Gia đình ông Hải bên cạnh những chiếc xe của hai cha con ông sửa chữa và chế tạo |
Những thông tin về hai bố con "Đại tướng
quân" hai lúa Trần Quốc Hải , làm tôi liên tưởng tới Thomas Edison và
hơn 1000 phát minh được đăng ký bởi ông. Tại sao Edison có thể có và
đăng ký một số lượng phát minh,sáng chế lớn đến vậy từ hàng trăm năm
trước, trong khi cha con ông Hải lại phải sang tận Campuchia để phát huy
khả năng của mình trong bối cảnh Việt Nam đang cần thúc đẩy năng lực
sáng tạo của mọi công dân để gópphần chấn hưng đất nước?
Không xét về mặt thể chế, cơ chế - vốn còn đầy rẫy các bất cập và hạnchế trong việc khuyến khích, nâng đỡ các phát minh ở nước ta lâu nay; cũng không xét về nền tảng hạ tầng kỹ thuật, chỉ xét riêng khía cạnh văn hóa thôi, cũng có thể thấy nhân loại đã có thể thiệt thòi nhiều nếu Edison được sinh ra ở Việt Nam!
Cần thẳng thắn thừa nhận rằng bên cạnh những nét đẹp ngàn đời củamình, Văn hóa truyền thống của Việt Nam chúng ta cũng chứa đựng những yếu tố kìm hãm tính sáng tạo của con người.
Không xét về mặt thể chế, cơ chế - vốn còn đầy rẫy các bất cập và hạnchế trong việc khuyến khích, nâng đỡ các phát minh ở nước ta lâu nay; cũng không xét về nền tảng hạ tầng kỹ thuật, chỉ xét riêng khía cạnh văn hóa thôi, cũng có thể thấy nhân loại đã có thể thiệt thòi nhiều nếu Edison được sinh ra ở Việt Nam!
Cần thẳng thắn thừa nhận rằng bên cạnh những nét đẹp ngàn đời củamình, Văn hóa truyền thống của Việt Nam chúng ta cũng chứa đựng những yếu tố kìm hãm tính sáng tạo của con người.
Trước hết, do được bắt nguồn từ văn
minh lúa nước, người Việt ngày trước có xu thế sống quần cư và lâu dài
tại một nơi nhất định. Nếu không có bất trắc gì do chiến tranh hay thiên
tai thì đa phần dân chúng chỉ sinh sống tại quê hương bản quán của mình
chứ ít chịu đi xa nếu không bị bắt buộc.
Câu nói "tha phương cầu thực" hay "sảy nhà ra thất nghiệp"phần nào nói lên tính cách này. Điều kiện sống ít thay đổi đã dần dần làm cho con người ta không phải đối mặt với nhiều thách thức mới và qua đó định hình tính cách "ngại" hay "lười" thay đổi hoặc không có nhu cầu tìm kiếm cái mới.
Đặc biệt kể từ khi Nho giáo được truyền bá và ngấm sâu vào văn hóa của người Việt đã góp phần tạo nên một xã hội Việt Nam ì ạch, ngại và chậm thay đổi, cũng như luôn bị "lỡ nhịp" khi cần đưa ra các quyết sách quan trọng cho cộng đồng.
Trong một xã hội như vậy, sẽ rất khó cho ai đó muốn làm cái gì khác đi hay thay đổi, hoặc làm mới những thứ mà họ cho là không còn phù hợp.Đôi lúc những phát minh hay sáng tạo có thể chứng minh tại chỗ tính hợplý và hiệu quả của nó, nhưng không dễ gì chúng được chấp nhận bởi vì không ai dám chịu trách nhiệm nếu nhỡ may những phát minh này tạo nên các xáo trộn trong xã hội.
Mải miết sống trong một xã hội với bao điều lệ ràng buộc cùng nhiều mất mát cũng như mất kết nối với quá khứ do chiến tranh gây ra, một ngày nhìn lại người Việt bỗng nhận ra rằng mình thực sự không có gì của riêng mình cả.
Câu nói "tha phương cầu thực" hay "sảy nhà ra thất nghiệp"phần nào nói lên tính cách này. Điều kiện sống ít thay đổi đã dần dần làm cho con người ta không phải đối mặt với nhiều thách thức mới và qua đó định hình tính cách "ngại" hay "lười" thay đổi hoặc không có nhu cầu tìm kiếm cái mới.
Đặc biệt kể từ khi Nho giáo được truyền bá và ngấm sâu vào văn hóa của người Việt đã góp phần tạo nên một xã hội Việt Nam ì ạch, ngại và chậm thay đổi, cũng như luôn bị "lỡ nhịp" khi cần đưa ra các quyết sách quan trọng cho cộng đồng.
Trong một xã hội như vậy, sẽ rất khó cho ai đó muốn làm cái gì khác đi hay thay đổi, hoặc làm mới những thứ mà họ cho là không còn phù hợp.Đôi lúc những phát minh hay sáng tạo có thể chứng minh tại chỗ tính hợplý và hiệu quả của nó, nhưng không dễ gì chúng được chấp nhận bởi vì không ai dám chịu trách nhiệm nếu nhỡ may những phát minh này tạo nên các xáo trộn trong xã hội.
Mải miết sống trong một xã hội với bao điều lệ ràng buộc cùng nhiều mất mát cũng như mất kết nối với quá khứ do chiến tranh gây ra, một ngày nhìn lại người Việt bỗng nhận ra rằng mình thực sự không có gì của riêng mình cả.
Sống
bên cạnh người Hán, chúng ta đã quen mượn các công cụ do họ phát minh
để phục vụ đời sống và quản lý xã hội. Khi tiếp xúc với Phương Tây,
chúng ta choáng ngợp với các thành tựu nhờ các phát minh, sáng chế của
Tây mang lại. Việc được thừa hưởng các thành tựu này(tuy luôn đi sau) đã
một lần nữa tạo nên một hệ quả, đó là "chúng ta chỉcần học của Tây của
Tàu đã là quá đủ rồi" và "dù có cố đến đâu, chúng ta cũng không thể quay
lại từ đầu cũng như không thể vượt hay hơn họ được".
Tâm lý này, theo tôi có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến tính "sính ngoại" của phần đông người Việt. Một khi đã sính ngoại thì rõ ràng các yếu tố "nội" bị xem là thứ yếu và người ta sẽ sử dụng các"tiêu chí ngoại" để so sánh, đánh giá những gì mà người mình nghĩ ra,làm ra. Tác dụng phụ của việc này chính là chúng ta không tin hoặc không đánh giá cao khả năng của người mình, cộng đồng mình và bất cứ cái gì có "yếu tố Việt" đều có thể bị đặt câu hỏi cùng sự nghi ngờ về tính khả thi.
Tâm lý này, theo tôi có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến tính "sính ngoại" của phần đông người Việt. Một khi đã sính ngoại thì rõ ràng các yếu tố "nội" bị xem là thứ yếu và người ta sẽ sử dụng các"tiêu chí ngoại" để so sánh, đánh giá những gì mà người mình nghĩ ra,làm ra. Tác dụng phụ của việc này chính là chúng ta không tin hoặc không đánh giá cao khả năng của người mình, cộng đồng mình và bất cứ cái gì có "yếu tố Việt" đều có thể bị đặt câu hỏi cùng sự nghi ngờ về tính khả thi.
Có
thể nói vấn đề cốt lõi ở đây đó chính là chúng ta không tin là người
mình có thể làm được những điều lớn lao và thái độ chấp nhận thân phận
yếu kém của mình được thể hiện qua câu nói hóm hỉnh của GS. Hoàng Ngọc
Hiến, "tại cái nước mình nó thế"!
Ngay từ nhỏ, mọi người đã được dạy dỗ phải nghe lời và đi theo những gì người lớn cho là đúng, là hợp lý. Xã hội Việt có rất ít không gian dành cho những ai nghĩ khác, làm khác. Tính phản vệ rất lớn tiềm ẩn trong mỗi cộng đồng sẽ nhanh chóng giết chết bất kỳ ý nghĩ hay hành động nào bị cho là "chơi trội" hay "trái khoáy". Việc "nể Tây" khiến ai nấy"không phục ta" đang tồn tại trong tâm lý của rất nhiều trí thức Việt ngày trước và cả đến tận hôm nay. Văn hóa "cây đa, cây đề" trong các lĩnh vực khoa học cũng phần nào hạn chế và kìm hãm niềm tin và các ước mơ khoa học của nhiều người khi nghĩ rằng trước mặt họ đang có một bức tường thành khó vượt qua được.
Giả sử nếu tác giả của Flappy Birdthay vì phát hành game này trên Google Store mà đi thử nghiệm trong nước trước thì cóthể trò chơi này đã chết yểu trước khi được thế giới biết đến. Sính ngoại cộng với sự đố kỵ chính là nguyên nhân gốc rễ của hiện tượng phổ biến trong xã hội ngày nay - đó là "bởi vì đó làcác thành tựu của Tây của Tàu chứ không phải của anh, của chịnên tôi không chê bai hay có ý kiến gì; nhưng nếu nó là củaViệt thì chắc phải có vấn đề ở đâu đó".
Cùng với sự thay đổi của hoàn cảnh sống, người Việt ngày hôm nay có nhiều mơ ước hơn, nhiều niềm tin và bản lĩnh hơn. Chúng ta không muốn mãi mãi chỉ dừng lại ở mức "thừa hưởng, tận dụng" công ghệ và phát minh của người khác.Những người như ông Hòa chế tạo tàu ngầm ở Thái Bình, ông Hiển chế tạo máy bay ở Bình Dương cho thấy xã hội ngày nay đang thay đổi và người Việt không còn muốn luôn bị tụt hậu mãi ở phía sau nữa.
Bài học về sự thành công của con chim Flappy có thể minh chứng một điều rằng không cógì là quá muộn hoặc không thể nếu chúng ta biết vận dụng đúng và hiệuquả sức mạnh nội tại của mình cộng với lòng khát khao và niềm tin chiến thắng.
Vị trí thứ hai của Hàn Quốc trên bảng xếp hạng chỉ số sáng tạo toàn cầu do tạp chí Bloomberg khảo sát năm 2014 có thể cho chúng ta đôi điều suy nghĩ. Về phần mình, tôi đoán rằng, tuy cùng nằm ở Châu Á, nhưng chắc xã hội của họ người dân cầu thị hơn, tin tưởng vào khả năng của nhau hơn và ở đó, vì đại cục, mỗi người được sử dụng, đánh giá đúng giá trịcủa họ hơn!
Ngay từ nhỏ, mọi người đã được dạy dỗ phải nghe lời và đi theo những gì người lớn cho là đúng, là hợp lý. Xã hội Việt có rất ít không gian dành cho những ai nghĩ khác, làm khác. Tính phản vệ rất lớn tiềm ẩn trong mỗi cộng đồng sẽ nhanh chóng giết chết bất kỳ ý nghĩ hay hành động nào bị cho là "chơi trội" hay "trái khoáy". Việc "nể Tây" khiến ai nấy"không phục ta" đang tồn tại trong tâm lý của rất nhiều trí thức Việt ngày trước và cả đến tận hôm nay. Văn hóa "cây đa, cây đề" trong các lĩnh vực khoa học cũng phần nào hạn chế và kìm hãm niềm tin và các ước mơ khoa học của nhiều người khi nghĩ rằng trước mặt họ đang có một bức tường thành khó vượt qua được.
Giả sử nếu tác giả của Flappy Birdthay vì phát hành game này trên Google Store mà đi thử nghiệm trong nước trước thì cóthể trò chơi này đã chết yểu trước khi được thế giới biết đến. Sính ngoại cộng với sự đố kỵ chính là nguyên nhân gốc rễ của hiện tượng phổ biến trong xã hội ngày nay - đó là "bởi vì đó làcác thành tựu của Tây của Tàu chứ không phải của anh, của chịnên tôi không chê bai hay có ý kiến gì; nhưng nếu nó là củaViệt thì chắc phải có vấn đề ở đâu đó".
Cùng với sự thay đổi của hoàn cảnh sống, người Việt ngày hôm nay có nhiều mơ ước hơn, nhiều niềm tin và bản lĩnh hơn. Chúng ta không muốn mãi mãi chỉ dừng lại ở mức "thừa hưởng, tận dụng" công ghệ và phát minh của người khác.Những người như ông Hòa chế tạo tàu ngầm ở Thái Bình, ông Hiển chế tạo máy bay ở Bình Dương cho thấy xã hội ngày nay đang thay đổi và người Việt không còn muốn luôn bị tụt hậu mãi ở phía sau nữa.
Bài học về sự thành công của con chim Flappy có thể minh chứng một điều rằng không cógì là quá muộn hoặc không thể nếu chúng ta biết vận dụng đúng và hiệuquả sức mạnh nội tại của mình cộng với lòng khát khao và niềm tin chiến thắng.
Vị trí thứ hai của Hàn Quốc trên bảng xếp hạng chỉ số sáng tạo toàn cầu do tạp chí Bloomberg khảo sát năm 2014 có thể cho chúng ta đôi điều suy nghĩ. Về phần mình, tôi đoán rằng, tuy cùng nằm ở Châu Á, nhưng chắc xã hội của họ người dân cầu thị hơn, tin tưởng vào khả năng của nhau hơn và ở đó, vì đại cục, mỗi người được sử dụng, đánh giá đúng giá trịcủa họ hơn!
Theo VNN
0 nhận xét:
Đăng nhận xét