![]() |
Nhiều đường phố biến thành sông sau cơn mua. (Hình: NewsZing) |
Nguyễn Sài Gòn/Người Việt
Không ai biết con trăng sẽ sáng như thế nào khi phải bị chết dưới đáy nước lũ đục ngầu.
Không ai biết Trung Thu sẽ sáng như thế nào nếu những cơn áp thấp nhiệt đới vẫn tràn về sau những cơn bão rớt.
Dự báo thời tiết cho biết những ngày tới sẽ còn dài dài những cơn mưa
và mức nước lũ triều cường sẽ vẫn còn dâng cao thất thường.
Ðâu đó đã bắt đầu nghe vọng “cắc tùm tùm tùm” những tiếng trống múa lân vang lên trong những con hẻm nhỏ.
Những hàng bánh vẫn lấp lánh ánh đèn gọi mời quyến dụ. Những cơn mưa
lớn càng làm tăng thêm sức hấp dẫn của những chiếc bánh chín vàng bóng
nhẫy - những hương thơm của bánh dẻo bánh nếp bánh thập cẩm, càng thêm
bắt mắt.
Cô bạn xinh đẹp của tôi khi nhảy ra làm bánh một cách amateur tài tử - đã
không kịp bán khi những mẻ bánh tiếp tục ra lò nóng hổi khi lượng đặt
hàng qua facebook của bạn bè mỗi ngày một tăng cao. Cô ấy nói, “Hình như
nước càng ngập người ta càng nghĩ đến những chiếc bánh trung thu.”
Cô ấy giải thích: “Chắc người ta nghĩ những trận mưa càng kéo dài
kiểu này thì ngồi thu lu cố thủ trong nhà cùng với trà nóng... bánh ngọt
là hạnh phúc nhất.”
Còn những đoàn múa lân thì sao. Có người đã hài hước, “Có sao sẽ hấp
dẫn sinh động hơn nếu những con lân sư rồng cùng ông Ðịa - sẽ được múa
trên sóng nước trên những con thuyền dã chiến trôi trên đường phố. Tại
sao không nếu Sài Gòn bỗng nhiên trở ‘thành hồ’ thành sông trôi dưới ánh
trăng bàng bạc...”
Ðiều này có thể xảy ra như những gì đang và sẽ xảy ra nếu hệ thống
cống rãnh cũ kỹ của Sài Gòn xưa cũ đang vẫn phải điều tiết một lượng
nước kinh khủng - cộng với tình trạng Elnino biến đổi khí hậu toàn cầu
và nạn xây cất nhà cửa công trình một cách vô tổ chức đang ngày một tăng
cao.
![]() |
Người Sài Gòn sau cơn mưa ngập đường sá. (Hình: NewsZing) |
Có người đã tin một cách hài hước rằng mọi sự đều có nguyên nhân và
hệ lụy của nó nếu người ta nhìn nhận nó một cách nghiêm túc qua mắt nhìn
của các nhà khoa học. Và điều này chắc cũng không có gì ảnh hưởng đến
người Sài Gòn nhiều.
Với người Sài Gòn
thì những điều mà họ đang phải hứng chịu như chuyện kẹt xe khói bụi
thường ngày là một chuyện tất nhiên. Vì họ biết rằng những gì đang xảy
ra cũng không nằm ngoài những gì mà họ phải sống cùng khi sự bùng nổ dân
số cùng với phương tiện cơ giới đã tăng lên một cách chóng mặt khi
đường sá cầu cống vẫn ì ạch không thay đổi gì hơn.
Anh bạn của tôi đã phải thốt lên bi ai khi ngóng trời chiều đang càng ngày càng u ám. Không biết những ngày sắp tới sẽ ra sao. Trung Thu rồi sẽ ra sao. Bánh trái đèn lồng rồi sẽ ra sao. Anh ta tự kết luận - rồi cũng không sao hết vì “mưa vẫn cứ rơi ào ào, nước vẫn dâng tràn lên ầm ầm và con người thì phải “thích nghi” cười lạc quan đau khổ khi phải bì bõm bơi trong nước bạc là chuyện thường tình.
Lạ một điều là những hội đội múa lân sư rồng ông địa... vẫn đêm đêm cắc tùng chờ đến đêm trăng sáng. Mặc cho những cơn mưa đêm lướt thướt cùng với những tiếng trống “thòi thọp” đã bị thấm nước sâu. Chúng không thể dừng lại khi những con lân ngóc đầu bắt pháo được dựng lên bởi những cây tre vươn cao trước những ngôi nhà khép cửa.
Không Trung Thu nào là không mưa. Thời tiết đã ăn gian tuổi thơ từ rất lâu rồi khi những bóng đêm cách mạng quay về và cai trị đô thị của ánh sáng. Trẻ thơ từ lâu rồi cũng đã quá quen với những trận ngập lụt ngay trước cửa sân nhà. Chúng đã quá quen khi được bố mẹ công kênh bì bõm trong sông nước để đưa con đến trường.
Một câu hỏi chắc không ai có thể trả lời ngay là vì sao khi có cái gì xấu xí tệ hại như nước ngập, tai nạn, kẹt xe, đĩ điếm, lưu manh, trộm cướp, ngập nước,... là báo chí của “chế độ mấy ổng” thường hay sướng lên bôi bác đó chính là Sài Gòn. Còn lúc nó có cái gì đẹp hay đèm đẹp ngon lành ngon ăn sạch sẽ thì họ nói tướng lên một cách tự hào trơ tráo là của thành phố Hồ Chí Minh?
Có cái gì khác hơn giữa con trăng của thời xưa cũ với con trăng ngày nay đang phải trầm mình dưới dòng nước cống đục ngầu.
Anh bạn của tôi đã phải thốt lên bi ai khi ngóng trời chiều đang càng ngày càng u ám. Không biết những ngày sắp tới sẽ ra sao. Trung Thu rồi sẽ ra sao. Bánh trái đèn lồng rồi sẽ ra sao. Anh ta tự kết luận - rồi cũng không sao hết vì “mưa vẫn cứ rơi ào ào, nước vẫn dâng tràn lên ầm ầm và con người thì phải “thích nghi” cười lạc quan đau khổ khi phải bì bõm bơi trong nước bạc là chuyện thường tình.
Lạ một điều là những hội đội múa lân sư rồng ông địa... vẫn đêm đêm cắc tùng chờ đến đêm trăng sáng. Mặc cho những cơn mưa đêm lướt thướt cùng với những tiếng trống “thòi thọp” đã bị thấm nước sâu. Chúng không thể dừng lại khi những con lân ngóc đầu bắt pháo được dựng lên bởi những cây tre vươn cao trước những ngôi nhà khép cửa.
Không Trung Thu nào là không mưa. Thời tiết đã ăn gian tuổi thơ từ rất lâu rồi khi những bóng đêm cách mạng quay về và cai trị đô thị của ánh sáng. Trẻ thơ từ lâu rồi cũng đã quá quen với những trận ngập lụt ngay trước cửa sân nhà. Chúng đã quá quen khi được bố mẹ công kênh bì bõm trong sông nước để đưa con đến trường.
Một câu hỏi chắc không ai có thể trả lời ngay là vì sao khi có cái gì xấu xí tệ hại như nước ngập, tai nạn, kẹt xe, đĩ điếm, lưu manh, trộm cướp, ngập nước,... là báo chí của “chế độ mấy ổng” thường hay sướng lên bôi bác đó chính là Sài Gòn. Còn lúc nó có cái gì đẹp hay đèm đẹp ngon lành ngon ăn sạch sẽ thì họ nói tướng lên một cách tự hào trơ tráo là của thành phố Hồ Chí Minh?
Có cái gì khác hơn giữa con trăng của thời xưa cũ với con trăng ngày nay đang phải trầm mình dưới dòng nước cống đục ngầu.
Một nhà thơ cao hứng lên sau khi đã lội một vòng quanh và hát rống
“phố bỗng là dòng sông uốn quanh” và so sánh ví von rằng ông TCS mà sống
lại chắc phải hối hận vì ông ta đã quá thơ mộng khi biết rằng khu phố
âm nhạc của nhạc sĩ ngày xưa bây giờ đã là những hậu quả thiên tai mà
“thiên tài” không bao giờ có thể hát với theo cho kịp những trận mưa
tuôn đang sóng dội khắp phố phường.
Nguyễn Sài Gòn/Người Việt
0 nhận xét:
Đăng nhận xét