Ads 468x60px

Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2015

Món ăn ngày Tết của xứ Phù Tang


Hằng năm cứ vào khoảng giữa tháng 12 là thiên hạ nhộn nhịp, tất bật hẳn lên không chỉ là để đón mừng Chúa Giáng sinh mà còn là chuẩn bị tống tiễn năm cũ để đón chào name mới. Hãng xưởng, công sở thì lo thanh toán cho mau xong những công việc tồn đọng trong năm để còn làm tổng vệ sinh đón Tết. Siêu thị, nhà hàng, quán ăn thì lo mua thêm hàng hoá vật liệu vào trữ để có mà bán cho khách hàng vào mấy ngày Tết. Và ở từng gia đình cũng vậy, ngoài việc cũng phải lo dọn dẹp, chưng bày nhà cửa còn phải lo chuan bị các thức ăn ngon để đón con cháu đi làm ở xa về cùng vui Xuân. Tết là dịp để gia đình cùng nhau quay quần thưởng thức những món ngon, chế biến khá cầu kỳ mà ngày thường vì bận rộn với công việc sinh nhai nên không làm được. Điều này chắc ở bất kỳ đất nước nào cũng giống nhau. Tuy nhiên ở Nhật, khi nói đến món ngon ngày Tết thì thường được nghe nói “ôxêchi (ngự tiết). 
Ôxêchi không phải là một món ăn chính với những thức ăn phụ khác đi kèm mà là một tên gọi các món ăn được sắp xếp chung nhau trong cái hộp như hộp bentồ dành riêng cho ngày Tết. Trong một năm, ôxêchi là những món ăn được nấu để dùng trong những ngày lễ mừng bắt đầu sang mùa mới để cầu đảo cho gặp được những điều thuận lợi tốt đẹp. Khởi từ Trung quốc, sau khi truyền vào Nhật từ thời Heian, ôxêchi biến đổi chút chút và cho đến ngày nay còn được giữ lại như là tập tục truyền thống quan trọng của ngày Tết. Tập tục này là làm những món ăn có mang ý nghĩa tượng trưng điều cầu xin để dâng cúng, đón rước Trời Thần của năm mới. Việc cúng kiến này được thực hiện vào đêm giao thừa và ngày đầu năm thì sẽ xin món đồ cúng đó xuống để cả gia đình cùng hưởng lộc ăn chung. Ngày xưa người ta tin rằng trong 3 ngày đầu năm là có Trời Thần cùng ngự trong nhà nên kiêng không nấu nướng, không vào làm động ồn ào nơi bếp làm cho Trời Thần giận. Vả lại khi xưa thì không có chợ vào các ngày nguyên đán và mùng 2 nên ôxêchi được làm trước vào những ngày giáp Tết, làm nhiều và quan trọng là phải giữ được lâu ngày. Món này là món có mặt trên bàn ăn suốt trong 3 ngày Tết. Ôxêchi thường là món ăn nấu chín, ngâm dấm, rim đường thật ngọt để giữ được lâu. Vì là món dâng cúng Trời Thần để cầu xin cho được an bình, thịnh vượng … nên thực đơn được chọn cũng có mang ý nghĩa tượng trưng cho điều cầu xin. Người xưa quan niệm hễ duyên khởi đầu tốt đẹp là mọi việc đều suôn sẻ hanh thông, nên có thể xem các món này là tiêu biểu cho thực đơn ôxêchi: 
- món tôm luộc là “海老” (êbi-hải lão) tượng trưng cho sự trường thọ nơi ông già của biển sống đến lúc còng lưng; 
- món trứng cá “数の子” (cazunơcơ) tượng trưng cho con cháu đông nhiều như trứng cá; 
- món hạt dẻ vàng rim đường “栗金団” (cưrikintông) tượng trưng cho sự phồn vinh thịnh vượng; 
- món đậu đen rim đường “黒豆” (cưrômamê) tượng trưng cho cuộc sống khoẻ mạnh; 
- món rong biển cuốn cá kho “昆布巻き” (cômbưmaki) vì tiếng Nhật chữ “よろこぶ” có nghĩa là vui vẻ nên đây là lối chơi chữ nói lên điều cầu xin sự vui vẻ hạnh phúc trong gia đình; 
- món khoai môn kho mẳn hay luộc “里芋” (xatô imô) cũng tượng trưng cho con cháu đầy đàn; - - món cá “” (tai) nướng tượng trưng cho điều vui mừng; 
- món củ sen ngâm dấm “蓮根” (rencơng) vì củ sen có nhiều lỗ nên cầu xin cho ăn vào thì sẽ nhìn thấy thông suốt trước được tương lai.
Đây là nói chuyện ngày xưa, chứ ngày nay thì ôxêchi có bán từ trong siêu thị lớn đến các tiệm tiện ích bán suốt ngày đêm luôn cả ngày mùng 1 và mùng 2 nên ôxêchi chỉ được hiểu là món ăn đặc biệt theo truyền thống của ngày Tết mà không còn mang nặng tính tôn giáo nữa. Thêm vào nữa là thực đơn của ôxêchi thời đại kinh tế thị trường đa dạng hơn hay có thể nói là người ta thích món nào là làm món nấy.
Nhật là vậy, còn Việt Nam ta thì trên dĩa quả tử của bàn thờ trong mấy ngày Tết làm thế nào cũng phải chưng trái mãng cầu, trái dừa, trái đu đủ, trái xoài, trái thơm vì ông bà ta cũng mang lòng thành “cầu vừa (dừa) đủ xài (xoài) để được lành lặn thơm tho”. Và tuyệt đối không nên chưng chuối vào ngày đầu năm vì tin rằng sẽ bị chúi ngã suốt năm nếu không kiêng. Tuy nhiên thời nay thì cả Nhật lẫn Việt đều quay tròn trong cái thế giới toàn cầu nên miễn sao cho nhanh gọn rẻ mà ngon để đem đi tiếp thị là được ủng hộ nhiệt tình ngay.
Tám móm sưu tầm

0 nhận xét:

Đăng nhận xét