Văn Lang
Vụ
chủ nhân khu du lịch Ðại Nam nổi tiếng tại tỉnh Bình Dương kiện cáo ông
chủ tịch tỉnh kéo dài cả năm trời nay. Mà cao trào là mới đây khu du
lịch Ðại Nam ra quyết định sẽ đóng cửa để phản đối chính quyền tỉnh Bình
Dương.
Bài thơ “con cóc” của chủ nhân ông Ðại Nam
khắc trên vách núi của khu du lịch Ðại Nam. (Hình: Văn Lang/Người Việt)
Nhưng trước khi đóng cửa, khu du lịch Ðại Nam quyết định “xả giàn” cho bà con tới vui chơi giải trí hoàn toàn miễn phí.
Thế là ngày 8
tháng 11, bà con Bình Dương và các tỉnh lân cận như Sài Gòn, Biên
Hòa,... rần rần kéo tới khu du lịch Ðại Nam để được vui chơi... “lần
cuối.” Kết quả là, hầu hết các con đường dẫn tới khu du lịch Ðại Nam,
nằm trên quốc lộ 13 thuộc tỉnh Bình Dương, đều kẹt cứng.
Báo chí, truyền thanh, truyền hình được dịp đưa tin ồn ào, giúp cho
“sự kiện” khu du lịch Ðại Nam càng trở nên rầm rĩ và “hot” hơn bao giờ
hết...
Cuối cùng để “trấn an” lòng dân, khu du lịch ra thông báo, tiếp tục
mở cửa miễn phí tới cuối tháng 12, nhưng chỉ mở cửa vào những ngày cuối
tuần.
Tìm hiểu về “tiểu sử” của chủ nhân khu du lịch Ðại Nam chúng tôi được
biết, ông này tên khai sanh là Huỳnh Phi Dũng, nhưng sau khi thành đạt
thì ông ta đổi tên thành Huỳnh Uy Dũng. Nhưng “dân gian,” cũng như dân
Bình Dương nói chung đều gọi chủ nhân khu du lịch Ðại Nam với biệt danh
là Dũng “lò-vôi.”
Sở dĩ có “hỗn danh” Dũng lò-vôi là bởi vì ông này vốn xuất thân từ
ngành công an. Khoảng cuối thập niên 80, chính quyền cho phép các đơn vị
nhà nước được phép kinh doanh, sản xuất “thêm” để cải thiện đời sống.
Chính sách này được gọi là chính sách “Ba lợi ích” (bao gồm lợi ích nhà
nước, tập thể và cá nhân). Giới trí thức lúc đó gọi chung chính sách này
là “Ba lợi ích, bẩy... lợi dụng”!
Ông Dũng được ngành công an của tỉnh Sông Bé (sau này tách trở lại
thành hai tỉnh là Bình Dương và Bình Phước), giao trách nhiệm quản lý
sản xuất và kinh doanh một cái... lò vôi.
Từ cái lò vôi ông Dũng “phất” lên nhờ khi kinh tế thị trường mở cửa, có vốn ông đổ vào ngành kinh doanh bất động sản...
Một
góc vườn “Cảnh Sanh” với bảng tên của các khách “VIP” cấp “chóp bu” của
chế độ
đã tới thăm và trồng cây lưu niệm trong khu du lịch Ðại Nam.
(Hình: Văn Lang/Người Việt)
Sự việc càng ngày
càng trở nên “đình đám” khi đại gia Dũng lò-vôi bỏ ra 3 ngàn tỷ đồng xây
khu du lịch “Ðại Nam Văn Hiến” hay còn gọi là “Ðại Nam lạc cảnh,” trên
một lô đất rộng tới gần 70 héc-ta. Diện tích này rộng gấp 10 lần khu du
lịch Suối Tiên ở Thủ Ðức (mà thiên hạ đồn là do Ban Quản Trị-Tài Chánh
Thành Ủy Sài Gòn “chủ xị”).
Vậy là thiên hạ “suy diễn” ra, chống lưng cho Ðại Nam Văn Hiến chắc phải là mấy “sếp” cấp “chóp bu” trung ương quản trị.
Thực hư những tin đồn ở Việt Nam rất khó kiểm chứng, vì những phi vụ
làm ăn hầu hết đều được giữ kín như là... “bí mật quốc gia.”
Nhân khu du lịch Ðại Nam mở cửa miễn phí, chúng tôi tới thăm cho biết
“sự tình.” Và chúng tôi phát hiện ra một “tình tiết” khá thú vị. Ðó là
trong khu du lịch Ðại Nam có một khu đất trồng một loại cây quý thấy đề
bảng là “Cảnh Sanh.”
Nhưng “quý” hơn nữa là mỗi một cây trong khu vườn Cảnh Sanh này đều
có treo bảng đề tên người trồng và ngày trồng. Lướt mắt sơ qua một cái
chúng tôi không khỏi giật mình vì vườn cây toàn là “VIP” trồng. Nào là
T.T.P phó chủ tịch Quốc Hội đương nhiệm, rồi thì mấy vị cựu chủ tịch
nước như T.Ð.L và N.M.T; hàm bộ trưởng thì khá đông (có cả bộ trưởng tư
pháp); hàm “bé nhất” cũng cỡ... phó tổng cục trưởng cục II...
Ấy vậy mà, khi đâm đơn kiện ông Cung - chủ tịch tỉnh Bình Dương hiện
nay, ông Dũng lò-vôi đã “chạy” hộ khẩu về Sài Gòn (để không phải làm
“công dân” Bình Dương nữa).
Ông Dũng lò-vôi khởi kiện ông Cung với “tội danh” làm sai quy định về
quản lý đất đai gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Cụ thể là ban hành
quyết định thu hồi đất tại khu công nghiệp Sóng Thần 3, của ông Dũng
lò-vôi.
Ông Dũng lò-vôi tuyên bố với báo chí trước khi vào cuộc “quyết đấu”
với chủ tịch tỉnh Bình Dương, là: “Tôi làm việc này không phải cho riêng
tôi, mà cho cả hàng trăm, hàng ngàn doanh nghiệp như tôi đang bị... bóp
chết!”
Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu thanh tra chính phủ vào cuộc làm rõ
những “cáo buộc” của ông Dũng lò-vôi với chủ tịch Bình Dương.
Theo tin từ giới
truyền thông, lập tức Bình Dương gia tăng “áp lực” với chủ nhân khu du
lịch Ðại Nam, bằng cách trung bình cứ 4 ngày lại tống đạt một quyết định
xuống khu du lịch Ðại Nam. Hết đòi thanh tra thuế, lại tới kiểm tra lại
sổ đỏ (sổ chứng nhận quyền sử dụng đất) và cho biết sẽ chuyển một số lô
đất của ông Dũng lò-vôi (kể cả khu du lịch Ðại Nam) với tổng diện tích
lên tới trên 60 héc-ta.
Nhờ người lớn “húc nhau” mà các em thiếu nhi được dịp vui chơi miễn phí
trong khu du lịch Ðại Nam. (Hình: Văn Lang/Người Việt)
Từ được cấp phép sử dụng “lâu dài” sang cấp phép sử dụng có thời hạn là 50 năm...
Cho rằng mình bị chính quyền tỉnh “o ép,”ông Dũng lò-vôi tuyên bố
đóng cửa khu du lịch Ðại Nam (gây cảnh kẹt đường, kẹt xe, đồng thời gây
tiếng vang trong dư luận cả nước, và bên ngoài.)
Theo tìm hiểu lâu nay của chúng tôi, thì không ít doanh nghiệp bất động sản lâm vào thế “kẹt cứng” như ông Dũng lò-vôi mà không biết kêu ai.
Là vì, theo“định hướng” của trung ương thì hầu hết các tỉnh thành trong cả nước (kể cả cấp huyện) phải xây dựng cho được khu công nghiệp, để đến năm 2020, Việt Nam căn bản trở thành một nước công nghiệp (hiện đại). Trong khi nhiều tỉnh (nhiều huyện) không có vốn để đầu tư khu công nghiệp. Thế là chính quyền các cấp bèn kêu gọi các nhà đầu tư là các doanh nghiệp tư nhân, theo cách bỏ vốn ra làm trước sẽ được hoàn trả sau.
Nhưng sau đó, chính quyền trung ương tuyên bố không có ngân sách để trả nợ đầu tư cho các địa phương. Thế là các công ty bất động sản tư nhân yêu cầu chính quyền các tỉnh (huyện) cho phép phân lô bán nền (cho nhà ở dân dụng) để họ thu hồi vốn trả nợ ngân hàng và tiền đã huy động từ dân và các đối tác. Chính quyền từ chối, vì phân lô bán nền sẽ phá vỡ quy hoạch khu công nghiệp của họ. Thế là nhiều doanh nghiệp bất động sản chỉ còn biết “cắn lưỡi” chờ... chết. Vì tiền trả lãi suất hàng tháng là bạc tỷ, trong khi viễn cảnh lấy lại vốn hay bán đất là xa... vời vợi.
Lật lại hồ sơ những cái chết của doanh nghiệp như Epco, Minh Phụng... người ta thấy có cái gì đó rất... tức tưởi.
Khi luật pháp còn quá mơ hồ, kiểu như: “Ðất đai là sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý.” Vậy thì, ai quản lý người ấy có quyền ra quyết định (trên thực tế là như vậy), vậy làm sao có an cư, có lạc nghiệp cho người dân thấp cổ, bé họng?
Báo chí VN cũng đưa tin là ông Cung, chủ tịch tỉnh Bình Dương, sở hữu một biệt thự hiện đại rộng 1000 mét vuông và có 100 héc-ta cao su loại “thượng đẳng điền.”
Môi trường kinh doanh chỉ hình thành khi luật pháp minh bạch, rõ ràng.Và khi ấy, chuyện thượng tôn pháp luật, nghĩa là không cá nhân, không tổ chức nào được phép đứng trên pháp luật!
Còn như hiện nay, xã hội Việt Nam chỉ là một thứ “đèn cù.” Nơi kiến ăn cá và cá ăn kiến...
Văn Lang/Người Việt
Theo tìm hiểu lâu nay của chúng tôi, thì không ít doanh nghiệp bất động sản lâm vào thế “kẹt cứng” như ông Dũng lò-vôi mà không biết kêu ai.
Là vì, theo“định hướng” của trung ương thì hầu hết các tỉnh thành trong cả nước (kể cả cấp huyện) phải xây dựng cho được khu công nghiệp, để đến năm 2020, Việt Nam căn bản trở thành một nước công nghiệp (hiện đại). Trong khi nhiều tỉnh (nhiều huyện) không có vốn để đầu tư khu công nghiệp. Thế là chính quyền các cấp bèn kêu gọi các nhà đầu tư là các doanh nghiệp tư nhân, theo cách bỏ vốn ra làm trước sẽ được hoàn trả sau.
Nhưng sau đó, chính quyền trung ương tuyên bố không có ngân sách để trả nợ đầu tư cho các địa phương. Thế là các công ty bất động sản tư nhân yêu cầu chính quyền các tỉnh (huyện) cho phép phân lô bán nền (cho nhà ở dân dụng) để họ thu hồi vốn trả nợ ngân hàng và tiền đã huy động từ dân và các đối tác. Chính quyền từ chối, vì phân lô bán nền sẽ phá vỡ quy hoạch khu công nghiệp của họ. Thế là nhiều doanh nghiệp bất động sản chỉ còn biết “cắn lưỡi” chờ... chết. Vì tiền trả lãi suất hàng tháng là bạc tỷ, trong khi viễn cảnh lấy lại vốn hay bán đất là xa... vời vợi.
Lật lại hồ sơ những cái chết của doanh nghiệp như Epco, Minh Phụng... người ta thấy có cái gì đó rất... tức tưởi.
Khi luật pháp còn quá mơ hồ, kiểu như: “Ðất đai là sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý.” Vậy thì, ai quản lý người ấy có quyền ra quyết định (trên thực tế là như vậy), vậy làm sao có an cư, có lạc nghiệp cho người dân thấp cổ, bé họng?
Báo chí VN cũng đưa tin là ông Cung, chủ tịch tỉnh Bình Dương, sở hữu một biệt thự hiện đại rộng 1000 mét vuông và có 100 héc-ta cao su loại “thượng đẳng điền.”
Môi trường kinh doanh chỉ hình thành khi luật pháp minh bạch, rõ ràng.Và khi ấy, chuyện thượng tôn pháp luật, nghĩa là không cá nhân, không tổ chức nào được phép đứng trên pháp luật!
Còn như hiện nay, xã hội Việt Nam chỉ là một thứ “đèn cù.” Nơi kiến ăn cá và cá ăn kiến...
0 nhận xét:
Đăng nhận xét