Giao thông chật chội ở Sài Gòn là nguyên nhân của những vụ đụng xe, sau đó có thể dẫn tới ấu đả và người thiệt mạng. (Hình: Văn Lang/Người Việt) |
Giao thông trên đường phố Sài Gòn thường xuyên nhìn thấy những các vụ đụng xe gắn máy, va chạm nhẹ, nhưng do cách cư xử mà có khi chuyện này biến thành chuyện kia. Chuyện không lớn biến thành chuyện nhỏ, còn chuyện nhỏ có khi lại biến thành chuyện đau lòng.
Nếu như ở Mỹ, nếu hai chiếc xe hơi đụng nhau nhẹ, nghĩa là không ai bị thương, không ai chết, thì hai người chủ xe có thể xuống xe bắt tay nhau, cùng ngồi chờ bảo hiểm, cảnh sát và có thể xe cứu thương hụ còi chạy tới liền sau ít phút.
Nhưng Sài Gòn - Hòn Ngọc Viễn Đông một thời, bây giờ rất khác. Khác vì sau bốn mươi năm “Cộng Sản từng ngày,” tâm tính con người cũng có nhiều thay đổi.
Xin kể về những câu chuyện trên đường phố Sài Gòn, để góp thêm một cái nhìn nữa về diện mạo của Sài Gòn muôn mặt!
Chết vì quá lương thiệnNếu như ở Mỹ, nếu hai chiếc xe hơi đụng nhau nhẹ, nghĩa là không ai bị thương, không ai chết, thì hai người chủ xe có thể xuống xe bắt tay nhau, cùng ngồi chờ bảo hiểm, cảnh sát và có thể xe cứu thương hụ còi chạy tới liền sau ít phút.
Nhưng Sài Gòn - Hòn Ngọc Viễn Đông một thời, bây giờ rất khác. Khác vì sau bốn mươi năm “Cộng Sản từng ngày,” tâm tính con người cũng có nhiều thay đổi.
Xin kể về những câu chuyện trên đường phố Sài Gòn, để góp thêm một cái nhìn nữa về diện mạo của Sài Gòn muôn mặt!
Chuyện đầu tiên không thể không nhắc tới là câu chuyện về anh D, người thanh niên 22 tuổi, quê Phú Yên.
Rời quê nhà vô Sài Gòn, anh D chỉ mang theo một ước mơ đơn giản, lương thiện là làm thuê kiếm tiền gởi về cho cha mẹ già nuôi hai em ăn học.
Nhưng giấc mơ của anh D đã sớm gẫy gánh một cách tức tưởi, chỉ vì một vụ va chạm nhẹ trên đường phố Sài Gòn.
Bữa đó, cuối tuần, anh D cùng hai người bạn đi chơi bằng xe Honda. Trên đường, không may anh D đụng xe nhằm một em nhỏ chạy ra đường.
Vụ đụng xe cũng nhẹ, nhưng vốn bản tính lương thiện, thay gì như dân thành phố thường rú ga bỏ chạy thì anh D lại cùng hai người bạn dừng xe, hỏi thăm, rồi chở em bé khoảng 3 tuổi, cùng mẹ của em vô bệnh viện Triều An, gần Xa Cảng Miền Tây để bác sĩ khám và chụp X quang.
Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình Sài Gòn (Sùng Chính), nơi tiếp nhận đa số bệnh nhân bị tai nạn giao thông, hoặc do đâm chém nhau, số bị tai nạn do lao động thì rất ít.
(Hình: Văn Lang/Người Việt)
Bác sĩ sau khi khám cho bé, đã kết luận cho anh D cũng như mẹ bé biết, là em chỉ bị xây xước nhẹ phần mềm không có gì đáng ngại.
Trong khi anh D ngồi chờ đóng viện phí cho bé, thì người nhà của bé gọi điện báo tin cho thân nhân của họ biết.
Lập tức, gần chục thanh niên hung hăng phóng xe tới bệnh viện, và câu duy nhất họ hỏi là, “Thằng nào chạy xe đụng cháu tao?”
Khi anh D đứng ra nhận, không thèm nói thêm lời nào. Nhóm thanh niên nhào tới, dùng nón bảo hiểm đập và đấm đá anh D tới tấp, khiến anh gục xuống. Hai người bạn anh D chạy tới can ngăn, cũng bị đánh xịt máu phải bỏ chạy.
