Thạch Đạt Lang
Trong những ngày vui này, người dân thành phố tạm thời quên đi một sự kiện vô cùng quan trọng liên quan đến sự tồn vong của dân tộc: Gần hai tháng đã trôi qua, cá tiếp tục chết hàng loạt dọc theo bớ biển Việt Nam cũng như vào sâu trong sông, lạch, ao, hồ làm điêu đứng hàng trăm ngàn ngư dân và những người nuôi trồng thủy sản. Chế độ CSVN tiếp tục im lặng một cách lì lợm, nhất quyết không thông báo tin tức điều tra, đồng thời huy động công an, quân đội tiếp tục ngăn chận mọi cố gắng tìm hiểu nguyên nhân của người dân, quyết tâm bảo vệ nguồn xả thải của khu công nghiệp Formosa và phó mặc cho ngư dân đối phó với thảm họa.
Trong những ngày vui này, người dân thành phố tạm thời quên đi một sự kiện vô cùng quan trọng liên quan đến sự tồn vong của dân tộc: Gần hai tháng đã trôi qua, cá tiếp tục chết hàng loạt dọc theo bớ biển Việt Nam cũng như vào sâu trong sông, lạch, ao, hồ làm điêu đứng hàng trăm ngàn ngư dân và những người nuôi trồng thủy sản. Chế độ CSVN tiếp tục im lặng một cách lì lợm, nhất quyết không thông báo tin tức điều tra, đồng thời huy động công an, quân đội tiếp tục ngăn chận mọi cố gắng tìm hiểu nguyên nhân của người dân, quyết tâm bảo vệ nguồn xả thải của khu công nghiệp Formosa và phó mặc cho ngư dân đối phó với thảm họa.
*
Cuộc viếng thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ - Barack Obama đã chấm dứt,
chiếc máy bay Air Force One đã rời phi trường Tân Sơn Nhất để đưa ông đi
Tokyo – Japan tham dự hội nghị G-7vào buổi chiều ngày 25.05.2016.
Tuy vậy, dư âm của cuộc thăm viếng này sẽ còn kéo dài một thời gian nữa,
ít nhất cũng phải 5-7 ngày. Báo chí, truyền thông, trong cũng như ngoài
nước đang còn bàn nhiều đến những gì hai chính phủ đã ký kết, từ hợp
đồng cung cấp vũ khí sát thương đến mua 100 máy bay Boeing 737-MAX...
Trong dân chúng thì những chuyện bên lề của ông Obama như chuyện ăn bún
chả, đội mưa đi thăm dân ở Hà Nội, chuyện thăm chùa Ngọc Hoàng, gặp gỡ
doanh nhân, hội thảo với giới trẻ ở Sài Gòn... chắc chắn cũng sẽ rôm rả
không kém.
Bên cạnh sự hân hoan, thích thú được gặp gỡ, nhìn thấy ông Obama của
người dân Việt Nam, vẫn có những mảng tối mà ông Obama đã nhắc đến trong
cuộc nói chuyện với đại diện một số tổ chức xã hội dân sự tại Hà Nội.
Đó là việc ngăn chận, giam lỏng tại tư gia nhiều nhà tranh đấu cho dân
chủ, tự do, nhân quyền cho Việt Nam như Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhà báo
Đoan Trang…
Những người này không biết vì lý do gì đã bị chế độ CSVN cấm cản, cho
công an mặc thường phục, hoặc bắt cóc, hoặc giam lỏng, không cho họ đi
đón, chào ông Obama. Lý do chắc chắn không phải họ là khủng bố.
Trong những ngày vui này, người dân thành phố tạm thời quên đi một sự
kiện vô cùng quan trọng liên quan đến sự tồn vong của dân tộc: Gần hai
tháng đã trôi qua, cá tiếp tục chết hàng loạt dọc theo bớ biển Việt Nam
cũng như vào sâu trong sông, lạch, ao, hồ làm điêu đứng hàng trăm ngàn
ngư dân và những người nuôi trồng thủy sản.
Chế độ CSVN tiếp tục im lặng một cách lì lợm, nhất quyết không thông báo
tin tức điều tra, đồng thời huy động công an, quân đội tiếp tục ngăn
chận mọi cố gắng tìm hiểu nguyên nhân của người dân, quyết tâm bảo vệ
nguồn xả thải của khu công nghiệp Formosa và phó mặc cho ngư dân đối phó
với thảm họa.
Ảnh hưởng việc cá chết hàng loạt đã tác động mạnh đến sinh hoạt của dân
chúng trên cả nước, nhưng tại Hà Nội và các thành phố lớn như Sài Gòn,
Đà Nẵng, Nha Trang... chưa biểu hiện rõ. Người dân chỉ mới tỏ thái độ
thụ động bằng cách không ăn cá, không tiêu thụ hải sản, các sản phẩm chế
biến từ hải sản được sản xuất trong nước sau ngày 06.04.2016.
Trong lúc hàng chục ngàn hay hàng trăm ngàn cánh tay ở Hà Nội, Sài Gòn
nô nức vẫy chào cùng những cặp mắt chăm chú theo dõi bước chân của Tổng
thống Obama qua truyền hình thì ngư dân tại 4 tỉnh miền trung và nhiều
nơi khác trên đất nước vẫn đang phải đối mặt với thảm họa kinh hoàng kéo
dài chưa biết bao giờ ngưng.
Biển đã chết, nguồn sinh kế của hàng trăm ngàn gia đình ở Hà Tĩnh, Quảng
Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng và nhiều nơi khác đã bị hủy
diệt. Cái đói hiện rõ trước mắt từng ngày, từng giờ, 15kg gạo với vài
trăm ngàn trợ giúp của chế độ CS Hà Nội chỉ giúp họ cầm cự được dăm bữa,
nửa tháng.
Cũng có nguồn tin cho rằng Nguyễn Xuân Phúc đã ra chỉ thị là mỗi ghe,
tàu đánh cá không ra khơi được sẽ nhận 5 triệu VNĐ tiền yểm trợ nhưng
chưa chủ ghe nào nhận được số tiền này. Nếu nhận được số tiền này thì
một gia đình ngư dân 3-4 nhân khẩu, ăn tiêu tằn tiện, dè xẻn thì cầm cự
được 2 tháng. Sau đó họ sẽ phải làm gì để sinh sống?
Nhiều gia đình ngư dân chết đứng, trắng tay với những khoản nợ khổng lồ
khi vay mượn nhà băng sắm sửa tàu, thuyền, dụng cụ đánh bắt, nay đang
nằm phơi sương, gió ngoài bãi đã gần 2 tháng.
Sau đợt trợ giúp nhỏ giọt nói trên, nhà cầm quyền Hà Nội không có thêm
hành động thực tế hay kế hoạch nào khác để đối phó với thảm họa ngoài sự
im lặng như một bức tường đá.
Trọng, Phúc, Quang, Ngân, không một ai trong tứ đầu chế trực tiếp đi đến
Kỳ Anh, Hà Tĩnh tìm hiểu sự tình, thăm hỏi, ủy lạo ngư dân, họ tránh
tuyệt đối nhắc đến Formosa còn hơn tránh hủi.
Các ủy ban nhân dân, phòng, sở của các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng
Trị, Thừa Thiên-Huế noi gương thượng cấp im lặng, hoặc trơ như đá, hoặc
trốn mất biệt, coi như cá chết là chuyện của ai, xảy ra ở đâu đâu chứ
không trong địa phương, dưới quyền quản lý của mình.
Không hề thấy sở, bộ Tài Nguyên-Môi Trường của địa phương hay trung ương
đưa ra thêm một kết quả khảo nghiệm nào mới sau ngày 28.04.2016 về
nguyên nhân cá chết, cũng không có kế hoạch cải tạo môi sinh nào được đề
cập tới.
Tại Hà Nội, Sài Gòn, Hà Tĩnh, chế độ CS áp dụng chiến thuật im lặng và
đàn áp, kiên quyết bịt miệng người dân, dùng tất cả các phương tiện từ
công khai đến hèn hạ, lén lút, kể cả việc chặn tin tức loan truyền trên
mạng, qua tin nhắn có những chữ liên quan đến cá chết và Formosa.
Cuộc thăm viếng của Tổng thống Obama làm cho những cuộc biểu tình bất
bạo động đòi hỏi sự trả lời minh bạch của người dân với chế độ CS Hà Nội
về nguyên nhân thảm họa bị đẩy vào trong bóng tối. Không biết có bộc
phát trở lại hay sẽ đi vào quên lãng như cuộc cách mạng dù ở Hongkong
năm 2014?
Căn cứ vào những hình ảnh phổ biến trên mạng, ước tính số lượng người
đón chào Tổng Thống Obama ở Hà Nội là vài ngàn đến khoảng chục ngàn, ở
Sài Gòn đông hơn, có thể lên tới vài chục ngàn. Lý do Hà Nội ít người
hơn có thể là vì trời tối khuya, nhiều người đã đi ngủ.
So sánh lượng người xuống đường biểu tình về nguyên nhân cá chết hàng
loạt với số người chào đón ông Obama, người ta thấy một sự chênh lệch
quá lớn, tỉ lệ tham gia xuống đường cao lắm có lẽ chỉ khoảng 5-10% so
với đi đón ông Obama. Tỉ lệ này còn đáng buồn hơn nữa nếu so với đám
đông đi dâng lễ, xin lộc ở đền thờ vua Hùng ngày 16.04.2016.
