1-Trong
mấy ngày nay người phụ trách mục Thời Sự Nhân Văn tự nhủ là phải viết
một chút gì cho ngày 30 tháng 4, mà thật sự không biết phải viết gì.
Đứng trước những ngăn sách màu sắc sặc sỡ, những khổ sách cao thấp rộng
hẹp, những gáy sách ngược xuôi, cuốn thì gáy sách đọc thuận chiều từ
dưới lên trên, cuốn thì gáy sách ngược chiều phải đọc từ trên xuống
dưới, đọc một lúc thì hoa mắt, không còn phân biệt được gì. Nhưng khi
nhắm mắt lại bỗng nhìn thấy những cuốn sách của bóng tối, những cuốn
sách thuộc một thể loại mà Việt Nam sẽ là vô địch: bất cứ ai cũng viết
được, đó là loại sách tù ngục. Những hồi ký trong tù. Đúng thế, không
quốc gia nào có thể hơn Việt Nam về loại sách này.
Còn nhớ khoảng 20
năm trước khi được anh Võ Đại Tôn nhờ giới thiệu cho cuốn sách của anh,
từ Úc qua để ra mắt ở quận Cam, tôi đã viết một trang để chỉ nói trong
vài phút, và đã nói một câu tương tự: Việt Nam là quốc gia có hải cảng
dài nhất và rộng nhất thế giới, không phải để buôn bán gì, lại chỉ xuất
cảng một món hàng duy nhất không ai mua: hải cảng ấy chạy dài ven Thái
Bình Dương, từ Nam ra Bắc , không giờ giấc, chỉ xuất cảng những thân thể
gầy ốm, những tâm hồn bơ vơ, những bóng dáng rách nát những khuôn mặt
nhớn nhác lo âu, đó là những cuộc đời đổ vỡ tuyệt vọng, lao mình ra khơi
chỉ mong được cứu thoát chỉ mong được sống, “dù phải đi ăn mày, đi làm
bồi làm bếp, đi hốt rác đi làm phu phen,” hay là chết. Còn hơn là ôm lấy
một quê hương đang lún xuống bùn lầy tồi tệ, một mảnh đất nhớp nhúa vì
dép râu, vì thành phố đày những nhà tù lớn, nhà tù nhỏ, đầy những thằng
bán tơ, khuyển ưng khuyển phệ, ma cô sở khanh, tú bà với hồ tôn hiến,
ngõ ngách nào cũng có lầu xanh, khu đất nào cũng có Tiền Đường, khóm
phường nào cũng có Mã Giám Sinh và những Viên ngoại đang chờ con gái
chuộc cha. Nhưng cô Kiểu của thế kỷ XIX đã thành công, đã gặp được Giác
Duyên vớt lên cứu độ, còn những cô Kiều của Việt Nam thế kỷ XX nay vẫn
còn mắc cạn ở Đài Loan, ở Nam Hàn, ở Phi ở Mã,... và các Viên ngoại...
Nhưng hãy trở lại với giá sách kia, tôi vừa thấy ngăn nào cũng có những cuốn hồi ký, nhiều nhất là hồi ký trong tù,...
2-Lập tức, tôi trải một tấm nhựa nylon xuống sàn nhà, một tấm khác trên giường ngủ, và từ trên chiếc thang ghế có hai ba bậc, kéo những cuốn hồi ký tù đày ra, ném xuống đấy. Khoảng nửa tiếng sau, hai đống sách nằm ngổn ngang, toàn là hồi ký và hồi ký trong tù. Ngay một lúc chưa thể xếp loại, tôi đã thấy phải trách mình: sách tù như thế kia, tác giả quen cũng có, không quen có nhiều hơn, mà sao bao lâu nay tôi không viết về một cuốn nào?
Cách đây một tuần ngồi quanh mặt bàn với anh chị Phan, tôi có nói trong tình trạng báo giấy hiện nay (so với sinh hoạt nhộn nhịp của báo mạng trên Internet), nên mở một cuộc thi dành cho mọi người tham dự, nhưng lúc ấy chưa biết phải nói gì hơn. Đừng nói đến thơ văn lúc này, hãy chỉ nói đến việc đọc và viết, về mọi loại. Về văn học, một thế hệ đang qua, những tờ báo già nua đã chết. Thế hệ trẻ nhìn đâu cũng không thấy, không nên trông chờ lâu hơn. Mà nếu có thấy, chắc không phải sẽ thấy ở hải ngoại. Tuổi trẻ hải ngoại nhất là những thanh niên sinh sau 1975, chắc không có bao người viết văn Việt ngữ. Làm một cái gì cho những độc già Việt ngữ đã.
Tôi nhìn hai đống sách chuyên về hồi ký. Trước hết hãy kiểm điểm. Quí bạn nào thấy danh sách còn thiếu sót, vui lòng giúp chúng tôi bổ túc, qua địa chỉ điện-thư ở cuối bài. Nếu có dư, xin cho mượn, xin cảm ơn. Khai thác nội dung những cuốn hồi ký này, tóm tắt lại và nhất là chuyển ra Anh ngữ những đoạn chọn lọc cũng là những việc rất đáng làm, rồi sau sẽ tính xa hơn. Hay đọc một cuốn hay, liên lạc với tác giả, viết lại những trao đổi, biết đâu sẽ hiện ra những giải đáp ý vị?
1-Những năm cải tạo ở Bắc Việt, Trần Huỳnh Châu, nguyệt san Tiểu Thuyết xuất bản, 1980.
2-Đại học máu, Hà Thúc Sinh, Nhân Văn, 1985.
3-Vùng đất ngục tù, Nguyễn Vạn Hùng, Thời Luận, 1988.
4-Bắc Nam sum họp, Vũ Ngọc Truy, 2001.
5-Từ Yên Bái đến các ngục thất Hỏa Lò, Côn Nôn, Guyan, Hoàng Văn Đào, 2010.
6-Đáy địa ngục, Tạ Tỵ.
7-Nhà tù, Duyên Anh, 1987.
8-Les Chemins de la Révolte, Nguyễn Tiến Lãng, hồi ký tù ngục Cộng Sản, 1989, tái bản. Cuốn sách in lần thứ nhất năm 1953, kể lại những năm tác giả bị Việt Minh Cộng Sản bắt đưa ra tù, kết án 8 năm.
9-Tắm máu đen, hồi ký 10 năm tù của Võ Đại Tôn, 1991
10-Giữa đêm trường, hồi ký Nguyễn Thụy Long, 2000.
11-Những người tù cuối cùng, Phạm Gia Đại, 2011.
12-Hỏa Lò, Nguyễn Chí Thiện, Cành Nam.
13-Trại Cải Tạo, Phạm Quang Giai.
14-Thép Đen, bộ 4 cuốn của Đặng Chí Bình, biệt kích ra Bắc, gần 20 năm tù.
15-Đêm giữa ban ngày, Vũ Thư Hiên, Văn Nghệ, 1997.
16-Tử tù tự xử lý, Trần Thư, Văn Nghệ, 1997.
Viên Linh
2-Lập tức, tôi trải một tấm nhựa nylon xuống sàn nhà, một tấm khác trên giường ngủ, và từ trên chiếc thang ghế có hai ba bậc, kéo những cuốn hồi ký tù đày ra, ném xuống đấy. Khoảng nửa tiếng sau, hai đống sách nằm ngổn ngang, toàn là hồi ký và hồi ký trong tù. Ngay một lúc chưa thể xếp loại, tôi đã thấy phải trách mình: sách tù như thế kia, tác giả quen cũng có, không quen có nhiều hơn, mà sao bao lâu nay tôi không viết về một cuốn nào?
Cách đây một tuần ngồi quanh mặt bàn với anh chị Phan, tôi có nói trong tình trạng báo giấy hiện nay (so với sinh hoạt nhộn nhịp của báo mạng trên Internet), nên mở một cuộc thi dành cho mọi người tham dự, nhưng lúc ấy chưa biết phải nói gì hơn. Đừng nói đến thơ văn lúc này, hãy chỉ nói đến việc đọc và viết, về mọi loại. Về văn học, một thế hệ đang qua, những tờ báo già nua đã chết. Thế hệ trẻ nhìn đâu cũng không thấy, không nên trông chờ lâu hơn. Mà nếu có thấy, chắc không phải sẽ thấy ở hải ngoại. Tuổi trẻ hải ngoại nhất là những thanh niên sinh sau 1975, chắc không có bao người viết văn Việt ngữ. Làm một cái gì cho những độc già Việt ngữ đã.
Tôi nhìn hai đống sách chuyên về hồi ký. Trước hết hãy kiểm điểm. Quí bạn nào thấy danh sách còn thiếu sót, vui lòng giúp chúng tôi bổ túc, qua địa chỉ điện-thư ở cuối bài. Nếu có dư, xin cho mượn, xin cảm ơn. Khai thác nội dung những cuốn hồi ký này, tóm tắt lại và nhất là chuyển ra Anh ngữ những đoạn chọn lọc cũng là những việc rất đáng làm, rồi sau sẽ tính xa hơn. Hay đọc một cuốn hay, liên lạc với tác giả, viết lại những trao đổi, biết đâu sẽ hiện ra những giải đáp ý vị?
1-Những năm cải tạo ở Bắc Việt, Trần Huỳnh Châu, nguyệt san Tiểu Thuyết xuất bản, 1980.
2-Đại học máu, Hà Thúc Sinh, Nhân Văn, 1985.
3-Vùng đất ngục tù, Nguyễn Vạn Hùng, Thời Luận, 1988.
4-Bắc Nam sum họp, Vũ Ngọc Truy, 2001.
5-Từ Yên Bái đến các ngục thất Hỏa Lò, Côn Nôn, Guyan, Hoàng Văn Đào, 2010.
6-Đáy địa ngục, Tạ Tỵ.
7-Nhà tù, Duyên Anh, 1987.
8-Les Chemins de la Révolte, Nguyễn Tiến Lãng, hồi ký tù ngục Cộng Sản, 1989, tái bản. Cuốn sách in lần thứ nhất năm 1953, kể lại những năm tác giả bị Việt Minh Cộng Sản bắt đưa ra tù, kết án 8 năm.
9-Tắm máu đen, hồi ký 10 năm tù của Võ Đại Tôn, 1991
10-Giữa đêm trường, hồi ký Nguyễn Thụy Long, 2000.
11-Những người tù cuối cùng, Phạm Gia Đại, 2011.
12-Hỏa Lò, Nguyễn Chí Thiện, Cành Nam.
13-Trại Cải Tạo, Phạm Quang Giai.
14-Thép Đen, bộ 4 cuốn của Đặng Chí Bình, biệt kích ra Bắc, gần 20 năm tù.
15-Đêm giữa ban ngày, Vũ Thư Hiên, Văn Nghệ, 1997.
16-Tử tù tự xử lý, Trần Thư, Văn Nghệ, 1997.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét