Trang Blog Chân Dung Quyền Lực. (Hình: NV chụp qua màn hình) |
Tại
cuộc họp định kỳ giữa chính phủ Việt Nam với lãnh đạo 63 tỉnh, thành
phố, cả bộ trưởng Công An lẫn bộ trưởng Quốc Phòng của Việt Nam cùng
nhấn mạnh đến việc phải “kiểm soát thông tin bôi nhọ lãnh đạo.”
“Kiểm soát thông tin” được viên tướng là bộ trưởng Công An nhấn mạnh
là cần thiết vì việc xuyên tạc trên mạng Internet đang “gây chia rẽ, tác
động vào nội bộ,” thành ra phải đặc biệt quan tâm đến việc “bảo vệ
chính trị nội bộ, bảo vệ an ninh thông tin, bí mật nhà nước.”
Viên tướng là bộ
trưởng Quốc Phòng cũng khẳng định, năm tới, phải “quản lý chặt chẽ lĩnh
vực an ninh mạng” và “không thể thả nổi như thế này”! Nhất là khi giới
lãnh đạo CSVN đang “chuẩn bị quy hoạch cán bộ, tổ chức đại hội đảng, lấy
phiếu tín nhiệm.” Những thông tin bôi nhọ lãnh tụ, cán bộ đang “gây
phân tâm, mất niềm tin trong nhân dân.”
Thời gian vừa qua, trên Internet, có hàng loạt bằng chứng được trưng
ra để chứng minh ông Trần Ðại Quang - Bộ trưởng Công An đương nhiệm,
gian lận về tuổi tác nhằm tránh bị buộc về hưu, để trở thành thành viên
Bộ Chính Trị.
Trên Internet, ông Quang cũng bị cáo buộc vừa trực tiếp tham nhũng, vừa để vợ dựa hơi, sử dụng quyền lực của ông để trục lợi.
Ông Phùng Quang Thanh - Bộ trưởng Quốc Phòng đương nhiệm, kiêm ủy viên Bộ Chính Trị thì bị tố cáo là “Phùng Quang Múc,” bởi đặt ra nhiều chủ trương, chính sách (chẳng hạn đem tiền được cấp để mua trang bị quốc phòng gửi ngân hàng) nhằm chia chác các nguồn lợi mà thuộc cấp kiếm được.
Ông Phùng Quang Thanh - Bộ trưởng Quốc Phòng đương nhiệm, kiêm ủy viên Bộ Chính Trị thì bị tố cáo là “Phùng Quang Múc,” bởi đặt ra nhiều chủ trương, chính sách (chẳng hạn đem tiền được cấp để mua trang bị quốc phòng gửi ngân hàng) nhằm chia chác các nguồn lợi mà thuộc cấp kiếm được.
Ông Thanh cũng bị cáo buộc là đã cất nhắc, dung dưỡng con trai - một sĩ quan bất tài để chuẩn bị hậu cứ cho gia đình.
Vào thời điểm này, ngoài bộ trưởng Công An, bộ trưởng Quốc Phòng,
nhiều nhân vật là lãnh đạo Ðảng CSVN cũng đang trở thành mục tiêu của
một đợt công kích trên Internet. Trong đó, ông Nguyễn Xuân Phúc - Phó
Thủ tướng Việt Nam bị chỉ trích dữ dội nhất.
Theo những tố cáo này thì ông Phúc là một kẻ “thượng đội hạ đạp, phản
thầy.” Nhân vật này bị cáo buộc đã dùng nhiều thủ đoạn “thâm hiểm” để
loại bỏ ông Nguyễn Tấn Dũng - Thủ tướng, đầu độc ông Nguyễn Bá Thanh -
Trưởng Ban Kiểm Tra Ban Chấp Hành Trung Ương Ðảng. Ông Phúc cũng bị tố
cáo là tham nhũng, sở hữu một khối tài sản khổng lồ, cả ở Việt Nam lẫn
Hoa Kỳ.
