Một nhà máy nhiệt điện dùng than tại Việt Nam. (Hình: Tuổi Trẻ) |
Các chuyên gia về kinh tế, môi trường tiếp tục khuyến cáo chính quyền Việt Nam mạnh tay loại bỏ các dự án nhiệt điện dùng than.
Tại hội thảo về sử dụng nguồn năng lượng thay thế để thích ứng với biến đổi khí hậu do Tổ Chức 350 Việt Nam - một tổ chức phi chính phủ về năng lượng - tổ chức ở Sài Gòn, bà Nguyễn Thu Trang, điều phối viên Liên Minh Năng Lượng Bền Vững Việt Nam (VSEA), cho biết, khi chính quyền Việt Nam vẫn dự tính sẽ sử dụng các nhà máy nhiệt điện dùng than để cung cấp 56.4% tổng lượng điện tại Việt Nam (tính theo nhu cầu năm 2030) thì nguy cơ ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, suy giảm sức khỏe của những người cư trú gần các nhà máy nhiệt điện dùng than vẫn lơ lửng trên đầu nhiều triệu người.
Việt Nam hiện có 19 nhà máy nhiệt điện dùng than và bất chấp khuyến cáo của các chuyên gia, năm 2011, chính quyền Việt Nam vẫn phê duyệt “tổng sơ đồ điện VII” (kế hoạch phát triển nguồn điện tại Việt Nam đến năm 2030). Theo đó, đến năm 2020, các nhà máy phát điện bằng than sẽ chiếm 46.8% cơ cấu năng lượng của Việt Nam. Tới năm 2030, tỉ lệ này là 56.4%.
Theo các chuyên gia, những con số như sẽ có đến 52 nhà máy nhiệt điện dùng than, với tổng lượng than cần nhập cảng khoảng 85 triệu tấn mỗi năm là dữ liệu cần phải tính toán lại xem dùng than để phát điện có thật sự rẻ như Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN) tính toán hay không (?). Họ lưu ý, tính toán hiệu quả đầu tư vào các nhà máy phát điện bằng than phải tính cả đến thiệt hại do môi trường và sức khỏe con người bị hủy hoại.
Bà Trang thắc mắc rằng đã biết rõ tác hại đến môi trường và sức khỏe con người mà vẫn tiếp tục lựa chọn giải pháp nhiệt điện dùng than thì có đúng đắn hay không?
Một đại diện của Quỹ Khí Hậu Châu Âu tên là Aviva Imhof, lưu ý, Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu và cam kết giữ nhiệt độ tăng không quá 1.5 độ C. Nếu muốn giữ nhiệt độ trái đất không tăng cao hơn thì phải hạn chế xây dựng thêm các nhà máy nhiệt điện dùng than. Theo bà Imhof, không chỉ Hoa Kỳ ngưng thực hiện các dự án nhiệt điện dùng than mà ngay cả Trung Quốc cũng đã cắt giảm việc sử dụng than để phát điện.
Chỉ có Việt Nam đi theo hướng ngược lại, nâng công suất của nhiệt điện chạy than từ 35.1% tính trên tổng lượng điện vào năm 2015 lên 56.4% tổng lượng điện vào năm 2030.
Đáng ngạc nhiên là chính quyền Việt Nam vẫn không thay đổi dự định cho dù bên cạnh những khuyến cáo còn có những phân tích rất rõ ràng về tác hại của nhiệt điện dùng than.
Hồi tháng 9 năm ngoái, nhóm mô hình hóa học khí quyển thuộc đại học Harvard từng công bố kết quả nghiên cứu của về “các tác động tới sức khỏe do gia tăng phát thải từ than” ở Đông Nam Á và Việt Nam. Theo đó, hàng chục ngàn người Việt sẽ chết dần, chết mòn vì nhiệt điện dùng than. Lúc đó, tại hội thảo về “than và nhiệt điện dùng than” do Trung Tâm Phát Triển Sáng Tạo Xanh (GreenID), thuộc Liên Hiệp các Hội Khoa Học và Kỹ Thuật Việt Nam tổ chức, GreenID dẫn nghiên cứu vừa kể để cảnh báo, hiện nay, mỗi năm, tại Việt Nam có khoảng 4,300 người Việt thiệt mạng do sức khỏe suy giảm, bởi tình trạng ô nhiễm từ nhiệt điện dùng than. Nếu chính quyền Việt Nam tiếp tục cho phép đầu tư - vận hành các nhà máy nhiệt điện dùng than theo “quy hoạch” đã được phê duyệt thì số người thiệt mạng sẽ tăng lên thành 25, 000 người/năm.
