Chiến dịch đả muỗi diệt ruồi của Nguyễn Phú Trọng đang đối diện với nguy cơ phá
sản bởi việc trốn thoát của con bài Trịnh Xuân Thanh. Sự kiện này cũng đã phản
ảnh tình trạng bất lực của hệ thống chính trị và là một thử thách đối với quyền
lực của Tổng Bí thư. Do đó, Nguyễn Phú Trọng đã phải chui vào Đảng ủy Công an
Trung ương. Đây là lần đầu tiên có sự việc một TBT là một thành viên của bộ phận
này. (1)
Bộ Công an và cú đào
thoát của Trịnh Xuân Thanh
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc
trốn thoát thành công của Trịnh Xuân Thanh là sự bất hợp tác của phía công an
đối với Nguyễn Phú Trọng. Trầm trọng hơn là còn có xác suất phía công an hỗ trợ
cho Trịnh Xuân Thanh trốn khỏi vòng cương tỏa của phe nhóm Nguyễn Phú Trọng.
Thanh đã biệt tích vào khoảng trước ngày 26/8, sau đó tuyên bố bỏ đảng và bất
tín nhiệm TBT, nhưng mãi đến ngày 13/09, đại diện của C45 Bộ Công an vẫn án binh
bất động vì "chưa
nhận được đơn đề nghị tìm kiếm ông Trịnh Xuân Thanh từ gia đình ông này và Tỉnh
ủy Hậu Giang" (2). Đến 3 ngày
sau, không thể nào tiếp tục án binh trước sự việc đào thoát của một cán bộ đảng
viên cao cấp, dính líu trong một vụ án 3.300 tỷ và dư luận quan tâm theo dõi,
Thiếu tướng Nguyễn Đức Thịnh của Cơ quan Cảnh sát Điều tra (C46) phải ký quyết
định truy nã (3).
Việc bỏ trốn của Trịnh Xuân Thanh đã
ảnh hưởng trầm trọng đến "chuỗi" chiến dịch của Nguyễn Phú Trọng tấn công phe
nhóm của Nguyễn Tấn Dũng theo "quy trình tấn công từng bước" vào đường dây Trịnh
Xuân Thanh - Vũ Huy Hoàng - Vũ Đức Thuận - Đinh La Thăng - Nguyễn Tấn Dũng
(4). Sau 16 tháng
hết thời hạn điều tra mà vẫn chưa tìm ra tông tích của Trịnh Xuân Thanh thì vụ
án PVC thất thoát 3.300 tỷ đồng buộc phải đình chỉ theo khoản 1 Điều 160 Bộ luật
Tố tụng hình sự.
Mạng nhện Bộ Công
an
Trong suốt 10 năm của 2 nhiệm kỳ Thủ
tướng, Nguyễn Tấn Dũng đã thâu tóm, xây dựng và phát triển quyền lực của ông ta
trong Bộ Công an. Bên cạnh việc bổ nhiệm Trần Đại Quang vào chức vụ Bộ trưởng
BCA vào năm 2011, Nguyễn Tấn Dũng đã thăng chức cho hàng loạt các tướng tá công
an, điều động những tướng công an thân tín vào các vị trí lãnh đạo các Tổng cục
của BCA. (5)
Trong mạng nhện của BCA được thâu
tóm bởi Nguyễn Tấn Dũng và chỉ huy bởi Trần Đại Quang, cho dù nếu có sự rạn nứt
trong liên minh Dũng-Quang thì ngày nay đa số thành phần chủ chốt trong bộ vẫn
đứng về phía Dũng hoặc phía Quang - nhưng không dưới bóng của Nguyễn Phú Trọng -
trừ khi Trần Đại Quang ngả hẳn sang Nguyễn Phú Trọng. Tuy nhiên, khi Nguyễn Phú
Trọng ra lệnh cho Phạm Minh Chính, Trưởng ban Tổ chức Trung ương ký ban hành văn
bản 13-TB/TW vào ngày 17/8, đặt vấn đề cán bộ đảng viên khai lại tuổi và quyết
định không xem xét tuổi mà đảng viên đã điều chỉnh, nhưng sẽ dựa vào tuổi của
đảng viên đã khai trong hồ sơ gốc lý lịch đảng viên khi vào đảng
(6). Ai cũng biết
Trần Đại Quang đã khai gian năm sinh từ 1950 thành 1956 nhằm "trẻ đủ" để có thể
ngồi lại trong nhiệm kỳ vừa qua. Văn bản này đã chặn con đường hoạn lộ, tranh
giành ghế TBT với Đinh Thế Huynh hay Nguyễn Xuân Phúc - hiện đang là đàn em cật
ruột của Nguyễn Phú Trọng nếu Trọng rời khỏi chức vụ TBT vào giữa nhiệm kỳ như
đã hứa hẹn. Vị trí bạn hay thù giữa Trọng và Quang đã được định
rõ.
