Ted Osius Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam |
Giới chóp bu chính trị ở Việt Nam,
qua những thoả thuận ngầm nào đó với Hoa Kỳ, hẳn đã lường trước chính phủ Mỹ sẽ
im lặng, nên tỏ ra rất tự tin trong việc bắt giữ. Song có lẽ họ sẽ khá bất ngờ
trước phản ứng nhanh chóng và mạnh mẽ từ các tác nhân khác: các hãng thông tấn
hàng đầu thế giới như Reuters, AFP, BBC World..., các tổ chức phi chính phủ lớn
nhất thế giới như Amnesty International, Human Rights Watch..., Liên hiệp Châu
Âu, chính phủ Đức, dân biểu Úc... và đặc biệt cả Văn phòng Cao Uỷ Liên Hiệp Quốc
về Nhân quyền - điều không hề xảy ra khi luật sư Đài bị bắt giữ lần đầu tiên 8
năm về trước.
Do đó, ở một góc độ khác, việc
chính phủ Mỹ im lặng trước vụ bắt giữ luật sư Đài không hẳn là điều gì quá
xấu.
Thứ nhất, nó đập tan mọi luận
điệu xảo trá rằng phong trào tranh đấu dân chủ nhân quyền ở Việt Nam được thực
hiện vì mục đích hoặc dưới sự chỉ đạo của Hoa Kỳ.
Hai, nó thêm một lần nữa nhắc nhở
chúng ta rằng không bao giờ được dựa dẫm vào bất kì chính phủ ngoại quốc nào, và
rằng thành bại của công cuộc này nằm trong tay chúng ta, dù chúng ta hoan nghênh
mọi sự ủng hộ từ bất kì ai, tổ chức, chính phủ nào tôn trọng dân chủ, tự do và
nhân quyền như chúng ta. Dĩ nhiên với sự giúp đỡ của một nước lớn như Hoa Kỳ,
chúng ta có thể đi nhanh hơn; nhưng nếu không có, chúng ta vẫn phải đi. Dẫu xa
và lâu hơn thì vẫn phải đi.
Ba, việc các tác nhân quốc tế khác
lên tiếng mạnh mẽ trong khi Hoa Kì lại im tiếng, đặt câu hỏi cho chính phủ nước
này về những cam kết và trách nhiệm quốc tế bảo vệ nhân quyền của họ. Hoa Kỳ rồi
đây phải xem lại những gì họ làm có tương xứng với những gì họ nói
không?
Nguyễn Anh Tuấn
(FB Nguyễn Anh Tuấn)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét