Tờ báo của trung ương đảng CSVN vừa lên tiếng bác bỏ thông tin nói rằng Nguyễn Ái Quốc bị ám sát năm 1932 tại Hồng Kông.
Trước đó, cũng chính trang báo điện tử ĐCSVN đã đăng lại một bản số hoá trích từ ‘Văn kiện đảng toàn tập’, trong đó có đoạn:
“…đồng chí Nguyễn ái Quốc, đã bị ám sát vào giữa năm 1932 trong các nhà tù địa ngục của Hồng Công”.
Nếu bị sát năm 1932 thì chắc chắn Nguyễn Ái Quốc không thể là Hồ Chí Minh như các sách vở của đảng vẫn hay tuyên truyền.
Dụng ý xấu
Thông tin này ngay lập tức đã nhiều trang báo tự do và các mạng xã hội đăng lại, khiến dư luận đặc biệt chú ý đến chi tiết này.
Thông tin này ngay lập tức đã nhiều trang báo tự do và các mạng xã hội đăng lại, khiến dư luận đặc biệt chú ý đến chi tiết này.
Ngày 17/7/2015, báo điện tử đảng CSVN lập tức cho đăng tải một bài phản
bác khá dài, trong đó có nội dung cáo buộc các trang web đã đưa thông
tin là nhằm ‘dụng ý xấu’.
“Nhưng gần đây, một số người trích đoạn thư này đưa lên một số
mạng xã hội: “Nguyễn Ái Quốc đã bị ám sát vào năm 1932”. Đây là cách đưa
tin "cắt xén", "mập mờ" với dụng ý xấu.”
“Thậm chí họ còn "câu khách" bằng thủ đoạn loan tin: "Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam vừa đưa tin”.”, trang báo của trung ương đảng CSVN nói.
Phản ứng này cho thấy sự rúng động của chế độ CSVN khi sự thật lịch sử đang ngày càng được phơi bày trước công chúng.
Đổ lỗi cho ‘thực dân Anh’
Trong bài Về Bức thư của Ban Lãnh đạo Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 2/1933, tác giả Trần Quỳnh lý giải bối cảnh thông tin Nguyễn Ái Quốc ‘bị ám sát’:
Trong bài Về Bức thư của Ban Lãnh đạo Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 2/1933, tác giả Trần Quỳnh lý giải bối cảnh thông tin Nguyễn Ái Quốc ‘bị ám sát’:
“Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Đông Dương, kể từ khi Nguyễn Ái Quốc
bị bắt (ngày 6/6/1931) đã hoàn toàn mất liên lạc, trong khi Chính quyền
thực dân Anh đã đánh lạc hướng dư luận thỉnh thoảng lại tung tin Tống
Văn Sơ đã chết.”
“Trong khung cảnh ấy, nhiều người cộng sản Việt Nam cũng tưởng rằng Nguyễn Ái Quốc đã bị sát hại trong nhà tù thực dân.”
Cũng theo báo đảng, ngoài việc báo cáo tình hình, bức văn kiện trên còn nhằm mục đích “tố
cáo Chính quyền thực dân Anh ám sát Nguyễn Ái Quốc vì Chính quyền thực
dân Anh nhiều lần tung tin Tống Văn Sơ (Nguyễn Ái Quốc) đã chết.”
Những lời giải thích này là không hợp lý, bởi lẽ chính quyền Anh ở Hồng
Kông chẳng có lý do gì để tung tin Nguyễn Ái Quốc bị sát hại cả.
Cộng sản đang thờ ai trong lăng Ba Đình?
Theo tìm hiểu, tác giả đã viết ra văn kiện trên chính là ông Hà Huy Tập,
tổng bí thư đời thứ 3 của đảng cộng sản Việt Nam, nhiệm kỳ 1937-1938.
Ông Hà Huy Tập là cấp trên, đồng thời cũng là đối thủ chính trị lớn của Nguyễn Ái Quốc.
Trong các báo cáo gửi đến quốc tế cộng sản, ông Hà Huy Tập nhiều lần tố cáo Nguyễn Ái Quốc ‘đã phạm một loạt sai lầm cơ hội chủ nghĩa mà không thể bỏ qua’.
Sau khi trở lại Liên Xô, vấn đề thân thế của Nguyễn Ái Quốc cũng đã khiến nhiều đồng chí của ông ta nghi ngờ.
Sự kiện Nguyễn Ái Quốc có thể thoát nạn một cách dễ dàng ở Hồng Kông,
cộng với những tố cáo của Hà Huy Tập đã khiến Nguyễn Ái Quốc bị Liên Xô
cho ‘ngời chơi xơi nước’ nhiều năm.
Hầu hết những người đồng chí từng hoạt động chung với Nguyễn Ái Quốc đều
đã bị sát hại trước khi cái tên Hồ Chí Minh được biết đến.
Trong khi đó, tất cả những hình ảnh và vai trò của tổng bí thư Hà Huy
Tập cũng đã bị loại bỏ trong thời gian Hồ Chí Minh nắm giữ quyền lực
đỉnh cao ở miền Bắc.
Một lần nữa, những dữ kiện trên càng khẳng định thêm nghi án Hồ Chí Minh
không phải là Nguyễn Ái Quốc, và càng không phải là Nguyễn Sinh Cung.
Như vậy, chế độ cộng sản đang ướp xác và thờ cúng ai trong lăng Ba Đình?
0 nhận xét:
Đăng nhận xét