Sự chênh lệch quá nhiều giữa số người đi đón Tổng thống Obama và xuống
đường biểu tình cho thấy dân trí người Việt Nam vẫn còn rất thấp kém.
Hầu hết vẫn hi vọng, trông chờ một thế lực từ ngoại quốc đem đến cho
mình tự do, dân chủ, nhân quyền… hoặc cũng có thể rất nhiều người trong
số đó không nghĩ gì xa xôi hơn là muốn nhìn thấy tận mắt Tổng Thống của
cường quốc số 1 thế giới.
Ai cũng biết, còn chế độ cộng sản cai trị là còn độc tài, bất công, áp
bức, gian trá, lưu manh, nghèo đói, bất an…, ai cũng biết họa mất nước
đang kề cận, kể cả cán bộ, đảng viên đảng cộng sản, công an, tướng lãnh
quân đội…
Rất nhiều người khát khao một sự thay đổi thể chế nhưng lại rất ít người
dám bày tỏ thái độ, lên tiếng hay hành động vì sợ sự đàn áp, giam giữ,
trả thù tàn bạo của chế độ.
Thảm họa cá chết hàng loạt đã làm thức tỉnh nhiều người nhưng chưa đủ.
Từ thức tỉnh đi đến hành động vẫn còn là một bước khá xa. Nhận thức được
sự việc đã là một bước tiến, nhưng từ nhận thức dẫn đến hành động đòi
hỏi một sự can trường, vượt qua nỗi sợ.
Ước mơ có được sự trợ giúp của một thế lực, một quốc gia khác để làm dấy
lên một cuộc cách mạng dù là bất bạo động để thay đổi thể chế hiện nay
tại Việt Nam là một ước mơ viễn vông, xa rời thực tế. Lời nhắn nhủ của
Tổng Thống Obama với giới trẻ tại Sài Gòn ngày 25.05.2016 rất rõ ràng:
“Số phận, tương lai đất nước Việt Nam chỉ do người Việt Nam quyết định".
Một cuộc Cách Mạng Hoa Lài như ở Tunisia năm 2011 hay Cách Mạng Dù ở
Hongkong năm 2014 sẽ khó lòng xảy ra tại Việt Nam khi dân trí còn quá
thấp, dân khí quá yếu hèn, sợ hãi sau 71 năm bị cộng sản cai trị, tuyên
truyền đầu độc.
Đối diện với cái đói trước mặt, hàng trăm ngàn ngư dân ở 4 tỉnh miền
trung vẫn nhẫn nhục, chịu đựng, trông chờ sự bố thí dăm kí gạo của chế
độ CS Hà Nội hoặc chạy đôn đáo, vay nóng khắp nơi để có cái ăn, vẫn
không dám rủ nhau, kéo đến các UBND, yêu cầu trả lời minh bạch lý do tại
sao cá chết.
Biểu tình, xuống đường phản đối sự mờ ám, bất minh của CS Hà Nội lại do
người dân thành phố phát động, nhưng cũng không lôi kéo được tuyệt đại
đa số thờ ơ, lãnh cảm ngay cả với thảm họa mà sớm hay muộn họ cũng sẽ bị
ảnh hưởng, tác động không cách nào tránh khỏi.
Giả sử rằng, nếu tất cả ngư dân ở những miền, vùng cá chết hàng loạt
xuống đường kéo đến các UBND tỉnh, cùng lúc đó Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng,
Nha Trang xuống đường đồng hành với số lượng người như đi đón Obama thì
Hà Nội sẽ giải quyết như thế nào? Có dám ra lệnh bắn giết, đem súng
đạn, xe tăng, hơi cay đến đàn áp không?
Chắc chắn chế độ CSVN không khoan nhượng, sẽ ra tay đàn áp, điều động
công an và nếu cần cả quân đội để dẹp biểu tình. Lịch sử đã chứng minh
cộng sản chưa hề tiếc máu dân cho mục đích, địa vị, quyền lực của mình.
Chuyện gì sẽ xẩy ra sau đó? Chưa thể có câu trả lời rõ ràng. Nó tùy
thuộc vào thời điểm đó, quân đội sẽ đứng về phía nào? Dân hay chế độ?
Nếu đứng về phía dân, quân đội phải dẹp tan công an và chế độ sẽ sụp đổ.
Còn ngược lại thì đất nước sẽ trở thanh một tỉnh tự trị của Tầu Cộng,
không có con đường nào khác.
Chế độ CS Hà Nội sẽ có hành động gì với đường ống xả thải của Formosa
trong thời gian tới? Chẳng có chuyện gì hết, ngoài những tuyên bố trấn
an bla..bla…, tất cả rồi sẽ chìm dần vào quá khứ. Cá chết mặc cá, dân
chết mặc dân, đảng sống là đủ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét