![]() |
Dương Khiết Trì và Phạm Bình Minh |
Uỷ viên quốc vụ viện
Dương Khiết Trì vừa đến Việt Nam hôm 27/6/2016 giữa lúc Bộ Quốc phòng động binh
khiến dư luận dấy lên nhiều câu hỏi về mục đích thật sự của chuyến viếng thăm
lần này.
Theo thông báo chính
thức, Dương Khiết Trì và phó thủ tướng kiêm bộ trưởng ngoại giao CSVN Phạm Bình
Minh sẽ đồng chủ trì phiên họp lần thứ 9 của Uỷ ban chỉ đạo hợp tác song phương
Việt-Trung.
Tuy vậy, các sự kiện
trong quá khứ đều cho thấy rằng, mỗi khi Dương Khiết Trì sang Việt Nam đều mang
đến những tín hiệu không mấy tốt lành đối với tiền đồ dân
tộc.
Chấp thuận để Trung Cộng lập căn cứ
tại Đà Nẵng
Cũng xin được nhắc lại,
vào năm 2014, giữ lúc bộ chính trị CSVN rúng động trước việc Trung Cộng hạ đặt
giàn khoan HD-981 trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, Dương Khiết Trì đã đích
thân sang Hà Nội răn đe giới chóp bu Ba Đình.
Khi ấy, bộ chính
trị CSVN do tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cầm đầu đã hoảng sợ và chấp nhận đầu
hàng vô điều kiện. Truyền thông Trung cộng sau đó tỏ rõ thái độ hả hê khi gọi
CSVN là “đứa
con hoang đàng” và được Dương Khiết Trì sang “gọi về nhà”.
Hợp tác giữa bộ tư lệnh Cảnh sát biển CSVN và cục Cảnh sát biển Trung Cộng
Lần này, nhiều khả năng
một kịch bản cũ sẽ lại tiếp tục được tái diễn khi các tân lãnh đạo CSVN khoá 12
đều đã lộ rõ bộ mặt thân Tàu.
Sau cuộc họp giữa Dương
Khiết Trì và Phạm Bình Minh hôm 27/6/2016, Trung Cộng tuyến bố sẽ tài trợ không
hoàn lại cho CSVN số tiền 19,5 triệu đô để xây dựng cung hữu nghị
Việt-Trung.
Đáp lại, CSVN sẽ phải
chấp thuận để cho Trung Cộng thiết lập toà tổng lãnh sự tại Đà Nẵng - nơi những
người Tàu giấu mặt đã mua đứt hàng trăm lô đất có vị trí quan trọng về an ninh
quốc phòng.
Ngoài ra, một thoả thuận
hợp tác giữa bộ tư lệnh Cảnh sát biển CSVN và cục Cảnh sát biển Trung Cộng cũng
đã được hai bên ký kết. Hành động này chẳng khác nào việc nạn nhân bị cướp lại
đi hợp tác với kẻ ăn cướp.
Ngoài các chủ đề đã được
thông báo chính thức, chuyến đi Hà Nội của Dương Khiết Trì còn liên quan đến
những căng thẳng leo thang tại Biển Đông, đặc biệt là sự kiện toà Trọng tài Quốc
tế sắp sửa đưa ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung
Cộng.
Bộ Quốc phòng động
binh?
Trước ngày họ Dương đến
Hà Nội, người ta chứng kiến hàng loạt các diễn biến bất thường liên quan đến bộ
quốc phòng CSVN.
Theo thông tin loan tải
trên các mạng xã hội, ít nhất 50 xe bus chở các sỹ quan hải quân cũng đã được
huy động về Hà Tĩnh - nơi có nhà máy Formosa trú đóng.
Tại Sài Gòn, xe thiết
giáp quân đội rầm rập di chuyển giữa đêm. Trong khi đó, tại Tây Nguyên, pháo cao
xạ và súng phòng không xuất hiện giữa đường phố Đắc
Nông.
Pháo cao xạ và các khí tài quân sự xuất
hiện hôm 27/6/2016 tại Đắc Nông -
nơi có nhà máy bauxite Nhân Cơ của Trung Cộng
trú đóng.
Việc động binh một cách
công khai như trên không đơn giản chỉ là các cuộc diễn tập quân sự thông thường,
vậy Bộ Quốc phòng CSVN đang toan tính điều gì?
Sau sự kiện hai chiếc máy
bay Su 30 và CASA 212 tan xác trên biển, dư luận bắt đầu tỏ ra nghi ngờ về sự
liên quan của Trung Cộng trong vụ việc dẫn đến cái chết của 10 sỹ quan không
quân Việt Nam.
Lời giải thích của bộ
quốc phòng CSVN cho rằng hai máy bay bị “tai nạn” do “thời tiết xấu” đã chẳng
làm cho bất cứ ai tin tưởng. Hình ảnh những mảnh vỡ CASA 212 thu được tại khu
vực đường phân chia Vịnh Bắc Bộ - nơi tiếp giáp với Trung Quốc, càng chứng tỏ
rằng chiếc máy bay này đã bị bắn tan xác.
Thêm vào đó, CSVN đang
phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan khi sắp phải trả lời trước nhân
dân về nguyên nhân gây ra thảm hoạ cá chết miền Trung trong tháng 6/2016 - theo
như lời cam kết trước đó.
Dự kiến, ngày 29/6/2016,
bộ công an CSVN sẽ tổ chức họp báo công bố thủ phạm đầu độc biển miền Trung, mà
ai cũng biết rõ là nhà máy Formosa.
Do đó, sự kiện bộ quốc
phòng CSVN di chuyển khí tài quân sự là để đe doạ sự phẫn nộ của người dân, đồng
thời cũng để bảo vệ cho các thế lực ngoại bang. Chuyến thăm của Dương Khiết Trì
nhằm thúc ép CSVN thực hiện đúng những chỉ đạo này từ quan thầy Bắc
Kinh.
27.01.2016
27.01.2016
0 nhận xét:
Đăng nhận xét