GreenID tính toán, quá trình đốt than để tạo điện sẽ thải vào không khí 15 triệu tấn tro, một lượng lớn các chất nguy hiểm (lưu huỳnh dioxit - SO2, oxit nitơ - NOx, carbon dioxit - CO2, thủy ngân, thạch tín,...). Những chất này sẽ phá hủy hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, tăng nguy cơ bị ung thư phổi, đột quỵ, mắc các bệnh về tim mạch, bệnh mãn tính hoặc bệnh truyền nhiễm về đường hô hấp... Chưa kể các loại khí sunfat và nitrat còn gây ra mưa axit, hủy hoại những dòng suối, những cánh rừng.
Các chuyên gia môi trường từng gọi “tổng sơ đồ điện VII” là một kế hoạch hủy diệt môi trường, sức khỏe và tính mạng con người, bởi số người chết vì các nhà máy nhiệt điện dùng than cao gấp ba lần số người chết vì tai nạn giao thông, chưa kể chi phí khổng lồ do phải chăm sóc sức khỏe của các nạn nhân.
Tuy nhiên hàng chục nhà máy nhiệt điện dùng than vẫn được xây dựng ở cả đồng bằng sông Hồng lẫn đồng bằng Sông Cửu Long.
Thậm chí hồi tháng 8 năm ngoái, bất chấp cả những cảnh báo về mức độ rủi ro sẽ tăng lên gấp nhiều lần nếu sử dụng công nghệ Trung Quốc, Việt Nam vẫn cho phép hai doanh nghiệp Trung Quốc là công ty Lưới Điện Phương Nam và công ty Điện Lực Quốc Tế khởi công dự án nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1, tọa lạc ở huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, trị giá $1.75 tỷ.
Hai doanh nghiệp của Trung Quốc góp khoảng 20% vốn, 80% còn lại do năm ngân hàng của Trung Quốc cho vay. Thiết kế và toàn bộ thiết bị do Trung Quốc cung cấp. Theo dự kiến, việc xây dựng nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 sẽ khoảng bốn năm. Sau đó hai doanh nghiệp Trung Quốc được phép khai thác trong 25 năm rồi giao lại cho Việt Nam.
Dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 là một phần trong cái gọi là “tổng sơ đồ điện VII.”
Tại hội thảo về sử dụng nguồn năng lượng thay thế để thích ứng với biến đổi khí hậu do Tổ Chức 350 Việt Nam - một tổ chức phi chính phủ về năng lượng - tổ chức ở Sài Gòn, bà Nguyễn Thu Trang, điều phối viên Liên Minh Năng Lượng Bền Vững Việt Nam (VSEA), cho biết, khi chính quyền Việt Nam vẫn dự tính sẽ sử dụng các nhà máy nhiệt điện dùng than để cung cấp 56.4% tổng lượng điện tại Việt Nam (tính theo nhu cầu năm 2030) thì nguy cơ ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, suy giảm sức khỏe của những người cư trú gần các nhà máy nhiệt điện dùng than vẫn lơ lửng trên đầu nhiều triệu người.
Việt Nam hiện có 19 nhà máy nhiệt điện dùng than và bất chấp khuyến cáo của các chuyên gia, năm 2011, chính quyền Việt Nam vẫn phê duyệt “tổng sơ đồ điện VII” (kế hoạch phát triển nguồn điện tại Việt Nam đến năm 2030). Theo đó, đến năm 2020, các nhà máy phát điện bằng than sẽ chiếm 46.8% cơ cấu năng lượng của Việt Nam. Tới năm 2030, tỉ lệ này là 56.4%.
Theo các chuyên gia, những con số như sẽ có đến 52 nhà máy nhiệt điện dùng than, với tổng lượng than cần nhập cảng khoảng 85 triệu tấn mỗi năm là dữ liệu cần phải tính toán lại xem dùng than để phát điện có thật sự rẻ như Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN) tính toán hay không (?). Họ lưu ý, tính toán hiệu quả đầu tư vào các nhà máy phát điện bằng than phải tính cả đến thiệt hại do môi trường và sức khỏe con người bị hủy hoại.
Bà Trang thắc mắc rằng đã biết rõ tác hại đến môi trường và sức khỏe con người mà vẫn tiếp tục lựa chọn giải pháp nhiệt điện dùng than thì có đúng đắn hay không?
Một đại diện của Quỹ Khí Hậu Châu Âu tên là Aviva Imhof, lưu ý, Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu và cam kết giữ nhiệt độ tăng không quá 1.5 độ C. Nếu muốn giữ nhiệt độ trái đất không tăng cao hơn thì phải hạn chế xây dựng thêm các nhà máy nhiệt điện dùng than. Theo bà Imhof, không chỉ Hoa Kỳ ngưng thực hiện các dự án nhiệt điện dùng than mà ngay cả Trung Quốc cũng đã cắt giảm việc sử dụng than để phát điện.
Chỉ có Việt Nam đi theo hướng ngược lại, nâng công suất của nhiệt điện chạy than từ 35.1% tính trên tổng lượng điện vào năm 2015 lên 56.4% tổng lượng điện vào năm 2030.
Đáng ngạc nhiên là chính quyền Việt Nam vẫn không thay đổi dự định cho dù bên cạnh những khuyến cáo còn có những phân tích rất rõ ràng về tác hại của nhiệt điện dùng than.
Hồi tháng 9 năm ngoái, nhóm mô hình hóa học khí quyển thuộc đại học Harvard từng công bố kết quả nghiên cứu của về “các tác động tới sức khỏe do gia tăng phát thải từ than” ở Đông Nam Á và Việt Nam. Theo đó, hàng chục ngàn người Việt sẽ chết dần, chết mòn vì nhiệt điện dùng than. Lúc đó, tại hội thảo về “than và nhiệt điện dùng than” do Trung Tâm Phát Triển Sáng Tạo Xanh (GreenID), thuộc Liên Hiệp các Hội Khoa Học và Kỹ Thuật Việt Nam tổ chức, GreenID dẫn nghiên cứu vừa kể để cảnh báo, hiện nay, mỗi năm, tại Việt Nam có khoảng 4,300 người Việt thiệt mạng do sức khỏe suy giảm, bởi tình trạng ô nhiễm từ nhiệt điện dùng than. Nếu chính quyền Việt Nam tiếp tục cho phép đầu tư - vận hành các nhà máy nhiệt điện dùng than theo “quy hoạch” đã được phê duyệt thì số người thiệt mạng sẽ tăng lên thành 25, 000 người/năm.
GreenID tính toán, quá trình đốt than để tạo điện sẽ thải vào không khí 15 triệu tấn tro, một lượng lớn các chất nguy hiểm (lưu huỳnh dioxit - SO2, oxit nitơ - NOx, carbon dioxit - CO2, thủy ngân, thạch tín,...). Những chất này sẽ phá hủy hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, tăng nguy cơ bị ung thư phổi, đột quỵ, mắc các bệnh về tim mạch, bệnh mãn tính hoặc bệnh truyền nhiễm về đường hô hấp... Chưa kể các loại khí sunfat và nitrat còn gây ra mưa axit, hủy hoại những dòng suối, những cánh rừng.
Các chuyên gia môi trường từng gọi “tổng sơ đồ điện VII” là một kế hoạch hủy diệt môi trường, sức khỏe và tính mạng con người, bởi số người chết vì các nhà máy nhiệt điện dùng than cao gấp ba lần số người chết vì tai nạn giao thông, chưa kể chi phí khổng lồ do phải chăm sóc sức khỏe của các nạn nhân.
Tuy nhiên hàng chục nhà máy nhiệt điện dùng than vẫn được xây dựng ở cả đồng bằng sông Hồng lẫn đồng bằng Sông Cửu Long.
Thậm chí hồi tháng 8 năm ngoái, bất chấp cả những cảnh báo về mức độ rủi ro sẽ tăng lên gấp nhiều lần nếu sử dụng công nghệ Trung Quốc, Việt Nam vẫn cho phép hai doanh nghiệp Trung Quốc là công ty Lưới Điện Phương Nam và công ty Điện Lực Quốc Tế khởi công dự án nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1, tọa lạc ở huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, trị giá $1.75 tỷ.
Hai doanh nghiệp của Trung Quốc góp khoảng 20% vốn, 80% còn lại do năm ngân hàng của Trung Quốc cho vay. Thiết kế và toàn bộ thiết bị do Trung Quốc cung cấp. Theo dự kiến, việc xây dựng nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 sẽ khoảng bốn năm. Sau đó hai doanh nghiệp Trung Quốc được phép khai thác trong 25 năm rồi giao lại cho Việt Nam.
Dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 là một phần trong cái gọi là “tổng sơ đồ điện VII.”
0 nhận xét:
Đăng nhận xét