Luật gia Lê Hiếu Đằng |
Trần Khải
Luật gia Lê Hiếu Đằng sau khi phổ biến bàì viết “Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh...” bỗng nhiên rơi vào giữa một giao
lộ (có thể là ngã tư, ngã sáu, hay ngã bảy) và nằm mai phục khắp
các ngã đường là nhiều tay súng bắn tỉa (và dĩ nhiên, có cả đại
pháo, cà nông). Vấn đề chúng ta có thể thấy rằng, bất kỳ đảng viên
nào công khai kêu gọi lập đảng đối trọng như ông Lê Hiếu Đằng đều
phải lãnh đạn bắn từ mười phương tám hướng.
Chuyện báo chí chính thống như tờ Nhân Dân, tờ Quân
Đội Nhân Dân... viết bài chỉ trích ông Lê Hiếu Đằng cũng là chuyện
dễ hiểu. Vì có rất nhiều người muốn gìn giữ sổ hưu cho nặng ký,
bất chấp đất nước này có trôi tuột theo Biển Đông (nói về chính
trị, khi Bắc thuộc thêm lần nữa) hay là sẽ bị ngập nước triều cường
như Sài Gòn ngày mưa lớn (nói về kinh tế, khi các quả đấm thép của
chính phủ giộng vào mặt nhân dân thêm nhiều quả nợ xấu)...
Cũng có nhiều người nghi ngờ lòng ông Lê Hiếu Đằng
bất trắc (hay là chụp mũ? Cũng là sương mù khó hiểu). Nhưng thực sự
rằng, ông Lê Hiếu Đằng cũng mấp mé 80 tuổi rồi. Lòng ông có bất
trắc là bất trắc với ai?
Có phải Luật gia Lê Hiếu Đằng muốn mời gọi mọi
người ghi tên vào Đảng Dân Chủ Xã Hội mới thành lập để sẽ lộ danh
sách đảng viên cho CSVN bố ráp? Không, thời này không có gì bí mật
nữa. Cái mà chúng ta tưởng bí mật, thực ra công an vẫn ngày đêm quan
sát, theo dõi, nghe lén điện thoại, tìm đọc email -- nếu không nghe
được 9 phần, thì cũng là 5 phần. Và công an có thể đoán rằng những
bước đi của ông Lê Hiếu Đằng tất nhiên phải là như thế, không thể
khác hơn.
Và những việc ông Lê Hiếu Đằng, một người có 45
tuổi Đảng CSVN, làm trong những năm gần đây cho thấy ông không hề làm
gì bí mật. Tất cả các lá bài đều lật ngửa hết. Không giấu bài,
không chơi gian, không nói lận (nghĩa là, trái hẳn với những người
Cộng Sản mà dân mình ưa nói theo TT Thiệu là đừng tin những gì CS
nói, mà hãy nhìn kỹ những gì CS làm).
Khi phản đối Trung Quốc lấn biển, ông Lê Hiếu Đằng
cùng nhiều nhà trí thức xuống đường, biểu tình chống TQ. Khi công an
tấn công, vây bắt, đàn áp... ông Lê Hiếu Đằng liền trả lời phỏng vấn
trên Đài VOA ngày 12-12-2012 rằng, "Việt Nam vi phạm nhân quyền khi
trấn dẹp biểu tình chống Trung Quốc."
Rõ ràng, ông Lê Hiếu Đằng là một mô hình đi trước,
bằng những bước chân xuống phố và các biểu ngữ chống Tàu cầm theo.
Ông và các trí thức lão niên lúc đó chỉ đi được mấy khu phố Sài
Gòn và Hà Nội, không hô khẩu hiệu vang xa nổi, nhưng cũng bị công an
đàn áp thê thảm – lúc đó, nhà thơ Nguyễn Quốc Thái bị côn đồ đưa
chân đạp cho té xe, làm tai nạn giả để bắt về đồn công an Quận 3 ở
tới chiều ngày 9/12/2012 mới cho về.
Ông Đằng kể lại, và bản tin trên Đài BBC ngày
10-12-2012 ghi nhận, trích:
“Một loạt nhân sĩ, trí thức ở TP. HCM công khai chỉ
trích chính quyền thành phố “bắt bớ, trấn áp, bao vây” những người
dẫn dắt cuộc biểu tình sáng Chủ nhật 9/12.
Ông Lê Hiếu Đằng, từ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, và
ông Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, nói họ đã
bị công an “trấn áp thô bạo”.
Hành động lên án của hai người gây chú ý trong dư
luận vì đây đều là những người nhiều năm gắn bó với Đảng Cộng sản
Việt Nam.
