Khúc sông Đồng Nai bị lấp nhìn từ trên cao. (Hình: Thanh Niên) |
Trao
đổi với truyền thông chiều 16 Tháng Bảy, 2015, nhiều người dân ở thành
phố Biên Hòa rất bất bình khi dự án lấp sông Đồng Nai bị “ngâm” quá lâu
mà chưa có kết luận cuối cùng.
Trả lời phóng viên
báo Thanh Niên tại kỳ họp hội đồng tỉnh Đồng Nai ngày 15 Tháng Bảy, về
dự án “cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai” đang
gây xôn xao trong dư luận, ông Trần Văn Tư, phó bí thư tỉnh ủy, chủ tịch
tỉnh Đồng Nai, nói ngắn gọn, “Dự án đang chờ thủ tướng có ý kiến kết
luận, chúng tôi chưa thể cung cấp thông tin gì thêm.”
Trong khi đó, nhiều người dân ở thành phố Biên Hòa rất bực tức khi dự
án lấp sông Đồng Nai bị “ngâm” quá lâu mà chưa nghe lãnh đạo tỉnh nói
gì.
“Trước kia bờ sông xuôi phẳng nước chảy cuốn trôi hết rác, giờ chỗ
lõm, chỗ lồi tạo bờ gấp khúc khiến lục bình, rác thải, xác động vật tụ
lại một chỗ bốc mùi hôi thối chịu không nổi,” ông Trần Văn Hà, 62 tuổi,
ngụ khu phố 2, phường Quyết Thắng, thành phố Biên Hòa lo lắng nói.
Bà Võ Thị Thanh Hương, 40 tuổi, ngụ khu phố 1, phường Quyết Thắng thì lo lắng, “ Nhà tôi ở khu vực cầu Tàu, bao nhiêu rác thải, xác động vật chết trôi đều tấp vào nhà. Mùa mưa bão đang về, nước chảy xuống cứ cuốn xoáy vào chân cột và móng nhà. Nếu cứ để tình trạng như thế này nguy cơ sẽ sập nhà.”
Người dân địa phương cho rằng, nếu chủ đầu tư làm sai, họ chịu thiệt hại đã đành, đằng này người dân cũng bị thiệt hại về tinh thần, mất sinh thái dòng sông, vẻ đẹp, sức sống của con sông Đồng Nai cũng ảnh hưởng. Mong muốn của người dân là giải quyết dứt điểm. Dự án này càng để lâu thì người dân càng mất niềm tin.
Cùng tâm trạng trên, Luật Sư Trần Cao Đại Kỳ Quân, trưởng văn phòng luật sư Tri Ân, đoàn luật sư tỉnh Đồng Nai, chia sẻ, “Dư luận và các nhà khoa học cũng đã lên tiếng. Thủ tướng cũng đã giao cho các bộ thẩm định lại. Ban đầu các bộ cũng vào cuộc rốt ráo nhưng không hiểu sao nay lại im lặng, không có động thái gì. Nếu dự án làm sai, có ảnh hưởng thì phải ngưng và có câu trả lời thấu đáo để lấy lại niềm tin của người dân.”
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Quyết, phó giám đốc Sở Văn Hóa Thông Tin Du Lịch Đồng Nai thì “Với tư cách đại biểu hội đồng, tôi nghĩ nên đưa vấn đề này ra trao đổi để rộng đường dư luận, bởi đây là vấn đề chung mà cử tri bức xúc. Tốt nhất là nên mở một kênh để mọi người trao đổi, góp ý dự án này được gì, mất gì. Ý kiến tham gia không chỉ của người dân Đồng Nai mà còn với người dân các tỉnh, thành khác trên lưu vực sông Đồng Nai chảy qua,” ông Quyết nói.
Mặc cho người dân quan tâm, tại phiên họp ngày 15 Tháng Bảy, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai chỉ thông qua các phúc trình của các đại biểu gồm các nội dung: Tái định cư; Tình trạng ùn tắc giao thông, ngập nước ở thành phố Biên Hòa; Một số khu dân cư vẫn chưa có điện lưới quốc gia; Tình trạng thu mua nông sản non; Giết mổ heo lậu... mà không hề đả động đến vụ lấp sông Đồng Nai. (Tr.N)
Bà Võ Thị Thanh Hương, 40 tuổi, ngụ khu phố 1, phường Quyết Thắng thì lo lắng, “ Nhà tôi ở khu vực cầu Tàu, bao nhiêu rác thải, xác động vật chết trôi đều tấp vào nhà. Mùa mưa bão đang về, nước chảy xuống cứ cuốn xoáy vào chân cột và móng nhà. Nếu cứ để tình trạng như thế này nguy cơ sẽ sập nhà.”
Người dân địa phương cho rằng, nếu chủ đầu tư làm sai, họ chịu thiệt hại đã đành, đằng này người dân cũng bị thiệt hại về tinh thần, mất sinh thái dòng sông, vẻ đẹp, sức sống của con sông Đồng Nai cũng ảnh hưởng. Mong muốn của người dân là giải quyết dứt điểm. Dự án này càng để lâu thì người dân càng mất niềm tin.
Cùng tâm trạng trên, Luật Sư Trần Cao Đại Kỳ Quân, trưởng văn phòng luật sư Tri Ân, đoàn luật sư tỉnh Đồng Nai, chia sẻ, “Dư luận và các nhà khoa học cũng đã lên tiếng. Thủ tướng cũng đã giao cho các bộ thẩm định lại. Ban đầu các bộ cũng vào cuộc rốt ráo nhưng không hiểu sao nay lại im lặng, không có động thái gì. Nếu dự án làm sai, có ảnh hưởng thì phải ngưng và có câu trả lời thấu đáo để lấy lại niềm tin của người dân.”
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Quyết, phó giám đốc Sở Văn Hóa Thông Tin Du Lịch Đồng Nai thì “Với tư cách đại biểu hội đồng, tôi nghĩ nên đưa vấn đề này ra trao đổi để rộng đường dư luận, bởi đây là vấn đề chung mà cử tri bức xúc. Tốt nhất là nên mở một kênh để mọi người trao đổi, góp ý dự án này được gì, mất gì. Ý kiến tham gia không chỉ của người dân Đồng Nai mà còn với người dân các tỉnh, thành khác trên lưu vực sông Đồng Nai chảy qua,” ông Quyết nói.
Mặc cho người dân quan tâm, tại phiên họp ngày 15 Tháng Bảy, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai chỉ thông qua các phúc trình của các đại biểu gồm các nội dung: Tái định cư; Tình trạng ùn tắc giao thông, ngập nước ở thành phố Biên Hòa; Một số khu dân cư vẫn chưa có điện lưới quốc gia; Tình trạng thu mua nông sản non; Giết mổ heo lậu... mà không hề đả động đến vụ lấp sông Đồng Nai. (Tr.N)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét