Tướng Thanh cười như mếu khi gặp bà Tòng Thị Phóng. Ảnh: Báo Tuổi Trẻ Online
Trần Giang
Đài truyền hình VTV1 vừa cho đăng một đoạn phim ghi cảnh Đại Tướng
Phùng Quang Thanh vừa về Việt Nam sau chuyến giải phẫu phổi tại Pháp đã
tham dự ngay một buổi "giao lưu nghệ thuật" nhân ngày thương binh liệt
sĩ.
Đây là một trong nhiều biện pháp của nhà cầm quyền nhằm trấn an dư
luận, kể cả việc loan báo ngày giờ chuyến bay về nước và các chuẩn bị
đón tiếp tướng Thanh tại phi trường, các cuộc gặp giữa tướng Thanh và
các lãnh tụ đảng trong 24 giờ đầu tiên, các buổi lễ lớn mà tướng Thanh
sẽ tham dự ngay trong vài ngày sau khi trở về, v.v...
Nhưng có vẻ như cứ mỗi cố gắng làm xẹp dư luận đó của lãnh đạo đảng lại làm bùng lên hàng chục thắc mắc khác.
Cụ thể như câu hỏi hiển nhiên nhất: Tại sao tướng Thanh bị rút tên ra
khỏi các buổi lễ mang nặng ý nghĩa khác dù đã công bố rồi, mà chỉ được
tham dự một buổi gọi là "giao lưu nghệ thuật"? Và tại buổi tôn vinh
thương binh liệt sĩ này, tức một sự kiện mở, tại sao các ký giả báo chí
không được mời vào tham dự? Chắc chắn họ sẽ ùn ùn kéo tới nếu biết sẽ có
tướng Thanh ở đó. Tại sao lãnh đạo đảng chỉ dùng một phương tiện duy
nhất là đoạn phim truyền hình mà Ban Tuyên Giáo hoàn toàn kiểm soát 100%
việc sửa đổi, cắt xén? Tại sao không dám để ký giả chụp hình từ nhiều
góc cạnh và có thể đặt câu hỏi với tướng Thanh?
Hiển nhiên giới ký giả đang có rất nhiều thắc mắc sau khi bị nhà nước
qua mặt với ngày giờ và địa điểm đón tiếp tướng Thanh tại phi trường
nhưng chẳng một ai thấy ông đâu. Giới ký giả nay biết chắc là KHÔNG MỘT
AI trong số họ thấy tận mắt cảnh ông Thanh xuống máy bay. Có báo bí quá
đăng đại bức hình cũ từ 3 năm trước. Tấm hình duy nhất có dáng ông Thanh
ở xa xa mà Ban Tuyên Giáo đưa cho báo Tuổi Trẻ Online đăng tải không
phải do phóng viên của báo này chụp. Nhiều người biết rõ và làm chứng
anh phóng viên bị gắn tên vào bức hình lúc đó đang ở tận Sài Gòn chứ
không phải Hà Nội.
Đến điểm này thì nhiều người đặt dấu hỏi có thực sự ông Thanh về Việt
Nam ngày 25/7 không? Hay đã bay về từ nhiều ngày trước vì ông đã xuất
viện tại Pháp từ ngày 10/7 như ghi rõ trong hồ sơ nhà thương. Các trò
tuyên bố chuyến bay và chuẩn bị đón tiếp ông tại khu VIP, do đó nhiều
phần chỉ là dàn dựng mà các ký giả bị lừa vào làm cây cảnh trang trí?
Chưa kể hình chụp chiếc xe Lexus chạy ra cổng phi trường vào sáng ngày
25/7 cũng chỉ là 1 cảnh trong vở kịch đó vì chẳng một ai thấy ông Thanh
trên xe?
Ngay cả nếu tướng Thanh về đúng chuyến bay và ngày giờ đã tuyên bố,
cũng như nếu các chuẩn bị đón tiếp ông tại khu VIP là thật thì người ta
lại càng thắc mắc. Tại sao lãnh đạo đảng lại kéo ông Thanh chạy trốn ký
giả vào giờ chót như thế? Nếu bảo vì sức khỏe tướng Thanh kém thì tại
sao lại sắp xếp và công bố hàng loạt các buổi lễ mà ông sẽ tham dự ngay
trong vài ngày đầu vừa về nước? Rồi lại khoe bức hình ông tự đi đứng
bình thường từ phi cơ vào xe chở đi? Tại sao tướng Thanh không đến khu
đón VIP rồi chỉ cần nhoẻn miệng cười cho báo chí chụp hình và cho biết
ông đang mệt sẽ trả lời phỏng vấn sau?
Các biện hộ với lý do ông Thanh phải tránh vi trùng lại càng vô lý.
Nếu sợ nhiễm vi trùng thì tại sao lại để bệnh nhân bay phi cơ chung với
hành khách, tức thở chung với mấy trăm người 1 bầu không khí tái dụng
suốt hơn 12 giờ đồng hồ? Rồi lại để ông Thanh đến dự buổi "giao lưu nghệ
thuật" gần cả ngàn người trong một phòng kín? Ban săn sóc sức khỏe cán
bộ trung ương có học không?
Tóm lại, những người tinh mắt đều phải thắc mắc tại sao lãnh đạo
không muốn để tướng Thanh gặp báo chí, không muốn ông đứng trước các máy
ghi âm? Và có vẻ như cũng không muốn tướng Thanh có cơ hội tiếp xúc với
bất cứ ai khác.
Thật vậy, ngay cả con trai và cháu nội tướng Thanh, mà Ban Tuyên Giáo
công bố là đã sang Pháp để tháp tùng ông trong chuyến bay về Việt Nam,
cũng vắng bóng trong các bức hình đã giao cho báo Tuổi Trẻ Online đăng.
Không lẽ con và cháu tướng Thanh, tuy đi cùng chuyến bay, đến phi trường
liền bị cách ly và không được lên xe chở ông Tướng đi về? Các bản tin
sau đó lại càng lạ. Tướng Thanh nay được báo đài công bố là sẽ ở luôn
trong Bộ Quốc Phòng chứ không ở nhà riêng nữa. Như thế thì làm sao không
khỏi thắc mắc rằng ông Thanh đang bị cách ly với chính gia đình ông
luôn?
Tất cả các diễn biến trong 36 giờ đang tô rất đậm vào điều thắc mắc
lớn nhất của dư luận mà cho đến giờ vẫn chưa có câu trả lời. Đó là tại
sao lãnh đạo đảng phải gấp rút thay thế liền một lúc cả tướng tư lệnh và
tướng chính ủy Quân khu thủ đô Hà Nội khi mà họ vẫn biết tướng Thanh bị
bệnh không nặng lắm và chỉ vài tuần sẽ trở về? Tại sao bản quyết định
thay người này gấp đến độ chỉ ký bằng mấy chữ mập mờ "Thủ trưởng Bộ Quốc
Phòng" chứ không để tướng Thanh ký, mặc dù ông vẫn ký cả những giấy tờ ở
cấp vụn vặt như bằng khen cho 2 đơn vị quân đội mà báo đài công bố? Một
vài chuyên gia quân sự còn nhận định kiểu thay người như thế, nếu thuần
túy vì nhu cầu quân sự, chỉ có thể xảy ra khi Việt Nam đang có chiến
tranh và cả 2 ông tướng nêu trên bị mất mạng cùng một lúc. Còn nếu không
đang chiến tranh thế thì chỉ có thể có một giải thích duy nhất. Đó là
đang có một âm mưu đảo chánh. Hoặc đó là âm mưu đảo chánh tại Hà Nội của
nhóm tướng Thanh và bị phát giác sớm; hoặc đó là âm mưu đảo chánh bên
trong Bộ Quốc Phòng của các đối thủ để cắt vây cánh của ông Thanh, đặc
biệt các vây cánh tại thủ đô. Hiện nay, có vẻ trường hợp thứ nhì hợp lý
hơn cả.
Và còn khá nhiều những chi tiết quái dị, bất thường khác nữa chung
quanh toàn bộ sự việc liên quan đến tướng Thanh từ cuối tháng 6 đến nay.
Nếu cộng hết lại, người ta khó có thể chối cãi một bức tranh khá hiển
nhiên của một ông tướng đang bị chặt vây cánh, bị cô lập giữa một vòng
canh rất chặt ngày đêm.
Vì vậy chỉ còn vài câu hỏi chót: Tướng Phùng Quang Thanh đã làm gì
hoặc đã mưu đồ gì để bị đối xử như một phần tử nguy hiểm như vậy? Có
phải ông lấy lý do chữa bệnh để đào thoát (như ông Bùi Tín trước đây) mà
không thành và bị giải từ Pháp về lại Việt Nam? Liệu lãnh đạo đảng vì
sợ biến động trước Đại Hội XII mà chưa dám ra tay trừng phạt công khai,
hay vì còn quá sợ Tập Cận Bình và tay chân của Bắc Kinh trong hàng ngũ
tướng tá Việt Nam?
0 nhận xét:
Đăng nhận xét