Ads 468x60px

Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2013

Đèn bằng chai nước chiếu sáng hàng triệu căn nhà

Đó là một ý tưởng sáng giá! Thợ cơ khí người Brazil Alfredo Moser dùng chai nhựa được đổ đầy nước, chất tẩy trắng và nguyên lý của phản xạ để chiếu sáng các căn phòng thiếu ánh sáng trong cả ngày.
Phát minh của ông sẽ được ứng dụng trong hơn 1 triệu căn nhà vào cuối năm nay và ông được vẻ vang cùng cuộc sống thay đổi của dân cư các nước nghèo.
Người thợ cơ khí có ý tưởng cho chiếc đèn “Moser” (chiếc đèn đặt theo tên của người thợ cơ khí này) trong suốt một giờ mất điện thường lệ trong nhà của ông tại thành phố của Uberaba, phía Nam Brazil vào năm 2002.
Alfredo Moser đã dùng các chai nhựa dẻo đổ đấy nước và ít chất tẩy trắng để chiếu sáng căn phòng của ông từ năm 2002 và hiện giờ ý tưởng này đã lan rộng trên khắp thế giới.
Người ta dự đoán rằng hệ thống chiếu sáng này của ông, hệ thống hoạt động chỉ sử dụng phản xạ của ánh sáng mặt trời, sẽ được ứng dụng trong hàng triệu căn nhà vào cuối năm nay.
Bí mật của chất lỏng chứa trong chai nhựa, thứ mà chúng ta thường vứt bỏ, là hai muỗng chất tẩy trắng được thêm vào nước, điều này làm nước sẽ không bị chuyển sang màu xanh do tảo khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
Ông Moser khoan một chiếc lỗ trong một viên ngói lợp mái và sau đó đẩy cái chai đã đổ đầy nước từ phía dưới lên, cái chai được gắn cố định bằng nhựa polyester, giúp nước không thể thấm qua chiếc “cửa sổ” bằng chai nước này trong phòng của mình.
Ông nói trên BBC World Servie rằng, phụ thuộc vào cường độ của ánh sáng mặt trời, chiếc đèn Moser này có thể chiếu sáng tương đương với một bóng đèn 40 đến 60W.
Alfredo Moser cho biết ở thành phố quê hương ông tại Uberaba, phía Nam Brazil chỉ có các nhà máy là có điện trong suốt mùa thiếu năng lượng.
Moser nói trên BBC World Service: “Nó là một cái đèn tuyệt diệu. Chúa ban tặng ánh sáng mặt trời cho mọi người, và ánh sáng là cho mọi người. Bất cứ ai muốn nó để tiết kiệm tiền bạc. Bạn sẽ không bị giật điện bởi nó, và nó chẳng tốn một xu nào cả”.
Ông Moser đã kiếm được vài đô la nhờ lắp đặt các bóng đèn tại siêu thị địa phương và tại các căn hộ của hàng xóm nhưng phát minh của ông không biến ông trở thành người giàu có.
Ông nói: “Ở đó có một người đàn ông, người đã lắp đặt các bóng đèn và trong vòng một tháng ông đã tiết kiệm đủ để chi trả những thứ thiết yếu cho con cái của mình, những đứa trẻ được sinh ra. Bạn có thể hình dung ra được không?”.
Vợ của ông, bà Carmelinda cho biết chồng bà rất khéo tay và thường tự làm những đồ đạc trong nhà và đã làm cả những chiếc bàn và ghế.
Illac Angelo Diaz, giám đốc sản xuất của Công ty MyShelter tại Philippin cũng khâm phục sự khéo léo của Moser.
Hội từ thiện dùng các vật liệu tái chế để xây các căn nhà và có vô vàn những chiếc chai được hiến tặng, được đổ đầy bùn để xây các bức tường và các chai được đổ đầy nước để tạo nên các ô cửa sổ.
Giờ thì các chai nước được kết hợp trên mái học theo phương pháp của Moser và cũng dạy cho người dân địa phương cách để tạo ra những thứ như vậy với mục đích kiếm một khoản tiền nho nhỏ.
Những chiếc đèn Moser đã ứng dụng trên hơn 140.000 căn nhà tại Philippin, nơi mà một phần tư dân số sống trong cảnh bần cùng, cũng giống như tại 15 quốc gia khác, gồm có Achentina, Ấn Độ, Fiji.
Ông Diaz tin rằng, hơn một triệu người đã lắp các đèn Moser trong năm 2013 và tin rằng người thợ cơ khí đã góp phần thay đổi cuộc sống của nhiều người trên khắp thế giới.  
“Có hay không việc nhận giải thưởng Nobel, chúng tôi muốn Moser biết rằng có vô vàn người khâm phục những gì ông đang làm”, Diaza nói.
Ông Moser nói với BBC rằng, ông chưa từng tưởng tượng ra phát minh của ông có một tác động như vậy, nhưng ông cảm thấy rất tự hào khi nghĩ đến rất nhiều người đang sử dụng loại đèn Moser của mình.
Theo Khoahoc

0 nhận xét:

Đăng nhận xét