Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera và đồng nhiệm Philippines tại buổi họp báo chung, Manila, 27/06/2013 REUTERS/Erik De Castro |
Trước các hành động ngày càng lấn lướt của Trung Quốc trong việc tranh giành biển đảo của các nước láng giềng, chính quyền Nhật Bản càng lúc càng tỏ rõ quyết tâm ngăn chặn. Ghé thăm Philippines – một nước Đông Nam Á đang là nạn nhân chủ chốt của các động thái chèn ép Bắc Kinh ngoài Biển Đông, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản hôm 27/06/2013 đã không ngần ngại nhắc lại cam kết của Tokyo là sẽ cung cấp phương tiện cụ thể cho Manila để bảo vệ các « hải đảo xa xôi » của mình.
Trong một cuộc họp báo chung với đồng nhiệm Philippines Voltaire Gazmin nhân
dịp ông đến Manila để thảo luận về hợp tác song phương, Bộ trưởng Quốc phòng
Nhật Bản Itsunori Onodera xác nhận rằng Nhật Bản và Philippines đã bàn bạc về cả
hai hồ sơ : Đòi hỏi chủ quyền gây tranh cãi của Trung Quốc trên gần như toàn bộ
Biển Đông, và tranh chấp lãnh thổ Nhật –Trung tại vùng Biển Hoa Đông.
Ông Onodera đã ghi nhận là Tokyo và Manila đang cùng chung cảnh ngộ là cần phải bảo vệ chủ quyền biển đảo của mình : « Chúng tôi đang phải đối diện với một tình huống tương tự ở vùng Biển Hoa Đông. Phía Nhật Bản rất quan ngại trước khả năng tình hình ở Biển Đông có thể ảnh hưởng đến tình hình ở Biển Hoa Đông ».
Bối cảnh đó đã thúc đẩy hợp tác quốc phòng Tokyo-Manila. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, cho biết : « Chúng tôi đồng ý rằng sẽ phải đẩy xa hơn nữa công cuộc hợp tác song phương nhằm bảo vệ các hòn đảo xa xôi..., bảo vệ lãnh hải cũng như bảo vệ các lợi ích hàng hải ».
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin đã hoan nghênh đề nghị của Nhật Bản, muốn giúp đỡ quân đội Philippines đang rất thiếu phương tiện. Ông xác nhận : « Chúng tôi đã nhất trí tiếp tục hợp tác trong lãnh vực trao đổi thông tin, trao đổi công nghệ nhằm giúp đỡ lẫn nhau sao cho quan hệ quốc phòng của chúng tôi mạnh mẽ hơn ».
Cả hai Bộ trưởng không cho biết chi tiết về những gì mà Nhật Bản sẽ giúp cho Philippines trong lãnh vực quốc phòng, nhưng vào tháng hai vừa qua, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đã cho biết là Manila hy vọng nhận được 10 chiếc tàu tuần tra mới của Nhật Bản trong vòng 18 tháng.
Theo tờ báo Nhật Bản Yomiuri Shimbun ngày 25/06 vừa qua, vấn đề cung cấp tàu tuần duyên có lẽ sẽ được Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe chính thức loan báo trong một cuộc họp thượng đỉnh với Tổng thống Philippines Benigno Aquino vào tháng Bảy tới đây nhân một chuyến công du Đông Nam Á mới của ông Abe.
Một số nguồn thạo tin đã cho báo giới Nhật Bản biết là Thủ tướng Nhật Bản đã lên kế hoạch đi thăm Philippines, Malaysia và một số nước ASEAN khác vào cuối tháng Bảy, sau cuộc bầu cử Thượng viện.
Đây sẽ là lần thứ ba mà ông Shinzo Abe công du Đông Nam Á từ khi nhậm chức. Lần đầu tiên là vào tháng Giêng, ít không lâu sau khi ông trở thành thủ tướng, với chuyến thăm Việt Nam, Thái Lan và Indonesia, và mới đây là chuyên công du Miến Điện hồi tháng Năm.
Theo các nhà phân tích, rõ ràng là Tokyo đang đẩy mạnh chính sách Đông Nam Á của mình bằng cách tăng cường quan hệ với các nước ASEAN. Mục tiêu chiến lược của ông Abe chính là hạn chế đà bành trướng của Trung Quốc, đang càng lúc càng lớn lối cả tại Biển Đông lẫn Biển Hoa Đông.
Vừa giúp đỡ các nước Đông Nam Á, mà cụ thể là Philippines về phương tiện, Tokyo vừa hậu thuẫn các nước bị Bắc Kinh lấn lướt trên bình diện chính trị ngoại giao theo hai hướng : ủng hộ việc nhanh chóng tiến tới một bộ quy tắc ứng xử ASEAN – Trung Quốc (COC), và kêu gọi các bên tranh chấp – và nhất là Trung Quốc – tôn trọng luật lệ quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS 1982.
