTA cần vào cuộc và thuê chuyên gia quốc tế độc lập để đánh
giá đối chứng, không thể để Tập đoàn Than khoáng sản (TKV) hay Bộ công thương
tự đánh giá và xử lý vì “vừa đá bóng vừa thổi còi”!
Không để TKV tiếp tục độc quyền, độc diễn. Đối với dự án Nhân Cơ cần tiến hành
cổ phần hóa, giao cho Tổng công ty Đông Bắc (Bộ Quốc phòng) thực thi làm đối
trọng với TKV.
Thay cho lời kết
Hệ thống chính trị thiếu sự kiểm soát hữu hiệu, xã hội dân sự yếu kém, tiếng nói của người dân và phản biện của các nhà khoa học không được coi trọng thì trong quá trình phát triển của đất nước, cái giá phải trả quá đắt không có gì là ngạc nhiên. Dự án bô xít Tây Nguyên đúng là bỏ thì thương, vương thì tội. Việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên chỉ là một minh chứng sai lầm cơ bản về chủ trương, quy mô, công nghệ kỹ thuật, chọn nhà thầu Trung Quốc và đối tượng triển khai thử nghiệm.
Hệ thống chính trị thiếu sự kiểm soát hữu hiệu, xã hội dân sự yếu kém, tiếng nói của người dân và phản biện của các nhà khoa học không được coi trọng thì trong quá trình phát triển của đất nước, cái giá phải trả quá đắt không có gì là ngạc nhiên. Dự án bô xít Tây Nguyên đúng là bỏ thì thương, vương thì tội. Việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên chỉ là một minh chứng sai lầm cơ bản về chủ trương, quy mô, công nghệ kỹ thuật, chọn nhà thầu Trung Quốc và đối tượng triển khai thử nghiệm.
T.V.T
Nguồn: http://xuandienhannom.blogspot.com/2014/10/du-bo-xit-la-mot-sai-lam-rat-nghiem.html
Nguồn: http://xuandienhannom.blogspot.com/2014/10/du-bo-xit-la-mot-sai-lam-rat-nghiem.html
0 nhận xét:
Đăng nhận xét