Xe bán hàng rong dạo trong mưa. (Hình: Văn Lang) |
Văn Lang
Mưa
Sài Gòn nhìn từ những xóm nghèo, từ những quán cóc bình dân, nhìn từ
những mái hiên rách nát, để thấy “mưa gieo sầu nhân thế”...
Trạm xe buýt trời mưa, đông đúc những dân nghèo chen lấn khi xe vô trạm, dù chen lấn nhưng một đôi người vẫn ái ngại cố nhường cho một bà cụ già run lẩy bẩy vì lạnh tay xách nách mang giỏ bánh ít lên xe (chắc đem đi bán).
Trời mưa mịt mù, những chiếc xe Honda với người trùm áo mưa kín mít phóng đi vội vã, xe rẽ bánh những lằn nước đen kịt văng qua hai bên đường. Những chiếc xe đẩy bán hàng rong dạo vuốt mặt không kịp cố hối hả tìm nơi trú mưa. Một người lưng gù với cặp chân teo quắt oằn mình trên chiếc xe đạp ba bánh (chế lại) đạp bằng tay, trong mưa vẫn lâu lâu dừng lại ven đường, cố dùng cái móc sắt móc cái bọc ni-lông còn tốt trôi lềnh bềnh ngoài mưa cho lên cái bao tải treo bên hông xe.
Từ một mái hiên trú
mưa gần trạm xe buýt trên đường Tùng Thiện Vương quận 8, những cảnh đời
diễn ra trong mưa lần lượt hiện ra trước mắt chúng tôi như một cuốn phim
hiện thực được chiếu chậm.Trạm xe buýt trời mưa, đông đúc những dân nghèo chen lấn khi xe vô trạm, dù chen lấn nhưng một đôi người vẫn ái ngại cố nhường cho một bà cụ già run lẩy bẩy vì lạnh tay xách nách mang giỏ bánh ít lên xe (chắc đem đi bán).
Trời mưa mịt mù, những chiếc xe Honda với người trùm áo mưa kín mít phóng đi vội vã, xe rẽ bánh những lằn nước đen kịt văng qua hai bên đường. Những chiếc xe đẩy bán hàng rong dạo vuốt mặt không kịp cố hối hả tìm nơi trú mưa. Một người lưng gù với cặp chân teo quắt oằn mình trên chiếc xe đạp ba bánh (chế lại) đạp bằng tay, trong mưa vẫn lâu lâu dừng lại ven đường, cố dùng cái móc sắt móc cái bọc ni-lông còn tốt trôi lềnh bềnh ngoài mưa cho lên cái bao tải treo bên hông xe.
Chưa kịp thở dài cám cảnh thì một bàn tay nhỏ nhăn nheo, trắng bệch vì nước mưa đã chìa ra trước mắt chúng tôi. Cúi nhìn, hai em nhỏ đang nép vào nhau vì lạnh, cái ống lon với ít tiền lẻ cũng ướt sũng nước. Lục túi tìm trong cái bóp lép kẹp thời may còn được ít đồng lẻ. Chưa kịp cất bóp thì một xấp vé số đã có ai đó “dí” vào tận mặt...
Tại quán cà phê bình dân đầu hẻm, ông Mười nhìn mưa rơi, khoái trá cười nói oang oang:
- Mưa vầy chỉ tội cho đám dân nghèo nhập cư, mà sướng cho mấy thằng cha uống cà phê!
Sau khi “phán” một câu trớt quớt, thấy không ai hưởng ứng, ông Mười cũng “tự thưởng” cho mình một ly trà nóng và rít một hơi thuốc có vẻ khoan khoái lắm rồi lại tiếp tục giãi bày.
- “Con mẹ” Hoa thuê phòng trọ chỗ tôi, mưa cỡ vầy là gánh bún riêu ế nhệ. “Mẻ” thường gánh về nhờ bà con trong xóm ăn giùm, bán giá cũng phải chăng. Nhưng lần nào đem bún riêu qua cũng bị nhỏ con gái tôi từ chối, nó còn cấm ngặt không cho tôi ăn, vì sợ ba cái vụ hóa chất. Mà thiệt, chớ thấy “mẻ” đâm con cua nào mà sao vẫn có nồi riêu cua bán vậy trời?”
Ông Năm bóng nghe “thủng” câu chuyện liền quay qua nói với ông Mười:
- Bộ ông tưởng chỉ có bún riêu, hủ tiếu, phở mới có hóa chất độc hại chắc? Lâu nay ông uống cà phê hà rầm bộ không đọc báo về ba cái vụ cà...
Chưa dứt câu ông Năm bóng đã vội... cà-lăm, khi thấy bóng bà Tám bự chủ quán hầm hầm bước tới.
Bán hủ tiếu gõ trong mưa Sài Gòn. (Hình: Văn Lang) |
Tại một quán nhậu
bình dân, giáp ranh quận 8, với nhiều nhà trọ bình dân của công nhân
nhập cư. Hai vợ chồng chủ quán “Ốc” với giá 30 ngàn đồng một dĩa ngồi
nhìn trời mưa mà... ngáp dài. Xung quanh quán nước ngập lênh láng, khách
trong quán thì “le-nghoe” có “ba trự” ngồi từ lúc chưa mưa.
Chủ quán “Ốc” chỉ qua góc đường:
- Trời mưa, chỉ có mình thằng cha bán hủ tiếu gõ là đắt hàng, thằng nhỏ giao hủ tiếu bưng tô chạy “miệt mài” luôn!
Một ông khách nói tiếng Việt lơ lớ giọng Hoa:
- Vậy chú mầy mở quán nhậu “gõ” đi ! Mọi người bật cười, ngoài trời mưa vẫn tiếp tục rơi.
Ông người Hoa giọng Việt lơ lớ tiếp tục kể chuyện bên bàn nhậu bình dân:
- Bên quận Tám mình, lúc trước nhà dân mưa ngập, đắp cao lên nước tràn ra đường, nhà nước nâng đường lên, nước tràn vô nhà dân... Ðua riết, dân hết tiền phải bán nhà đi mua chỗ khác, nếu không thì tối ngày mưa xuống là lo tát nước ra đường.
Ông bạn nhậu của ông người Hoa, “góp chuyện”:
- Vậy công ty thoát nước của nhà nước nên đổi tên lại là công ty “đuổi nước”!
Ông người Hoa vỗ bàn, khoái trá:
- Mà thiệt! Nước bên đây đường, đắp cao lên thì chạy qua bên kia đường, đầu đường tới cuối đường, lòng vòng không có chỗ thoát nước lại quay về y chang chỗ cũ, một năm tốn biết bao nhiêu tiền!
Chủ quán “Ốc” chỉ qua góc đường:
- Trời mưa, chỉ có mình thằng cha bán hủ tiếu gõ là đắt hàng, thằng nhỏ giao hủ tiếu bưng tô chạy “miệt mài” luôn!
Một ông khách nói tiếng Việt lơ lớ giọng Hoa:
- Vậy chú mầy mở quán nhậu “gõ” đi ! Mọi người bật cười, ngoài trời mưa vẫn tiếp tục rơi.
Ông người Hoa giọng Việt lơ lớ tiếp tục kể chuyện bên bàn nhậu bình dân:
- Bên quận Tám mình, lúc trước nhà dân mưa ngập, đắp cao lên nước tràn ra đường, nhà nước nâng đường lên, nước tràn vô nhà dân... Ðua riết, dân hết tiền phải bán nhà đi mua chỗ khác, nếu không thì tối ngày mưa xuống là lo tát nước ra đường.
Ông bạn nhậu của ông người Hoa, “góp chuyện”:
- Vậy công ty thoát nước của nhà nước nên đổi tên lại là công ty “đuổi nước”!
Ông người Hoa vỗ bàn, khoái trá:
- Mà thiệt! Nước bên đây đường, đắp cao lên thì chạy qua bên kia đường, đầu đường tới cuối đường, lòng vòng không có chỗ thoát nước lại quay về y chang chỗ cũ, một năm tốn biết bao nhiêu tiền!
Góc phố Sài Gòn trong mưa đêm. (Hình: Văn Lang) |
Nghe câu chuyện bên
bàn nhậu bình dân một buổi chiều mưa, chúng tôi nhớ lại lời của một
người kỹ sư trong ngành xây dựng. Anh ta đã nói với chúng tôi, tham
nhũng ở đất nước này báo chí trong nước đã viết ra tuy rất ghê gớm,
nhưng sự lãng phí tiền thuế của dân trong những công trình công cộng vô
ích đó mới thực sự là lớn lao và chua xót.
Cơn mưa chiều Tháng Sáu vẫn chưa dứt, quán lại xuất hiện một bà bán vé số dầm mưa ướt lướt thướt đi vào. Sau khi nài nỉ mấy ông nhậu mua giùm mấy tấm vé số ế, bán hết mấy tấm số, bà bán số tuổi sồn sồn nói giọng Bắc (mới), gióng giả:
- Trời mưa thế này, chỉ sướng mấy ông cán bộ, có nhà cao cửa rộng cho thuê, tháng tháng đi thu tiền chả phải làm gì!
Lời bà bán vé số bị chìm đi trong tiếng mưa khi trời chợt mưa mau, tiếng mưa sầm sập, đất trời tối dần trong làn mưa giăng mịt mùng...
Nếu Tháng Sáu trời mưa, xin em hãy lạy trời hãy tạm ngưng mưa, vì mưa Sài Gòn thường lắm nỗi đa đoan. Mưa có thể không gieo sầu nhân thế cho những nhạc sĩ, thi nhân mang trái tim lãng mạn. Nhưng mưa chắc chắn sẽ làm cho dân nghèo thành thị đã buồn lại càng thêm... khổ.
Cơn mưa chiều Tháng Sáu vẫn chưa dứt, quán lại xuất hiện một bà bán vé số dầm mưa ướt lướt thướt đi vào. Sau khi nài nỉ mấy ông nhậu mua giùm mấy tấm vé số ế, bán hết mấy tấm số, bà bán số tuổi sồn sồn nói giọng Bắc (mới), gióng giả:
- Trời mưa thế này, chỉ sướng mấy ông cán bộ, có nhà cao cửa rộng cho thuê, tháng tháng đi thu tiền chả phải làm gì!
Lời bà bán vé số bị chìm đi trong tiếng mưa khi trời chợt mưa mau, tiếng mưa sầm sập, đất trời tối dần trong làn mưa giăng mịt mùng...
Nếu Tháng Sáu trời mưa, xin em hãy lạy trời hãy tạm ngưng mưa, vì mưa Sài Gòn thường lắm nỗi đa đoan. Mưa có thể không gieo sầu nhân thế cho những nhạc sĩ, thi nhân mang trái tim lãng mạn. Nhưng mưa chắc chắn sẽ làm cho dân nghèo thành thị đã buồn lại càng thêm... khổ.
Văn Lang
0 nhận xét:
Đăng nhận xét