Công nghệ Lidar Laser
từ phi cơ
|
Các nhà khảo cổ quốc tế vừa tìm thấy Mahendraparvata, thành phố cổ hơn 1.200 tuổi, nhờ một phương tiện kỹ thuật mới Lidar. Kỹ thuật này sử dụng tia Laser gắn trên phi cơ được các chuyên gia của trường Đại học Sydney- Úc đem tới Cam Bốt. Mahendraparvata cách không xa cố đô Angkor, thuộc tỉnh Siem Reap, vùng Tây Bắc Cam Bốt.
Lidar, công cụ khảo cổ mới
Xứ chùa Tháp có thể sắp trở thành đầu đề cho sự bàn tán của công luận, cũng như gây sự chú ý tò mò của khách du lịch tứ phương, khi giới truyền thông đưa tin về sự khám phá thành phố cổ Mahendraparvata đã có 1.200 tuổi, hiện nằm không xa cố đô Angkor thuộc tỉnh Siêm Riệp vùng Tây Bắc.
Trước đây cố đô Angkor có nhiều đền cổ nhỏ hơn trong khu vực gần Angkor Wat được khám phá bằng phương pháp truyền thống, tức là phải đi bộ nhiều tháng trong rừng núi rất gian khổ. Nhưng lần này các nhà khảo cổ học đã sử dụng kỹ thuật tiên tiến hơn, giúp rút ngắn thời gian, và có thể hình dung tương đối rõ ràng toàn bộ khu di tích dù nó hiện nằm dưới lớp cây rừng dày, thậm chí bị đất đá bao phủ.
Các nhà khảo cổ học
người Úc đã dùng một công cụ có tên là Lidar, được gắn trên phi cơ và có tia
Laser để hỗ trợ công cuộc tìm kiếm di tích 1.200 năm về trước đang nằm sâu trong
rừng rậm đầy mìn bẫy và lại ở trên núi cao. Nếu không có kỹ thuật Lidar, thì
việc tìm kiếm thành phố cổ Mahendraparvata có thể sẽ không diễn ra. Kỹ thuật này
cũng đã được sử dụng để tìm kiếm khu di tích Mayan ở Trung
Mỹ.
Theo các nhà khảo cổ, đây là một thành phố của người Khmer xây dựng trước cả Angkor Wat, sau đó các vương triều Khmer rời bỏ thành phố cổ này ở trên Phnom (núi) Kulen để xuống khu vực thấp hơn là đền Angkor. Cả thành phố cổ Mahendraparvata và Angkor Wat chịu ảnh hưởng nặng của Ấn Giáo.
Do chịu ảnh hưởng từ nền văn minh Ấn Độ ngày xưa, nên các vua chúa Khmer thường xây dựng thành, đền đài nằm trên ngọn núi cao. Điều mà họ nghĩ rằng sẽ gần Thượng Đế hơn. Và như thế rất hao tốn sức lực của dân trong nước.
Một điều cũng nên ghi nhận rằng, sau khi đền Angkor hoàn thành vào thế kỷ thứ 9, thì sinh lực quốc gia Khmer cũng suy kiệt, mở màn cho người Thái ở phía Tây thực hiện các cuộc xâm lấn kéo dài gần 500 năm. Lịch sử Khmer gọi đây là Thời Kỳ Đen Tối. Hậu quả là đế quốc Khmer suy tàn, và bỏ cả đế đô Angkor để về Phnom Penh đầu thế kỷ 20.
« Ồn ào » về thành phố cổ
Sự ồn ào do báo chí đưa tin về vụ khám phá một thành phố cổ đã khiến các nhà khảo cổ học trong cuộc phải lên lên tiếng, và báo chí tại Phnom Penh như tờ Cambodia Daily tường thuật lại ngày 17 tháng 6 vừa qua.
Theo ông Jean-Baptiste Chevance, người đứng đầu Hiệp Hội Phát Triển Khảo Cổ Học và cũng là chuyên gia hàng đầu trong toán công tác đang tiến hành dự án khai quật thành phố cổ Mahendraparvata, thì tờ báo Sydney Morning Herald có lẽ đã làm một việc gây nên sự rất nhạy cảm cho công luận khi họ cho chạy một đầu đề trên báo nói rằng có một “thế giới riêng biệt” tại Cam Bốt, và nào là sự “khám phá gây sửng sốt”. Đó là cách đưa tin phóng đại sự việc, ông Jean-Baptiste Chevance đã phán một câu như thế.
Thật ra, theo tiết lộ của người đứng đầu toán công tác, thì khu vực có thành phố cổ đã được biết cách đây gần một thập niên. Tuy nhiên, lúc đó không có mấy thông tin về di tích. Nhưng hiện nay, các nhà khảo cổ học đã biết được nhiều điều chính xác hơn cũng như việc tìm kiếm được mở rộng thông qua việc sử dụng công cụ Lidar.
Theo các nhà khảo cổ, đây là một thành phố của người Khmer xây dựng trước cả Angkor Wat, sau đó các vương triều Khmer rời bỏ thành phố cổ này ở trên Phnom (núi) Kulen để xuống khu vực thấp hơn là đền Angkor. Cả thành phố cổ Mahendraparvata và Angkor Wat chịu ảnh hưởng nặng của Ấn Giáo.
Do chịu ảnh hưởng từ nền văn minh Ấn Độ ngày xưa, nên các vua chúa Khmer thường xây dựng thành, đền đài nằm trên ngọn núi cao. Điều mà họ nghĩ rằng sẽ gần Thượng Đế hơn. Và như thế rất hao tốn sức lực của dân trong nước.
Một điều cũng nên ghi nhận rằng, sau khi đền Angkor hoàn thành vào thế kỷ thứ 9, thì sinh lực quốc gia Khmer cũng suy kiệt, mở màn cho người Thái ở phía Tây thực hiện các cuộc xâm lấn kéo dài gần 500 năm. Lịch sử Khmer gọi đây là Thời Kỳ Đen Tối. Hậu quả là đế quốc Khmer suy tàn, và bỏ cả đế đô Angkor để về Phnom Penh đầu thế kỷ 20.
« Ồn ào » về thành phố cổ
Sự ồn ào do báo chí đưa tin về vụ khám phá một thành phố cổ đã khiến các nhà khảo cổ học trong cuộc phải lên lên tiếng, và báo chí tại Phnom Penh như tờ Cambodia Daily tường thuật lại ngày 17 tháng 6 vừa qua.
Theo ông Jean-Baptiste Chevance, người đứng đầu Hiệp Hội Phát Triển Khảo Cổ Học và cũng là chuyên gia hàng đầu trong toán công tác đang tiến hành dự án khai quật thành phố cổ Mahendraparvata, thì tờ báo Sydney Morning Herald có lẽ đã làm một việc gây nên sự rất nhạy cảm cho công luận khi họ cho chạy một đầu đề trên báo nói rằng có một “thế giới riêng biệt” tại Cam Bốt, và nào là sự “khám phá gây sửng sốt”. Đó là cách đưa tin phóng đại sự việc, ông Jean-Baptiste Chevance đã phán một câu như thế.
Thật ra, theo tiết lộ của người đứng đầu toán công tác, thì khu vực có thành phố cổ đã được biết cách đây gần một thập niên. Tuy nhiên, lúc đó không có mấy thông tin về di tích. Nhưng hiện nay, các nhà khảo cổ học đã biết được nhiều điều chính xác hơn cũng như việc tìm kiếm được mở rộng thông qua việc sử dụng công cụ Lidar.
Ông Jean-Baptiste
Chevance nói công việc khai quật đã được tiến hành từ năm 2008, nhưng cái mới
nhất, gây ngạc nhiên nhiều cho công luận chính là sử dụng kỹ thuật Lidar do
trường Đại Học Sydney mang đến Cam Bốt. Phương tiện này rất tốn kém vì phải sử
dụng phi cơ.