Khi toán người nhà hung hãn kia đánh đã tay, bỏ đi thì người ta mới dám tới khiêng anh D vô phòng cứu cấp. Bác sĩ trực chỉ định chuyển gấp lên bệnh viện chợ Rẫy. Nhưng anh D đã chết mà không kịp nói một lời nào với ai.
Dư luận ồn ào, căm phẫn chuyện bảo vệ bệnh viện để người ta đánh chết người ngay trong khuôn viên bệnh viện mà không can thiệp.
Nhưng không thấy ai nhắc tới khía cạnh đáng buồn nhất của câu chuyện. Đó là, lâu nay thường khi đụng xe trên đường thì người gây tai nạn thường rú ga bỏ chạy, bỏ mặc nạn nhân.
Nhưng anh D đã dừng xe, cùng bạn đưa hai mẹ con em bé tới bệnh viện khám. Chính vì đàng hoàng mà anh D chết, nếu anh D cũng lưu manh, vô cảm như bao nhiêu kẻ khác thì có lẽ anh cũng đã sống “mạnh giỏi” như bao nhiêu kẻ không có trái tim khác.
Sống chết mặc bây
Mặc dù Việt Nam có luật là, nếu ai bỏ mặc không trợ giúp người khác trong khi người đó rơi vào tình trạng nguy hiểm, khẩn cấp thì sẽ bị pháp luật truy tố.
Nhưng chúng tôi đã chứng kiến sự việc từ một chuyến xe đêm.
Đó là, trên quốc lộ tuyến từ miền Tây về Sài Gòn. CSGT phải ra đứng giữa đường trong đêm, dùng đèn pin ra hiệu cho xe chạy trên đường dừng lại. Nhưng khi tài xế tới gần, phát hiện ra có vụ tai nạn giao thông, và có người phải đưa đi bệnh viện cứu cấp, thì họ liền “đánh tay lái” và chạy luôn.
Thấy vậy, chúng tôi liền hỏi bác tài xe khách mà chúng tôi đang đi, sao không dừng xe giúp người bị nạn thì được trả lời, “Máu me tùm lum, chết luôn trên xe thì còn xui nữa. Chưa kể thủ tục rắc rối lắm, tụi tôi chạy mướn, đúng giờ đúng tuyến, còn lo 'tăng bo' mà nuôi vợ con, ai giúp mình đâu?”
Và ở Việt Nam, luật thì vậy, nhưng cũng chưa bao giờ nghe có ai bị truy tố về tội không giúp người bị nạn trong lúc nguy cấp.
Trong khi, luật “rừng xanh” thì đầy.
Chạy xe, vô ý thức phóng qua vũng nước, văng nước dơ lên người đi đường. Lập tức bị ba bốn tay “yên hùng” dí đuổi tới cùng. Và chỉ vì cái tội mất dạy, làm văng nước lên người khác mà lãnh một dao chí mạng, tử vong du hí luôn.
Người bạn của chúng tôi kể, mười năm trước, trên một chuyến xe buýt, anh nhường chỗ cho hai mẹ con cô gái kia. Bà mẹ đã trọng tuổi, nói với con gái ,“Con cám ơn chú đi con, người tốt bây giờ hiếm lắm!”
Nhưng một người bạn khác của chúng tôi, cũng có kể là hai lần anh bị đụng xe trên đường, thì người gây tai nạn đều dừng xe hỏi thăm, cũng như được người đi đường giúp đỡ. Và chỉ sau khi anh bình tĩnh coi xét lại, thấy mình không bị gì, đồng ý cho người gây lỗi đi thì lúc đó người dân bên đường mới “thả” cho người kia đi.
Người tốt ở Sài Gòn, có lẽ chẳng bao giờ hết. Nhưng có lẽ một phần tại cơ chế quản lý xã hội thiếu sự khoa học và minh bạch. Cũng như mấy vị “phụ mẫu chi dân” thích nói một đàng làm một nẻo, tạo ra một xã hội - thượng bất chính hạ tất loạn!
Văn Lang/Người Việt
Trong khi anh D ngồi chờ đóng viện phí cho bé, thì người nhà của bé gọi điện báo tin cho thân nhân của họ biết.
Lập tức, gần chục thanh niên hung hăng phóng xe tới bệnh viện, và câu duy nhất họ hỏi là, “Thằng nào chạy xe đụng cháu tao?”