Blog 'Chân Dung Quyền Lực'
Blog 'Chân Dung Quyền Lực'
Gần đây, những thông tin về đời tư, tính cách của một số nhân vật
lãnh đạo Ðảng CSVN, đang nắm giữ các vị trí trọng yếu của Nhà nước, Quốc
hội, Chính phủ Việt Nam được tập hợp và giới thiệu trên một blog có tên
là “Chân Dung Quyền Lực” (http://chandungquyenluc.blogspot.com/).
“Chân Dung Quyền Lực” xuất hiện trên Internet vào khoảng tháng 10,
trước khi các thành viên Ban Chấp Hành Trung Ương Ðảng CSVN khóa 11 họp
Hội Nghị Ban Chấp Hành Trung Ương Ðảng CSVN lần thứ 10 (Hội Nghị Trung
Ương 10) để bỏ phiếu tín nhiệm lãnh đạo Ðảng CSVN lần đầu tiên và chuẩn
bị nhân sự cho Ðại Hội Ðảng khóa 12 sẽ diễn ra vào đầu năm 2016.
Theo dự kiến, Hội
Nghị Trung Ương 10 sẽ diễn ra trong tháng 12 nhưng nay vẫn chưa được tổ
chức và cũng chưa rõ sẽ dời lại đến khi nào.
Trên blog “Chân Dung Quyền Lực,” ông Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư đương nhiệm được xem là “kẻ phản bội, bất nhân, bất nghĩa.”
Ông Trương Tấn Sang - Chủ tịch Nhà nước đương nhiệm được nhận định là
“kẻ phá nát Ðảng CSVN,” nhân vật thực hiện “cú lừa dân chủ” để tìm sự
hậu thuẫn của quần chúng.
Ông Nguyễn Sinh Hùng - Chủ tịch Quốc Hội đương nhiệm bị ví như thủ lĩnh của một “gánh chèo,” kẻ vừa dùng “Quốc Hội tấn công Chính phủ,” vừa bán quyền lực để tham nhũng.
Có một điểm đáng chú ý là “Chân Dung Quyền Lực” lại dành sự trân trọng đặc biệt cho ông Nguyễn Tấn Dũng - Thủ tướng đương nhiệm.
Không những không chỉ trích, “Chân Dung Quyền Lực” còn lựa chọn - giới thiệu thông tin về ông Dũng nhằm khắc họa ông như “một nhân tố nổi bật,” khác hẳn với thời điểm giữa năm 2012, trước khi Ban Chấp Hành Trung Ương Ðảng CSVN khóa 11 họp Hội Nghị Ban Chấp Hành Trung Ương Ðảng CSVN lần thứ 6 (hội nghị được coi là dịp để xem xét trách nhiệm và xử lý ông Nguyễn Tấn Dũng, bởi đã phạm hàng loạt sai lầm dẫn tới khủng hoảng kinh tế và xã hội).
Lúc đó, trên Internet xuất hiện blog “Quan Làm Báo” (http://quanlambao.blogspot.com/). Qua blog “Quan Làm Báo,” ông Dũng được mô tả như một kẻ ngu dốt, tham lam, phạm nhiều đại tội, không thể khoan hồng.
'Bí mật cung đình'
Tuy khác nhau về việc lựa chọn đối tượng để chỉ trích hoặc ủng hộ, song “Chân Dung Quyền Lực” và “Quan Làm Báo” có nhiều điểm tương đồng: Cả hai đều xuất hiện trên Internet vào thời điểm mà giới lãnh đạo Ðảng CSVN chuẩn bị đưa ra những quyết định quan trọng về nhân sự lãnh đạo. Cả hai đều thu thập-trưng dẫn nhiều tài liệu (đa số là đơn tố cáo), hình ảnh, minh họa cho những thông tin vốn thuộc loại riêng tư, thuộc phạm vi “bí mật cung đình” nên thu hút rất đông người xem. Thậm chí không ít người tin rằng những thông tin này xác thực bởi thường dân hay các “thế lực thù địch” không thể thu thập.
Trong quá khứ, việc dùng thông tin để bôi nhọ, triệt hạ đối thủ, chiếm đoạt - củng cố quyền lực đã từng được giới lãnh đạo CSVN sử dụng nhiều lần.
“Scandal” lớn nhất và đến giờ vẫn chưa được giải quyết dù gây nhiều bất bình trong nội bộ Ðảng CSVN là vụ Tổng Cục Tình Báo Quân Ðội (Tổng Cục 2) sử dụng vừa đơn tố cáo, nhân chứng giả, vừa báo cáo chính thức của Tổng Cục 2 để giúp ông Lê Ðức Anh củng cố quyền lực, loại bỏ vĩnh viễn ông Võ Nguyên Giáp khỏi chính trường, lật đổ ông Lê Khả Phiêu - một tổng bí thư, vu cáo nhiều ứng cử viên cho các vị trí lãnh đạo là... “đặc tình” của CIA, kể cả ông Trương Tấn Sang - Chủ tịch Nhà nước đương nhiệm.
Từ khi dịch vụ Internet được cung cấp tại Việt Nam, các đơn tố cáo, tài liệu bạch hóa đời tư, tính cách của nhiều nhân vật là lãnh đạo Ðảng CSVN được đưa lên mạng toàn cầu ngày một nhiều. “Quan Làm Báo” hay “Chân Dung Quyền Lực” có dáng dấp của một loại nỗ lực mới để giới lãnh đạo CSVN “đâm” nhau.
Không may cho giới lãnh đạo CSVN là nỗ lực mang dấu ấn băng nhóm này lại đạt hiệu quả rất cao. Vì cần đám đông nên họ chủ động gạt bỏ chính sách “kiểm soát thông tin” và tất nhiên là không thể tránh được chuyện “nhân dân mất niềm tin.”
Khi quản trị quốc gia thiếu sự minh bạch, những blog như “Quan Làm Báo,” “Chân Dung Quyền Lực” là sự bổ sung cho nhau nhằm “điền vào chỗ trống” theo kiểu nửa hư, nửa thực.
Tác dụng mà có thể những người thực hiện các blog này không mong muốn, song lại rất tích cực là trong mắt công chúng, tất cả các nhân vật lãnh đạo của Ðảng CSVN - không trừ ai đều vừa ngu dốt, tham lam, vừa đê tiện, tàn bạo.
Và rằng, chẳng có lý do nào đủ sức thuyết phục để chấp nhận những cá nhân như thế tiếp tục định đoạt vận mệnh quốc gia, dân tộc. (G.Ð)
Người Việt
Ông Nguyễn Sinh Hùng - Chủ tịch Quốc Hội đương nhiệm bị ví như thủ lĩnh của một “gánh chèo,” kẻ vừa dùng “Quốc Hội tấn công Chính phủ,” vừa bán quyền lực để tham nhũng.
Có một điểm đáng chú ý là “Chân Dung Quyền Lực” lại dành sự trân trọng đặc biệt cho ông Nguyễn Tấn Dũng - Thủ tướng đương nhiệm.
Không những không chỉ trích, “Chân Dung Quyền Lực” còn lựa chọn - giới thiệu thông tin về ông Dũng nhằm khắc họa ông như “một nhân tố nổi bật,” khác hẳn với thời điểm giữa năm 2012, trước khi Ban Chấp Hành Trung Ương Ðảng CSVN khóa 11 họp Hội Nghị Ban Chấp Hành Trung Ương Ðảng CSVN lần thứ 6 (hội nghị được coi là dịp để xem xét trách nhiệm và xử lý ông Nguyễn Tấn Dũng, bởi đã phạm hàng loạt sai lầm dẫn tới khủng hoảng kinh tế và xã hội).
Lúc đó, trên Internet xuất hiện blog “Quan Làm Báo” (http://quanlambao.blogspot.com/). Qua blog “Quan Làm Báo,” ông Dũng được mô tả như một kẻ ngu dốt, tham lam, phạm nhiều đại tội, không thể khoan hồng.
'Bí mật cung đình'
Tuy khác nhau về việc lựa chọn đối tượng để chỉ trích hoặc ủng hộ, song “Chân Dung Quyền Lực” và “Quan Làm Báo” có nhiều điểm tương đồng: Cả hai đều xuất hiện trên Internet vào thời điểm mà giới lãnh đạo Ðảng CSVN chuẩn bị đưa ra những quyết định quan trọng về nhân sự lãnh đạo. Cả hai đều thu thập-trưng dẫn nhiều tài liệu (đa số là đơn tố cáo), hình ảnh, minh họa cho những thông tin vốn thuộc loại riêng tư, thuộc phạm vi “bí mật cung đình” nên thu hút rất đông người xem. Thậm chí không ít người tin rằng những thông tin này xác thực bởi thường dân hay các “thế lực thù địch” không thể thu thập.
Trong quá khứ, việc dùng thông tin để bôi nhọ, triệt hạ đối thủ, chiếm đoạt - củng cố quyền lực đã từng được giới lãnh đạo CSVN sử dụng nhiều lần.
“Scandal” lớn nhất và đến giờ vẫn chưa được giải quyết dù gây nhiều bất bình trong nội bộ Ðảng CSVN là vụ Tổng Cục Tình Báo Quân Ðội (Tổng Cục 2) sử dụng vừa đơn tố cáo, nhân chứng giả, vừa báo cáo chính thức của Tổng Cục 2 để giúp ông Lê Ðức Anh củng cố quyền lực, loại bỏ vĩnh viễn ông Võ Nguyên Giáp khỏi chính trường, lật đổ ông Lê Khả Phiêu - một tổng bí thư, vu cáo nhiều ứng cử viên cho các vị trí lãnh đạo là... “đặc tình” của CIA, kể cả ông Trương Tấn Sang - Chủ tịch Nhà nước đương nhiệm.
Từ khi dịch vụ Internet được cung cấp tại Việt Nam, các đơn tố cáo, tài liệu bạch hóa đời tư, tính cách của nhiều nhân vật là lãnh đạo Ðảng CSVN được đưa lên mạng toàn cầu ngày một nhiều. “Quan Làm Báo” hay “Chân Dung Quyền Lực” có dáng dấp của một loại nỗ lực mới để giới lãnh đạo CSVN “đâm” nhau.
Không may cho giới lãnh đạo CSVN là nỗ lực mang dấu ấn băng nhóm này lại đạt hiệu quả rất cao. Vì cần đám đông nên họ chủ động gạt bỏ chính sách “kiểm soát thông tin” và tất nhiên là không thể tránh được chuyện “nhân dân mất niềm tin.”
Khi quản trị quốc gia thiếu sự minh bạch, những blog như “Quan Làm Báo,” “Chân Dung Quyền Lực” là sự bổ sung cho nhau nhằm “điền vào chỗ trống” theo kiểu nửa hư, nửa thực.
Tác dụng mà có thể những người thực hiện các blog này không mong muốn, song lại rất tích cực là trong mắt công chúng, tất cả các nhân vật lãnh đạo của Ðảng CSVN - không trừ ai đều vừa ngu dốt, tham lam, vừa đê tiện, tàn bạo.
Và rằng, chẳng có lý do nào đủ sức thuyết phục để chấp nhận những cá nhân như thế tiếp tục định đoạt vận mệnh quốc gia, dân tộc. (G.Ð)
Người Việt
0 nhận xét:
Đăng nhận xét