Sau đại hội đảng 12, Trần Đại Quang trở
thành Chủ tịch nước và người thay thế ngôi vị BT BCA là Tô
Lâm.
Vào năm 2010, Tô Lâm được Nguyễn Tấn Dũng
bổ nhiệm vào vị trí Thứ trưởng BCA và sau đó dưới quyền chỉ huy của Bộ trưởng
Trần Đại Quang.
Vào ngày 30-7-2016, bên cạnh vai trò
BT BCA, Tô Lâm được giao cho chức vụ tại trụ sở Ban Chỉ đạo Tây Nguyên. Buổi lễ
công bố quyết định này cũng là ngày đoàn tụ của Tô Lâm, Trần Đại Quang và Nguyễn
Tấn Dũng. (7)
Đảng ủy công an Trung
ương
Đảng ủy Công an Trung ương Việt Nam
(ĐUCATƯ) là cơ quan lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong Công an Nhân dân
Việt Nam. Đây là bộ phận chính ủy đề xuất đường lối hoạt động của Bộ Công an
(8).
Trong nhiệm kỳ 2010-2015,
Ban Thường vụ ĐUCATƯ gồm
8 người.
- Bí thư: Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ
trưởng BCA
- Phó Bí thư: Thượng tướng Đặng Văn Hiếu,
Thứ trưởng Thường trực BCA
Ủy viên thường vụ
ĐUCATƯ:
1. Trương Tấn Sang, Chủ tịch
nước
2. Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính
phủ
3. Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng
Bộ Công an
4. Thượng tướng Tô Lâm, Thứ trưởng Bộ Công
an
5. Thượng tướng Bùi Văn Nam, Thứ trưởng Bộ
Công an
6. Thượng tướng Bùi Quang Bền, Thứ trưởng
Bộ Công an
Nhiệm kỳ 2016-2020,
Ban Thường vụ rút xuống
còn 7 người:
- Bí thư: Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng
BCA
- Phó Bí thư: Thượng tướng Lê Quý Vương,
Thứ trưởng Bộ Công an
Ủy viên thường vụ
ĐUCATƯ:
1. Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí
thư
2. Trần Đại Quang, Chủ tịch
nước
3. Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính
phủ
4. Thượng tướng Bùi Văn Nam, Thứ trưởng Bộ
Công an
5. Thượng tướng Nguyễn Văn Thành, Thứ
trưởng Bộ Công an
Đây là lần đầu tiên, một Tổng bí thư chui
vào Đảng ủy Công an Trung ương.
Ở nhiệm kỳ trước, Ủy viên thường vụ ĐUCATƯ
có 4 tướng công an. Nhiệm kỳ 2016-2020 rút xuống còn 7 người và TBT vào chiếm 1
chỗ. Do đó 2 tướng công an trong bộ phận này phải ra đi. Bên cạnh đàn em cật
ruột là Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Phú Trọng chỉ cần thu phục thêm 2 thành viên là
chiếm đa số. Trong 4 tướng công an - Tô Lâm, Lê Quý Vương, Bùi Văn Nam, Nguyễn
Văn Thành - 2 kẻ này sẽ là ai và liệu Nguyễn Phú Trọng có đạt được mục tiêu
khống chế ĐUCATƯ hay
không?
Kết:
Dựa vào những "sự cố" Trịnh Xuân Thanh,
cuộc đấu đá giữa Nguyễn Phú Trọng và cựu bộ trưởng CA - chủ tịch Nước Trần Đại
Quang, rõ ràng là Nguyễn Phú Trọng đang muốn dùng bộ phận này để tìm cách giám
sát và nắm đầu Bộ Công an phải ngoan ngoãn trở thành tấm khiên, lá chắn và thanh
gươm của Tổng bí thư trong sự nghiệp đả muỗi diệt ruồi, truy cùng đuổi tận phe
cánh Nguyễn Tấn Dũng, Đinh La Thăng và Trần Đại Quang.
___________________________________
Chú thích:
(2) http://baophapluat.vn/chinh-tri/neu-ong-trinh-xuan-thanh-tron-mat-moi-viec-se-ra-sao-294308.html
0 nhận xét:
Đăng nhận xét