Khi anh D đứng ra nhận, không thèm nói thêm lời nào. Nhóm thanh niên nhào tới, dùng nón bảo hiểm đập và đấm đá anh D tới tấp, khiến anh gục xuống. Hai người bạn anh D chạy tới can ngăn, cũng bị đánh xịt máu phải bỏ chạy.
Khi toán người nhà hung hãn kia đánh đã tay, bỏ đi thì người ta mới dám tới khiêng anh D vô phòng cứu cấp. Bác sĩ trực chỉ định chuyển gấp lên bệnh viện chợ Rẫy. Nhưng anh D đã chết mà không kịp nói một lời nào với ai.
Dư luận ồn ào, căm phẫn chuyện bảo vệ bệnh viện để người ta đánh chết người ngay trong khuôn viên bệnh viện mà không can thiệp.
Nhưng không thấy ai nhắc tới khía cạnh đáng buồn nhất của câu chuyện. Đó là, lâu nay thường khi đụng xe trên đường thì người gây tai nạn thường rú ga bỏ chạy, bỏ mặc nạn nhân.
Nhưng anh D đã dừng xe, cùng bạn đưa hai mẹ con em bé tới bệnh viện khám. Chính vì đàng hoàng mà anh D chết, nếu anh D cũng lưu manh, vô cảm như bao nhiêu kẻ khác thì có lẽ anh cũng đã sống “mạnh giỏi” như bao nhiêu kẻ không có trái tim khác.
Sống chết mặc bây
Mặc dù Việt Nam có luật là, nếu ai bỏ mặc không trợ giúp người khác trong khi người đó rơi vào tình trạng nguy hiểm, khẩn cấp thì sẽ bị pháp luật truy tố.
Nhưng chúng tôi đã chứng kiến sự việc từ một chuyến xe đêm.
Đó là, trên quốc lộ tuyến từ miền Tây về Sài Gòn. CSGT phải ra đứng giữa đường trong đêm, dùng đèn pin ra hiệu cho xe chạy trên đường dừng lại. Nhưng khi tài xế tới gần, phát hiện ra có vụ tai nạn giao thông, và có người phải đưa đi bệnh viện cứu cấp, thì họ liền “đánh tay lái” và chạy luôn.
Thấy vậy, chúng tôi liền hỏi bác tài xe khách mà chúng tôi đang đi, sao không dừng xe giúp người bị nạn thì được trả lời, “Máu me tùm lum, chết luôn trên xe thì còn xui nữa. Chưa kể thủ tục rắc rối lắm, tụi tôi chạy mướn, đúng giờ đúng tuyến, còn lo 'tăng bo' mà nuôi vợ con, ai giúp mình đâu?”
Và ở Việt Nam, luật thì vậy, nhưng cũng chưa bao giờ nghe có ai bị truy tố về tội không giúp người bị nạn trong lúc nguy cấp.
Trong khi, luật “rừng xanh” thì đầy.
Chạy xe, vô ý thức phóng qua vũng nước, văng nước dơ lên người đi đường. Lập tức bị ba bốn tay “yên hùng” dí đuổi tới cùng. Và chỉ vì cái tội mất dạy, làm văng nước lên người khác mà lãnh một dao chí mạng, tử vong du hí luôn.
Người bạn của chúng tôi kể, mười năm trước, trên một chuyến xe buýt, anh nhường chỗ cho hai mẹ con cô gái kia. Bà mẹ đã trọng tuổi, nói với con gái ,“Con cám ơn chú đi con, người tốt bây giờ hiếm lắm!”
Nhưng một người bạn khác của chúng tôi, cũng có kể là hai lần anh bị đụng xe trên đường, thì người gây tai nạn đều dừng xe hỏi thăm, cũng như được người đi đường giúp đỡ. Và chỉ sau khi anh bình tĩnh coi xét lại, thấy mình không bị gì, đồng ý cho người gây lỗi đi thì lúc đó người dân bên đường mới “thả” cho người kia đi.
Người tốt ở Sài Gòn, có lẽ chẳng bao giờ hết. Nhưng có lẽ một phần tại cơ chế quản lý xã hội thiếu sự khoa học và minh bạch. Cũng như mấy vị “phụ mẫu chi dân” thích nói một đàng làm một nẻo, tạo ra một xã hội - thượng bất chính hạ tất loạn!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét