Các két bia Beck's từ cơ sở sản xuất ở Bremen, Đức, của Anheuser-Busch InBev, sẵn sàng chớ được đưa đi phân phối đến các thị trường quốc tế. (Hình: Jasper Juinen/Bloomberg via Getty Images) |
Hà Tường Cát
Thiếu nước là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại ngày nay và tương lai.
Khát nước, hiểu theo nhiều cách, là vấn đề chung của cả thế giới.
Khát nước, hiểu theo nhiều cách, là vấn đề chung của cả thế giới.
- Hầu hết dân chúng Phi Châu và các quốc gia đang phát triển không có nguồn nước sạch để sử dụng.
- Các quốc gia phát triển thì gặp khó khăn vì hạn hán, như trường hợp tiểu bang California của Hoa Kỳ và Australia.
- Những mạch nước ngầm ở miền Trung Hoa Kỳ và Ấn Độ bị cạn kiệt do sự khai thác quá mức.
- Kỹ nghệ nước giải khát trở thành một trong những ngành quan trọng
nhất trong thị trường thế giới. Mỗi năm các đại công ty quốc tế bia và
nước giải khát thu được 500 tỷ dollars, chưa kể hàng trăm tỷ của hàng
ngàn công ty sản xuất nước uống đóng chai đang phát triển rất nhanh ở
khắp mọi quốc gia. Bình quân mỗi người dân trên thế giới một năm phải
chi chừng $100 riêng cho nước giải khát.
Tại California,
người ta đang mong chờ hiện tượng El Nino mà các chuyên gia thời tiết đã
dự đoán đoán là tác động rất mạnh vào mùa Đông sắp tới. Dù rằng nếu sự
chờ mong ấy xảy ra, có thể phải chịu nhiều tổn hại lớn khác do bão tố,
lũ lụt. Nhưng bù lại, nước mưa và lớp tuyết phủ trên rặng Sierra Nevada
hy vọng sẽ làm đầy lại các hồ chứa mà mực nước đã xuống quá thấp sau 4
năm hạn hán liên tiếp.
Nước ngọt chỉ chiếm 1% lượng nước có trên mặt trái đất. Một lượng lớn
khác nằm trong lòng đất, theo tính toán mới đây của các nhà khoa học
Canada có 23 triệu km3 (kilometre khối) nước ngầm. Diễn tả một cách dễ
hiểu hơn nếu trải đều trên mặt trái đất số nước này sẽ phủ một lớp dày
180 mét. Tuy nhiên chỉ có 6% nước ngầm nằm ở gần mặt đất, ở độ sâu không
quá 2km, được gọi là “nước ngầm mới”, Số nước này có thể khai thác
dùng cho các nhu cầu của con người, và là nguồn dự trữ tự nhiên để cung
cấp cho các suối, sông ngòi, hay bốc hơi giữ cho không khí có ẩm độ tối
thiểu.
Thay đổi liên tục trong mỗi chu kỳ khoảng 50 năm, nước ngầm mới do
nước mưa thấm dần vào lòng đất. Nhân loại cần phải biết quản lý đúng
cách nước ấy, không để bị ô nhiễm và không khai thác quá mức tới tình
trạng cạn kiệt. Từ xưa người ta đã biết đào giếng xuống đến những mạch
nước ngầm gần mặt đất. Kỹ thuật đào giếng càng ngày càng tiến bộ cho
phép xuống những mạch nước nằm sâu hơn. Nhưng lạm dụng phương tiện ấy, ở
nhiều khu vực trên thế giới nước ngầm đi đến tình trạng đáng lo ngại vì
các khối nước ngầm bị lấy lên vượt quá khả năng hồi phục của thiên
nhiên.
Miền đại bình nguyên Hoa Kỳ, trong vùng trải dài từ Tây Texas lên tới South Dakota có một vùng nước ngầm rất lớn tên là Ogallala Aquifer, nằm dưới các tiểu bang Nebraska, Kansas và một phần Texas, New Mexico, Oklahoma, Colorado, Wyoming. Trong lịch sử địa chất Ogallala đã có từ 10 triệu năm do phù sa của các con sông từ rặng Rocky Mountains đưa tới. Mạch nước này nông, ở gần mặt đất và bây giờ không còn được thay thế hàng năm bởi nước sông hay tuyết tan từ núi chảy xuống, do đó nếu dùng quá mức chỉ trong ít thập niên nữa sẽ hết nước.
Đi máy bay ngang qua vùng này người ta có thể trông thấy những thửa ruộng hình tròn rất đặc biệt không có ở đâu khác. Đó là sáng kiến của các nông gia từ giữa thề kỷ trước, biết cách khoan giếng để bơm nước từ các mạch nước ngầm lên và tưới tự động bằng một hệ thống ống đặt trên giàn bánh xe quay tròn xung quanh một trục. Bắng cách này, nông nghiệp miền Trung-Tây đã phát triển tột bậc không còn bị ảnh hưởng thời tiết khô hạn.
