Cảnh sát chìm Hà Nội bắt người biểu tình chống Trung Quốc. |
Năm 1552, nhà Lê dấy lên từ
Thanh Hóa, trong lúc này nhà Mạc hãy còn làm chủ miền Bắc, kể từ trấn
Sơn Nam trở ra (Ðông Nam Hà Nội, giáp ranh Thanh Hóa.) Nhà Lê muốn phục
hưng, phải tuyển lính ở ba phủ là Hà Trung, Thiệu Hóa và Tĩnh Gia thuộc
hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An.
Sau
này, nhà Lê đuổi được nhà Mạc ra khỏi Thăng Long, thì quân ở ba phủ
trên (tục gọi là lính tam phủ) được coi là thân binh hay ưu binh, nhất
binh; và được vua chúa tin dùng làm quân phòng vệ bởi họ đã đóng góp
nhiều công lao trong chiến đấu. Chính vì có công lớn, lại được vua chúa
nuông chiều, nên họ sinh ra thói kiêu căng, xem thường luật pháp.
Năm Giáp Dần (1674) đời Trịnh Tạc, bọn kiêu binh đã giết quan Tham Tụng Nguyễn Quốc Trinh và phá nhà Phạm Công Trứ.
Năm
Nhâm Dần (1782) Trịnh Sâm mất, Ðặng Thị Huệ và Hoàng Ðình Bảo (Quận
Huy) mưu lập Trịnh Cán lên làm chúa. Chỉ huy kiêu binh là Nguyễn Bằng
vào phủ chúa đánh ba hồi trống làm hiệu, quân ưu binh kéo đến vây phủ,
vào giết Hoàng Ðình Bảo, bỏ Trịnh Cán và Ðặng Thị Huệ, lập Trịnh Khải
lên làm chúa. Từ đó kiêu binh một ngày một hống hách, cậy công, cướp phá
các nơi, không ai dẹp được.
Kiêu binh lại cậy số đông, đứng ra đánh thuế, thu lợi nơi chợ búa, cửa ải, bến đò...
Tháng
Năm, 1786, quân Tây Sơn tiến ra Bắc, Lê-Trịnh tìm cách chống giữ, nhưng
kiêu binh lúc này đã quen thói kiêu căng, lại rất sợ chinh chiến, nên
lấy cớ chờ lương, để chần chừ không chịu tiến quân, khiến trong kinh
thành càng xôn xao lo sợ, ai nấy đều lo riêng cho thân mình tháo chạy.
Tháng Bảy, 1786, quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long, nhà Trịnh sụp đổ, nạn
kiêu binh cũng chấm dứt theo.
Tại miền Nam, vào đầu năm 1970, đã
dấy lên một phong trào kiêu binh, nói rõ là phong trào thương phế binh
đua nhau đi “cắm dùi” chiếm đất, ngang ngược và công khai mà chính quyền
hồi đó đành bó tay, không dám đụng đến họ vì sợ mất lòng quân đội đang
chiến đấu ở tiền tuyến.
Ðỗ Văn Lai, một thương binh BÐQ mù mắt, cùng
một số phế binh nặng, tại Trung Tâm Chỉnh Hình, trong chiến dịch chiếm
đất đã biểu tình, đòi chính phủ phải cứu xét lại quyền lợi của họ, trước
vật giá leo thang đắt đỏ.
Ở Sài Gòn, thương phế binh chiếm lề
đường Tú Xương, đóng cọc, chăng dây, che bạt chia nhau từng khu vực dựng
cây cất nhà bất hợp pháp chung quanh Bộ Xây Dựng Nông Thôn và Viện Quốc
Gia Phục Hồi, trong nghĩa trang Mạc Ðỉnh Chi, trên lề đường Lý Thái Tổ,
ngay trước trụ sở của Ủy Ban Quốc Tế Kiểm Soát Ðình Chiến, trên đường
Nguyễn Thông, nơi có hàng quán chợ trời.
Ngày 29 Tháng Ba, 1970,
một đại hội thương phế binh được triệu tập tại trường Quốc Gia Nghĩa Tử
quy tụ 300 đại diện TPB thi nhau tố cáo chính phủ đối xử với họ không
đúng mức. Tổng Hội Thương Phế Binh ra đời tại Sài Gòn, bầu TB Nguyễn
Ðịnh làm hội trưởng, TB Nguyễn Bính Thinh, tức nhà văn An Khê, làm phó,
và TB Ðinh Trung Thu, tổng thư ký. Thương phế binh đưa lý do nhiều người
chưa có nhà, họ có thể lập một ủy ban tranh đấu và có thể kéo tới chiếm
các khu đất khác như đất Chú Hỏa, ông Phụ Tá Nguyễn Cao Thăng và có thể
cả nhà... của ông tổng trưởng Bộ Cựu Chiến Binh nữa. Chủ tịch Thượng
Viện Nguyễn Văn Huyền có đến dự và nói trước đại hội rằng ông sẽ lấy tư
cách một đại diện dân cử để làm một điều gì tốt đẹp cho thương phế binh.
Tòa
Ðô Chính Sài Gòn thông báo, trong lúc chính phủ đang tìm những biện
pháp giúp đỡ các thương phế binh một số người đã lợi dụng anh em để mưu
cầu những lợi lộc riêng tư và phá rối an ninh trật tự công cộng.
Lợi
dụng sự tự do và dễ dãi trong chế độ dân chủ mà những người lãnh đạo
không thể nhân danh trật tự xã hội để đàn áp như trong các chế độ sát
máu, độc tài, một số nhỏ thương binh bị xúi giục, mua chuộc và có những
hành động quá khích làm mất lòng dân, vượt qua pháp luật, gây ra một
tình trạng rối ren tại hậu phương để tạo khó khăn thêm cho chính phủ
đương thời và tạo những hình ảnh không mấy tốt đẹp về người lính.
Nhiều
toán thương phế binh chiếm cả đất tư, chủ đất phải năn nỉ lạy lục chi
tiền, lo lót, họ mới “nhổ cọc, cuốn dây” đi tìm chỗ khác. Ở Nha Trang,
thương phế binh tràn ra bờ biển, cắm cọc chia lô ngay trên bãi biển.
Dưới
triều đại cộng sản, trong thời bình, vai trò của “quân đội nhân dân” bị
lu mờ và được đảng cho làm kinh doanh có miếng ngon để khỏi nhiễu sự,
“bộ đội cụ Hồ” ngày nay vừa lãnh lương lính vừa lãnh lương công ty. Hiện
tại, Bộ Quốc Phòng đang quản lý hơn 110 doanh nghiệp, hoạt động trên
nhiều lĩnh vực kinh doanh như: cơ khí, hóa chất; nông, lâm và hải sản;
điện, điện tử, viễn thông; dệt may, da giày; thực phẩm, đồ uống, dược
phẩm; thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ; thương mại và dịch vụ; xây dựng, vật liệu
xây dựng...
Ðảng cũng không thể dùng quân đội để đàn áp, dân
oan, biểu tình... nên đảng phải vịn vào công an như khẩu hiệu “còn đảng
còn mình” cũng có nghĩa là đảng sống còn phải nhờ vào sự bảo vệ của công
an. Bắt bớ, giam cầm người bất đồng chính kiến, còng tay người yêu
nước, đàn áp dân oan, đạp vào mặt người biểu tình, không ai khác hơn là
công an, người đầy tớ trung thành với đảng trong khi Hồ Chí Minh tuyên
truyền đảng là đày tớ của nhân dân.
Theo nghị định 44/2005/ND-CP
năm (2005) quy định cấp bậc của tư lệnh sư đoàn, hay chỉ huy trưởng BCH
quân đội cấp tỉnh (tương đương chức tiểu khu trưởng thời VNCH) chỉ là
đại tá, trong khi hiện nay công an đứng đường biên giấy phạt cũng đã là
đại úy, công an phường đã mang cấp bậc trung tá, công an huyện là đại
tá, và công an tỉnh mang “hàm” thiếu tướng đồng loạt trong trận “mưa ân
sủng” của đảng vừa qua. Chúng ta cũng nên biết giám đốc công an Hà Nội
trước đây là Trung Tướng Nguyễn Ðức Nhanh và Bộ Trưởng Công An Trần Ðại
Quang đang mang cấp bậc đại tướng (!).
Lực lượng công an CSVN
được tin cậy và nuông chiều như lực lượng trấn áp nhân dân của chế độ,
nên họ trở thành đám kiêu binh, hống hách, giết người không gớm tay.
Trên những bản tin trong nước, từ Hà Nội, Hà Giang, Hưng Yên đến Quảng
Nam, Khánh Hòa, Bình Dương... ở đâu cũng có chuyện công an đánh chết
người, mà công lý luôn luôn đứng về phía... đảng. Dân chủ ngày nay dưới
chính thể cộng sản có nghĩa là “mày là dân mà chúng tao là chủ!” Nói
theo lối “lưỡi gỗ” Tôn Nữ Thị Ninh thì dân là con cái trong nhà cần dạy
dỗ, mà gia nhân ra tay là bọn khuyển ưng cậy thế chủ mà làm càn.
Ở
hải ngoại này cần sự đoàn kết một lòng vì việc lớn, chúng ta ráng kềm
chế đừng ai cho mình là công thần trong quá khứ, sẽ tránh được nạn kiêu
binh.
Huy Phương
0 nhận xét:
Đăng nhận xét