Kỹ thuật Lidar giúp định vị các nét đặc trưng của khu di tích, tìm ra được hệ thống những con đường, các kênh đào, các con mương tiêu tưới nước, và khá nhiều ngôi đền cổ, tượng đài chung quanh. Tất cả điều này hợp thành một thành phố cổ mà ngày xưa các vua chúa Khmer rất chú trọng đến việc xây dựng hệ thống thủy lợi chung quanh các ngôi đền lớn hay thành lũy. Điều này còn cho thấy nền nông nghiệp lúc đó được quan tâm đặc biệt vì nuôi sống dân cư Khmer và họ tùy thuộc vào rất nhiều cho sinh kế.
Ai đã đi đến cố đô Angkor cũng thấy được một con kênh lớn chạy quanh khu di tích này, mặc dù nó không còn nguyên vẹn hình hài như lúc được xây dựng cách đây 900 năm.
Ngược dòng thời gian
Những ngôi đền cổ trên núi, những bức tượng mang hình thù con voi bằng đá được chạm khắc to lớn hơn người, những bức tượng cung nữ khiêu vũ…đều có liên hệ mật thiết đến một giai đoạn lịch sử quan trọng của người Cam Bốt cách đây hơn 1.000 năm.
Theo các nhà sử học thì khu vực Đông Nam Á thời cổ nổi danh vì có một nền văn minh mang tên Phù Nam. Phù Nam (Funan) là vương quốc Khmer cổ trước thời kỳ Angkor và chịu ảnh hưởng văn minh Ấn Độ. Vị trí Phù Nam nằm ở châu thổ sông Mekong thuộc Nam Việt Nam ngày nay. Và vương quốc này được thành lập vào thế kỷ đầu tiên sau Công Nguyên.
Phù Nam dựa vào tên có nguồn gốc bản xứ là Nakhor Phnom (Phnom theo nghĩa Khmer có nghĩa ngọn núi). Sau đó người Trung Hoa đến đây mua bán, giao dịch, và gọi lãnh thổ này với tên Funan trong các bản văn xưa cổ. Còn người Việt phát âm chữ Funan theo âm Hán-Việt thành ra Phù Nam.
Lúc cao điểm, Phù Nam và tất cả công quốc hợp thành có lãnh thổ bao phủ một vùng đất rộng lớn ở Đông Nam Á gồm các lãnh thổ của Cam Bốt, Nam Việt Nam hiện đại cũng như một phần Lào, Thái Lan, Miến Điện, và mở rộng đến bán đảo Ma Lay (gồm Nam Thái Lan và Tây Malaysia).
Sau giai đoạn Phù Nam, có một quốc gia mới nổi lên là Chân Lạp.
Chân Lạp được phát âm theo tiếng Khmer là Chenla, còn trong Hoa Ngữ gọi là Zhenla, và gọi theo âm Hán-Việt là Chân Lạp. Đầu tiên Chenla là một nhà nước phụ thuộc của Phù Nam (khoảng 550 năm sau Công Nguyên), trên 60 năm kế tiếp, Chenla đạt đến nền độc lập hoàn toàn và sau cùng chinh phục toàn thể Phù Nam. Thâu cả dân tộc và nền văn hóa Phù Nam vào Chenla.
Chân Lạp lại được chia thành hai khu vực thủy và địa Chân Lạp. Thủy Chân Lạp thuộc một phần Tây Nam bộ ngày này. Còn địa Chân Lạp thuộc Lào.
Theo nhiều học giả cho rằng đế quốc Khmer sau này có cội nguồn từ Phù Nam và Chân Lạp. Đế quốc Khmer đã phát triển rực rỡ trong vùng Đông Nam Á từ thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ 13. Thành phố cổ Mahendraparvata và cố đô Angkor là hai địa điểm nổi bật trong thời kỳ hưng thịnh của đế quốc Khmer.
Phạm Phan
Kỹ thuật Lidar giúp định vị các nét đặc trưng của khu di tích, tìm ra được hệ thống những con đường, các kênh đào, các con mương tiêu tưới nước, và khá nhiều ngôi đền cổ, tượng đài chung quanh. Tất cả điều này hợp thành một thành phố cổ mà ngày xưa các vua chúa Khmer rất chú trọng đến việc xây dựng hệ thống thủy lợi chung quanh các ngôi đền lớn hay thành lũy. Điều này còn cho thấy nền nông nghiệp lúc đó được quan tâm đặc biệt vì nuôi sống dân cư Khmer và họ tùy thuộc vào rất nhiều cho sinh kế.
Ai đã đi đến cố đô Angkor cũng thấy được một con kênh lớn chạy quanh khu di tích này, mặc dù nó không còn nguyên vẹn hình hài như lúc được xây dựng cách đây 900 năm.
Ngược dòng thời gian
Những ngôi đền cổ trên núi, những bức tượng mang hình thù con voi bằng đá được chạm khắc to lớn hơn người, những bức tượng cung nữ khiêu vũ…đều có liên hệ mật thiết đến một giai đoạn lịch sử quan trọng của người Cam Bốt cách đây hơn 1.000 năm.
Theo các nhà sử học thì khu vực Đông Nam Á thời cổ nổi danh vì có một nền văn minh mang tên Phù Nam. Phù Nam (Funan) là vương quốc Khmer cổ trước thời kỳ Angkor và chịu ảnh hưởng văn minh Ấn Độ. Vị trí Phù Nam nằm ở châu thổ sông Mekong thuộc Nam Việt Nam ngày nay. Và vương quốc này được thành lập vào thế kỷ đầu tiên sau Công Nguyên.
Phù Nam dựa vào tên có nguồn gốc bản xứ là Nakhor Phnom (Phnom theo nghĩa Khmer có nghĩa ngọn núi). Sau đó người Trung Hoa đến đây mua bán, giao dịch, và gọi lãnh thổ này với tên Funan trong các bản văn xưa cổ. Còn người Việt phát âm chữ Funan theo âm Hán-Việt thành ra Phù Nam.
Lúc cao điểm, Phù Nam và tất cả công quốc hợp thành có lãnh thổ bao phủ một vùng đất rộng lớn ở Đông Nam Á gồm các lãnh thổ của Cam Bốt, Nam Việt Nam hiện đại cũng như một phần Lào, Thái Lan, Miến Điện, và mở rộng đến bán đảo Ma Lay (gồm Nam Thái Lan và Tây Malaysia).
Sau giai đoạn Phù Nam, có một quốc gia mới nổi lên là Chân Lạp.
Chân Lạp được phát âm theo tiếng Khmer là Chenla, còn trong Hoa Ngữ gọi là Zhenla, và gọi theo âm Hán-Việt là Chân Lạp. Đầu tiên Chenla là một nhà nước phụ thuộc của Phù Nam (khoảng 550 năm sau Công Nguyên), trên 60 năm kế tiếp, Chenla đạt đến nền độc lập hoàn toàn và sau cùng chinh phục toàn thể Phù Nam. Thâu cả dân tộc và nền văn hóa Phù Nam vào Chenla.
Chân Lạp lại được chia thành hai khu vực thủy và địa Chân Lạp. Thủy Chân Lạp thuộc một phần Tây Nam bộ ngày này. Còn địa Chân Lạp thuộc Lào.
Theo nhiều học giả cho rằng đế quốc Khmer sau này có cội nguồn từ Phù Nam và Chân Lạp. Đế quốc Khmer đã phát triển rực rỡ trong vùng Đông Nam Á từ thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ 13. Thành phố cổ Mahendraparvata và cố đô Angkor là hai địa điểm nổi bật trong thời kỳ hưng thịnh của đế quốc Khmer.
Phạm Phan
0 nhận xét:
Đăng nhận xét