Miền đại bình nguyên Hoa Kỳ, trong vùng trải dài từ Tây Texas lên tới South Dakota có một vùng nước ngầm rất lớn tên là Ogallala Aquifer, nằm dưới các tiểu bang Nebraska, Kansas và một phần Texas, New Mexico, Oklahoma, Colorado, Wyoming. Trong lịch sử địa chất Ogallala đã có từ 10 triệu năm do phù sa của các con sông từ rặng Rocky Mountains đưa tới. Mạch nước này nông, ở gần mặt đất và bây giờ không còn được thay thế hàng năm bởi nước sông hay tuyết tan từ núi chảy xuống, do đó nếu dùng quá mức chỉ trong ít thập niên nữa sẽ hết nước.
Đi máy bay ngang qua vùng này người ta có thể trông thấy những thửa ruộng hình tròn rất đặc biệt không có ở đâu khác. Đó là sáng kiến của các nông gia từ giữa thề kỷ trước, biết cách khoan giếng để bơm nước từ các mạch nước ngầm lên và tưới tự động bằng một hệ thống ống đặt trên giàn bánh xe quay tròn xung quanh một trục. Bắng cách này, nông nghiệp miền Trung-Tây đã phát triển tột bậc không còn bị ảnh hưởng thời tiết khô hạn.
Tuy nhiên các chuyên gia nước báo động rằng cho đến
nay, lượng nước các mạch nước ngầm trong vùng này đã giảm đi khoảng trên
dưới 30% và sẽ đến lúc không kịp tái sinh.
Tình trạng tương tự
cũng xảy ra ở Ấn Độ trong vùng phía Bắc cao nguyên Deccan, không nằm
trong vùng lưu vực của các con sông lớn như Gages hay Indus. Tiểu bang
Maharashtra miền Tây Ấn là nơi khủng hoảng về nước trầm trọng nhất. Là
một vùng khí hậu khô, dân chúng từ hàng trăm năm vẫn lấy nước ở các
giếng. Nhưng nước gần mặt đất càng ngày càng ít, phải đào sâu thêm mới
tới mạch nước. Các giếng nước khoan qua đất đá núi lửa xuống sâu tới hơn
200 mét cũng không chắc chắn tìm thấy nước. Đây là vùng nông nghiệp
trồng mía rất cần nhiều nước, vì vậy dân chúng ngày càng nghèo và khó
sống.
Theo các khoa học gia NASA và UC Irvine, 37 vùng nước ngầm lớn nhất
trên thế giới ngày nay đang cạn kiệt dần. Vùng Tây-Bắc Ấn Độ và Pakistan
bị đe dọa nặng nề nhất về tình trạng thiếu nước ngầm. Dân Ấn Độ dùng
nước giếng nhiều vào bậc nhất thế giới, ước lượng toàn quốc có khoảng từ
25 triệu đến 35 triệu giếng nước. Chính quyền Ấn Độ đã khuyến cáo nông
dân ở những khu vực thiếu nước trồng trọt các loại hoa màu ít tốn nước,
chằng hạn trồng bắp thay vì trồng lúa và lúa mì.
Một nước đông dân khác là Trung Quốc cũng càng ngày càng bị thêm khó khăn về nước. Hầu hết những con sông miền Tây-Bắc và Bắc Trung Quốc bây giờ gần như khô cạn vì nước bị lấy quá nhiều. Ngoài ra tình trạng ô nhiễm do chất thải từ các khu công nghiệp khiến cho nước sông không thể an toàn để sử dụng.
Không có nước sạch cho việc ăn uống là thực tế đã có từ lâu ở Phi Châu. Một số nơi như Ethiopia dân chúng mỗi ngày phải đi xa hàng chục cây số để múc nước từ những vũng đục ngầu để lấy được khoảng hơn 10 lít vào bình, đội trên đầu mang về. Những thăm dò khoa học gần đây cho biết dưới lòng đất khô cằn của lục địa này có những mạch nước ngầm rất lớn nhưng nằm rất sâu, và nếu khai thác bừa bãi sẽ nhanh chóng cạn kiệt vì chu kỳ hồi phục phải mất hàng trăm năm.
Ở Australia có những vùng nhiều năm không có mưa và khi mưa xuống, tiếng động của những giọt nước rớt trên mái nhà làm nhiều trẻ nhỏ hoảng hốt vì chưa bao giờ chúng nghe thấy âm thanh ấy. Australia đã trải qua một thời kỳ hạn hán kéo dài tới 20 năm, gấp 5 lần Caliornia.
Lọc nước biển thành nước ngọt là giải pháp thoạt nghe có vẻ rất tự nhiên và hợp lý. Tuy nhiên việc này chỉ có thể làm ở những nước giáp biển, và trên phương diện kinh tế rất tốn kém vì phải tốn nhiều năng lượng. Israel, Saudi Arabia và những nước Trung Đông hầu như không có đủ nước ngọt và không có mưa, buộc phải dùng tới phương cách này.
Tại Hoa Kỳ cũng đã có những dự án lọc nước biển tại Tampa, Florida và California nhưng mới chỉ là thí điểm. Ấn Độ và nhất là Trung Quốc, giải pháp lọc nước biển đang phát triển nhanh nhưng sẽ còn lâu mới đạt tới một lượng quan trọng đáng kể. Tây Ban Nha là quốc gia Tây Phương có kỹ nghệ lọc nước biển với năng suất lớn nhất. Theo dự án, 700 nhà máy lọc nước biển có thể cung cấp 1.6 triệu mét khối nước ngọt mỗi ngày, đủ dùng cho 8 triệu dân.
Có những kế hoạch lý tưởng khác như kéo các băng sơn ở Nam hay Bắc cực về, vì băng hà là những khối nước ngọt khổng lồ, tuy vậy đó hãy còn là chuyện khoa học viễn tưởng, đối chiếu với điều kiện kỹ thuật và tính khả thi về kinh tế bây giờ.
Ngoài nhu cầu nước cho nông nghiệp và công kỹ nghệ, nước sử dụng trong sinh hoạt của dân chúng cùng với nước uống bình thường cho mọi người cũng là một lượng khổng lồ được tiêu thụ tiêu thụ trên thế giới. Khoảng hơn 10 năm gần đây, khuynh hướng chung của dân chúng là chỉ uống nước lã bình thường miễn là đủ điều kiện an toàn và vệ sinh. Do đó các hãng sản xuất nước lạnh đóng chai sẵn, đã phát triển rất nhanh ở tất cả mọi quốc gia kỹ nghệ phát triển cũng như đang phát triển. Hầu hết những hãng ấy là các công ty nhỏ hoạt động tại địa phương, mới chỉ có một vài công ty lớn như Nestle nhảy vào lãnh vực này. Còn công chúng nói chung khi khát nước, vẫn tiêu thụ rất nhiều các loại nước giải khát – bao gồm nước ngọt các loại và rượu bia – do các đại công y đa quốc gia sản xuất.
Từ sau Thế Chiến II, Coca Cola đã trở thành một tiêu biểu của văn hóa Mỹ và phổ biến tới khắp các nước. Năm 2014, tính theo doanh số, $45.7 tỷ Coca Cola chỉ đứng hàng thứ ba trong những đại công ty nước giải khát, chiếm 11% thị phần quốc tế. Pepsico ngoài sản phẩm nước ngọt Pepsi Cola cạnh tranh với Coca Cola còn có nhiều sản phẩm khác, là công ty nước giải khát đứng hàng đầu thế giới với doanh số bán $65.3 tỷ, chiếm 15.7% thị phần.
Đứng hàng thứ nhì là công ty bia Anheuser-Bush InBev với doanh số bán $45.8 tỷ. Đại công ty đa quốc gia này, trụ sở trung ương đặt tại Bỉ, qua thời gian đã sát nhập nhiều hãng rượu bia khác, gần đây đã thỏa thuận mua SAB Millers của Anh và nếu kế hoạch này được các giám định viên về tổ hợp độc quyền thông qua, sẽ trở thành công ty rượu bia vĩ đại nhất thế giới. SAB Miller có doanh số $16.5 tỷ, liên doanh với Trung Quốc sản xuất bia Snow, thương hiệu có sản lượng đứng đầu thế giới.
Ngoài 4 đại công ty trên, còn 5 công ty bia và nước giải khát khác trong đó có Heineken - Hòa Lan, Kirin – Anh, Formento Economico Mexicano, Kirin và Asahi Group – Nhật. Tổng công 9 công ty này chiếm lãnh tới 60% thị phần nước giải khát/bia toàn thế giới.
Một nước đông dân khác là Trung Quốc cũng càng ngày càng bị thêm khó khăn về nước. Hầu hết những con sông miền Tây-Bắc và Bắc Trung Quốc bây giờ gần như khô cạn vì nước bị lấy quá nhiều. Ngoài ra tình trạng ô nhiễm do chất thải từ các khu công nghiệp khiến cho nước sông không thể an toàn để sử dụng.
Không có nước sạch cho việc ăn uống là thực tế đã có từ lâu ở Phi Châu. Một số nơi như Ethiopia dân chúng mỗi ngày phải đi xa hàng chục cây số để múc nước từ những vũng đục ngầu để lấy được khoảng hơn 10 lít vào bình, đội trên đầu mang về. Những thăm dò khoa học gần đây cho biết dưới lòng đất khô cằn của lục địa này có những mạch nước ngầm rất lớn nhưng nằm rất sâu, và nếu khai thác bừa bãi sẽ nhanh chóng cạn kiệt vì chu kỳ hồi phục phải mất hàng trăm năm.