Trong thư đăng trên mạng internet, ông Lê Hiếu Đằng,
từng là Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP. HCM, nói ông muốn
“tố cáo trước công luận trong và ngoài nước hành động bắt bớ, trấn
áp, bao vây các thành viên đứng tên trong thông báo tổ chức cuộc
mitting vào sáng ngày Chủ nhật”...
Ông nói GS. Tương Lai, “đã bị công an phường Tân Phong,
Q7 dùng vũ lực cưỡng ép bắt về phường và sau đó truy đuổi đến tận
nhà”.
“Đây là một hành động trấn áp vô nhân đạo đối với
một trí thức đã có nhiều cống hiến như GS. Tương Lai, lại đang bị
bạo bệnh.”
Theo ông Lê Hiếu Đằng, bản thân ông cùng các ông Hồ
Ngọc Nhuận, Lê Công Giàu, Cao Lập “đã bị lực lượng công an chìm nổi
bao vây không cho ra khỏi nhà”.
Ông Đằng dẫn thêm tên một số người khác mà theo ông
“trên đường đi đều bị công an chặn lại, dùng vũ lực khống chế áp
tải về đến tận nhà”...”(hết trích)
Trong khi các trí thức lão niên gần như bị quản thúc
tại gia như thế, các bạn trẻ đã có những bước tiếp nối tuyệt vời,
vượt qua cả biên giới lãnh thổ. Các bạn trẻ đã đi tới Bangkok, tới
Singapore, tới Kuala Lumpur... trong cương vị đại diện cho Mạng Lưới
Blogger Việt Nam để nói lên những gì mà đồng bào không được nói.
Nếu nói rằng ông Lê Hiếu Đằng muốn lập “đảng cuội”
để gài bẫy, là xem thường giới trẻ quá. Họ thuộc thế hệ mới, ngay
cả khi có vào bất kỳ đảng tân lập nào đi nữa, thì đảng mới đó sẽ
là đảng của họ, với suy nghĩ và cách hành động rất riêng của họ.
Và họ làm những việc đó công khai, theo kiểu riêng của họ.
Nếu ông Lê Hiếu Đẳng lập đảng, chắc chắn bản cương
lĩnh đảng sẽ không do ông hay thế hệ của ông soạn thảo nữa. Đó là
điều nên thấy. Và dĩ nhiên, phương pháp làm việc của Đảng Dân Chủ Xã
Hội (nếu tồn tại được) cũng sẽ do các thế hệ trẻ hơn thực hiện.
Và có thể, họ sẽ lập một đảng thứ 3, vì họ là những người suy
nghĩ độc lập, và đã hành động rất mực sáng tạo – như họ đã chứng
tỏ được.
Hãy nhớ rằng, nhiều tháng trước khi ông và trí thức
bị đàn áp như nêu trong sự kiện trên, ông Lê Hiếu Đằng vào ngày
13-6-2012 đã trả lời phỏng vấn trên Đài RFA, kêu gọi Quốc Hội CSVN
công nhận quyền sở hữu đất của người dân, và đặc biệt ông nêu lên
tình hình cơ nguy Bắc thuộc thấy rõ. Ông trả lời cô Quỳnh Chi của RFA
lúc đó, trích:
“Quản lý Nhà nước tôi thấy buồn cười là người Trung
Quốc đến làm bè để nuôi cá rồi sau đó rút đi mà cũng không ai biết.
Theo chủ trương hiện nay, người đứng đầu Nhà nước phải chịu trách
nhiệm. Nhất là việc Trung Quốc đi vào Việt Nam từ vùng rừng núi cho
đến Cà Mau, rồi bây giờ đến Cam Ranh thì nguy cơ độc lập dân tộc bị
đe dọa hết sức lớn.
Dân rất lo nhưng các vị lãnh đạo có lo không? Bởi
trong lực lượng Trung Quốc vào Việt Nam có bao nhiêu là dân sự? bao
nhiêu quân sự? tình báo? Những việc này phải kiểm điểm một cách
nghiêm túc, nhất là bộ Quốc phòng, bộ Công an.Trong khi dân biểu tình
yêu nước thì lại đàn áp còn những việc đó thì không để ý...”(hết
trích)
Còn lời kêu gọi đa nguyên, đa đảng đã được ông Lê
Hiếu Đằng nói từ lâu rồi, đâu có phải chỉ khi viết lên gần đây.
Ông Lê Hiếu Đằng đã nói trên Đài RFI vào ngày
15-11-2012 qua bài phỏng vấn được đài này đặt tựa đề rất minh bạch
là “Luật gia Lê Hiếu Đằng: Thay đổi thể chế để tránh một vị Nguyễn
Tấn Dũng khác.”
Ông Đằng nói thẳng như thế, không quanh co gì hết. Ông
chấp nhận bị xe tông, bị côn đồ mai phục... Bài phỏng vấn trên RFI
lúc đó nêu rất rõ, không xu nịnh, không đánh cuội, mà chỉ thẳng vào
ung nhọt là thể chế chính trị. Ông Đàng nói, trích như sau:
“...Vấn đề ở chỗ «lỗi hệ thống». Nếu muốn không có
một vị Nguyễn Tấn Dũng nữa với những thiếu sót đó, thì phải thay
đổi thể chế. Ở đó phải thực hiện được những quyền dân chủ của
người dân, Quốc hội cho ra Quốc hội, Mặt trận và các đoàn thể cho ra
Mặt trận và các đoàn thể, và xây dựng ba vấn đề.
Một là Nhà nước pháp quyền, hai là xã hội dân sự,
và ba là nền kinh tế nhiều thành phần. Thì tự nhiên xã hội sẽ lành
mạnh, theo xu hướng tiến bộ hiện nay là dân chủ xã hội. Đó là khuynh
hướng không thể nào cưỡng lại được đâu. Dù có muốn ngăn chận, nhưng
đó là xu hướng tiến bộ của loài người.
Chứ còn nếu muốn chống tham nhũng mà không tam quyền
phân lập, rồi ruộng đất thì vẫn nói là sử hữu toàn dân, thì sẽ
tiếp tục tham nhũng. Nhất là trong vấn đề ruộng đất...”(hết trích)
Do vậy, rất dễ hiểu khí có bài viết "Suy nghĩ
trong những ngày nằm bịnh" – và những lời ông Lê Hiếu Đằng nói
trên đài RFI từ năm ngoái cho chúng ta hiểu được tại sao, sau bài “Suy
nghĩ...” đó, chúng ta thấy ngay bài viết “Phá xiềng” của ông Hồ Ngọc
Nhuận.
Đừng nói rằng ông Lê Hiếu Đằng đối lập cuội. Xin
nhớ rằng, Đảng CSVN không bao giờ muốn có những lời trả lời phỏng
vấn nói thẳng, nói thật như thế trên RFI, RFA, VOA, BBC như ông Đằng đã
nói.
Ông không tìm lời khéo như những người khác. Ông đã
một thời là thuốc đắng của chế độ VNCH, và bây giờ, dưới mắt CSVN,
ông cũng trở thành một liều thuốc đắng khác cho nhà nước toàn trị
Hà Nội.
Lịch sử sẽ dễ dàng quên đi những Nguyễn Phú Trọng,
những Trương Tấn Sang, những Nguyễn Tấn Dũng, nếu nhóm
Trọng-Sang-Dũng vẫn cứ ì ra như thế này... nhưng những người như Lê
Hiếu Đằng, như GS Tương Lai, như nhà thơ Nguyễn Quốc Thái, như các vị
giáo sư ở trang Bauxite VN, và như giới trẻ trong Mạng Lưới Blogger
Việt Nam sẽ có một vị trí độc đáo trong lịch sử.
Hãy nhớ, cụ Phan Bội Châu và cụ Phan Châu Trinh không
phải là những người thành công. Sự nghiệp của 2 cụ Châu bị dở dang.
Nhưng vị trí của 2 cụ là bất tử, hơn xa rất nhiều người dám tự
nhận là “thành công trong lịch sử”...
Bây giờ, người ta cũng không nhiều hy vọng ông Lê Hiếu
Đằng có thể có thành công vang dội nào. Ông không giữ quyền lực như
Gorbachev; điều này ai cũng thấy. Nhưng bây giờ đã thấy, đang thấy và
sẽ thấy những người nối tiếp...
Tới luôn bác Đằng. Bác Đằng năm ngoái đã chỉ đi
được vài bước ngắn, những bước đã suy yếu của tuổi già và suy
bệnh, trên phố Sài Gòn... nhưng bác đã là cảm hứng cho những người
trẻ tìm ra những bước đi riêng, vượt ra cả ngoài tầm tiên đoán của
công an.
Tới luôn bác Đằng. Bác Đằng năm nay đã không đi bộ
nổi nhưng đã có một kiểu nằm rất là độc đáo, nằm bịnh -- nhưng đủ
sức để làm cho toàn Đảng CSVN phải nhức đầu kinh hoảng, phải cho bắn
tỉa, phải mai phục tứ phương.
Tới luôn bác Đằng. Dân tộc đang quan sát
và chờ đợi những người như bác. Và hãy tin là sẽ có rất nhiều
người đi tiếp bước chân của bác.
Trần Khải
0 nhận xét:
Đăng nhận xét