Sự can dự tích cực của Nhật Bản vào vùng Đông Nam Á được cho là sẽ giúp Hoa Kỳ giảm bớt gánh nặng ngân sách trong việc triển khai chiến lược xoay trục qua Châu Á – Thái Bình Dương.
Trong cuộc họp báo hôm nay tại Manila, hai Bộ trưởng Quốc phòng Nhật – Phi - Onodera và Gazmin đã không ngần ngại hoan nghênh việc Hoa Kỳ tăng cường hiện diện quân sự tại châu Á.
Trọng Nghĩa
Ông Onodera đã ghi nhận là Tokyo và Manila đang cùng chung cảnh ngộ là cần phải bảo vệ chủ quyền biển đảo của mình : « Chúng tôi đang phải đối diện với một tình huống tương tự ở vùng Biển Hoa Đông. Phía Nhật Bản rất quan ngại trước khả năng tình hình ở Biển Đông có thể ảnh hưởng đến tình hình ở Biển Hoa Đông ».
Bối cảnh đó đã thúc đẩy hợp tác quốc phòng Tokyo-Manila. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, cho biết : « Chúng tôi đồng ý rằng sẽ phải đẩy xa hơn nữa công cuộc hợp tác song phương nhằm bảo vệ các hòn đảo xa xôi..., bảo vệ lãnh hải cũng như bảo vệ các lợi ích hàng hải ».
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin đã hoan nghênh đề nghị của Nhật Bản, muốn giúp đỡ quân đội Philippines đang rất thiếu phương tiện. Ông xác nhận : « Chúng tôi đã nhất trí tiếp tục hợp tác trong lãnh vực trao đổi thông tin, trao đổi công nghệ nhằm giúp đỡ lẫn nhau sao cho quan hệ quốc phòng của chúng tôi mạnh mẽ hơn ».
Cả hai Bộ trưởng không cho biết chi tiết về những gì mà Nhật Bản sẽ giúp cho Philippines trong lãnh vực quốc phòng, nhưng vào tháng hai vừa qua, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đã cho biết là Manila hy vọng nhận được 10 chiếc tàu tuần tra mới của Nhật Bản trong vòng 18 tháng.
Theo tờ báo Nhật Bản Yomiuri Shimbun ngày 25/06 vừa qua, vấn đề cung cấp tàu tuần duyên có lẽ sẽ được Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe chính thức loan báo trong một cuộc họp thượng đỉnh với Tổng thống Philippines Benigno Aquino vào tháng Bảy tới đây nhân một chuyến công du Đông Nam Á mới của ông Abe.
Một số nguồn thạo tin đã cho báo giới Nhật Bản biết là Thủ tướng Nhật Bản đã lên kế hoạch đi thăm Philippines, Malaysia và một số nước ASEAN khác vào cuối tháng Bảy, sau cuộc bầu cử Thượng viện.
Đây sẽ là lần thứ ba mà ông Shinzo Abe công du Đông Nam Á từ khi nhậm chức. Lần đầu tiên là vào tháng Giêng, ít không lâu sau khi ông trở thành thủ tướng, với chuyến thăm Việt Nam, Thái Lan và Indonesia, và mới đây là chuyên công du Miến Điện hồi tháng Năm.
Theo các nhà phân tích, rõ ràng là Tokyo đang đẩy mạnh chính sách Đông Nam Á của mình bằng cách tăng cường quan hệ với các nước ASEAN. Mục tiêu chiến lược của ông Abe chính là hạn chế đà bành trướng của Trung Quốc, đang càng lúc càng lớn lối cả tại Biển Đông lẫn Biển Hoa Đông.
Vừa giúp đỡ các nước Đông Nam Á, mà cụ thể là Philippines về phương tiện, Tokyo vừa hậu thuẫn các nước bị Bắc Kinh lấn lướt trên bình diện chính trị ngoại giao theo hai hướng : ủng hộ việc nhanh chóng tiến tới một bộ quy tắc ứng xử ASEAN – Trung Quốc (COC), và kêu gọi các bên tranh chấp – và nhất là Trung Quốc – tôn trọng luật lệ quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS 1982.
Sự can dự tích cực của Nhật Bản vào vùng Đông Nam Á được cho là sẽ giúp Hoa Kỳ giảm bớt gánh nặng ngân sách trong việc triển khai chiến lược xoay trục qua Châu Á – Thái Bình Dương.
Trong cuộc họp báo hôm nay tại Manila, hai Bộ trưởng Quốc phòng Nhật – Phi - Onodera và Gazmin đã không ngần ngại hoan nghênh việc Hoa Kỳ tăng cường hiện diện quân sự tại châu Á.
Trọng Nghĩa
0 nhận xét:
Đăng nhận xét