Ở Australia có những vùng nhiều năm không có mưa và khi mưa xuống, tiếng động của những giọt nước rớt trên mái nhà làm nhiều trẻ nhỏ hoảng hốt vì chưa bao giờ chúng nghe thấy âm thanh ấy. Australia đã trải qua một thời kỳ hạn hán kéo dài tới 20 năm, gấp 5 lần Caliornia.
Lọc nước biển thành nước ngọt là giải pháp thoạt nghe có vẻ rất tự nhiên và hợp lý. Tuy nhiên việc này chỉ có thể làm ở những nước giáp biển, và trên phương diện kinh tế rất tốn kém vì phải tốn nhiều năng lượng. Israel, Saudi Arabia và những nước Trung Đông hầu như không có đủ nước ngọt và không có mưa, buộc phải dùng tới phương cách này.
Tại Hoa Kỳ cũng đã có những dự án lọc nước biển tại Tampa, Florida và California nhưng mới chỉ là thí điểm. Ấn Độ và nhất là Trung Quốc, giải pháp lọc nước biển đang phát triển nhanh nhưng sẽ còn lâu mới đạt tới một lượng quan trọng đáng kể. Tây Ban Nha là quốc gia Tây Phương có kỹ nghệ lọc nước biển với năng suất lớn nhất. Theo dự án, 700 nhà máy lọc nước biển có thể cung cấp 1.6 triệu mét khối nước ngọt mỗi ngày, đủ dùng cho 8 triệu dân.
Có những kế hoạch lý tưởng khác như kéo các băng sơn ở Nam hay Bắc cực về, vì băng hà là những khối nước ngọt khổng lồ, tuy vậy đó hãy còn là chuyện khoa học viễn tưởng, đối chiếu với điều kiện kỹ thuật và tính khả thi về kinh tế bây giờ.
Ngoài nhu cầu nước cho nông nghiệp và công kỹ nghệ, nước sử dụng trong sinh hoạt của dân chúng cùng với nước uống bình thường cho mọi người cũng là một lượng khổng lồ được tiêu thụ tiêu thụ trên thế giới. Khoảng hơn 10 năm gần đây, khuynh hướng chung của dân chúng là chỉ uống nước lã bình thường miễn là đủ điều kiện an toàn và vệ sinh. Do đó các hãng sản xuất nước lạnh đóng chai sẵn, đã phát triển rất nhanh ở tất cả mọi quốc gia kỹ nghệ phát triển cũng như đang phát triển. Hầu hết những hãng ấy là các công ty nhỏ hoạt động tại địa phương, mới chỉ có một vài công ty lớn như Nestle nhảy vào lãnh vực này. Còn công chúng nói chung khi khát nước, vẫn tiêu thụ rất nhiều các loại nước giải khát – bao gồm nước ngọt các loại và rượu bia – do các đại công y đa quốc gia sản xuất.
Từ sau Thế Chiến II, Coca Cola đã trở thành một tiêu biểu của văn hóa Mỹ và phổ biến tới khắp các nước. Năm 2014, tính theo doanh số, $45.7 tỷ Coca Cola chỉ đứng hàng thứ ba trong những đại công ty nước giải khát, chiếm 11% thị phần quốc tế. Pepsico ngoài sản phẩm nước ngọt Pepsi Cola cạnh tranh với Coca Cola còn có nhiều sản phẩm khác, là công ty nước giải khát đứng hàng đầu thế giới với doanh số bán $65.3 tỷ, chiếm 15.7% thị phần.
Đứng hàng thứ nhì là công ty bia Anheuser-Bush InBev với doanh số bán $45.8 tỷ. Đại công ty đa quốc gia này, trụ sở trung ương đặt tại Bỉ, qua thời gian đã sát nhập nhiều hãng rượu bia khác, gần đây đã thỏa thuận mua SAB Millers của Anh và nếu kế hoạch này được các giám định viên về tổ hợp độc quyền thông qua, sẽ trở thành công ty rượu bia vĩ đại nhất thế giới. SAB Miller có doanh số $16.5 tỷ, liên doanh với Trung Quốc sản xuất bia Snow, thương hiệu có sản lượng đứng đầu thế giới.
Ngoài 4 đại công ty trên, còn 5 công ty bia và nước giải khát khác trong đó có Heineken - Hòa Lan, Kirin – Anh, Formento Economico Mexicano, Kirin và Asahi Group – Nhật. Tổng công 9 công ty này chiếm lãnh tới 60% thị phần nước giải khát/bia toàn thế giới.
Hà Tường Cát/Người Việt
0 nhận xét:
Đăng nhận xét